Hóa đơn xăng dầu bán lẻ có cần hợp đồng năm 2024

Cho tôi hỏi: Có phải xuất hóa đơn xăng dầu sau từng lần bán lẻ không? Thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu là khi nào? (Câu hỏi của anh Tài ở Hưng Yên)

Có phải xuất hóa đơn xăng dầu sau từng lần bán lẻ không?

Tại Mục 1 Công văn 5468/TCT-DNL năm 2023 có hướng dẫn thực hiện quy định hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

1. Tổ chức quán triệt đầy đủ, kịp thời tới từng lãnh đạo, công chức trong đơn vị về quan điểm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên để nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm tổ chức, cá nhân của cán bộ, công chức tại đơn vị trong việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đặc biệt là quy định về lập hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là một trong các nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng phải thực hiện. Giao đồng chí Cục trưởng Cục Thuế trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ này đến các đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo Phòng, Chi cục Thuế và cán bộ công chức nghiên cứu kỹ nội dung công văn số 13384/BTC-TCT và chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại công văn số 5080/TCT-DNL để tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai tới doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.

Như vậy, việc xuất hóa đơn xăng dầu sau từng lần bán lẻ tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu là bắt buộc mà Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố yêu cầu quán triệt thực hiện.

Thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu là khi nào?

Tại điểm i khoản 4 quy định về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

......

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

.....

  1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
......

Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.

Khi lập và sử dụng hóa đơn điện tử cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Theo quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế.

- Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung.

Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

- Trước khi sử dụng hóa đơn, biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành.

Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành.

- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế.

- Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Dữ liệu hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dữ liệu chứng từ khi thực hiện các giao dịch nộp thuế, khấu trừ thuế và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm.

Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Tổ chức thu phí, lệ phí được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thu phí, lệ phí. Biên lai được ủy nhiệm cho bên thứ ba vẫn ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm và phải thông báo cho cơ quan thuế khi thông báo phát hành biên lai.