Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử - Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6.

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

Câu hỏi giữa bài

Luyện tập & Vận dụng

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Tư liệu hiện vật là

A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

1.2. Tư liệu chữ viết là

A. những hình khắc trên bia đá.

B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.

C. những hình về trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.

D. những câu chuyện cổ tích.

1.3. Truyền thuyết “Sơn Tỉnh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của đân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

1.4. Hình 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) (trang 12, SGK) thuộc loại tư liệu nào?

A. Tư liệu hiện vật.                                       B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu chữ viết.                                       D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.

Trả lời:

1.1. A

1.2. B

1.3. D

1.4. D

Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Các nhà sử học chỉ cần dựa vào phán đoán của mình về hiện vật, sự kiện, nhân vật lịch sử,... để phục dựng lại lịch sử.

B. Các nhà sử học dựa vào các nến văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.

C. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.

D. Các nhà sử học phục dựng lại lịch sử mà không cần dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà địa chất học, sinh vật học, động vật học.

E. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.

G. Tư liệu gốc là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.

H. Tư liệu gốc là những thông tin đấu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

I.. Tư liệu gốc là những di tích, danh thẳng thiên nhiên, công trình kiến trúc của người xưa còn được bảo tồn đến ngày nay. 

Trả lời:

- Câu đúng về nội dung lịch sử là: B, C, G, H, I

- Câu sai về nội dung lịch sử là: A, D, E

Câu 3: Hãy ghép nguồn sử liệu ở cột A với khái niệm, ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

Trả lời:

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

B- Tự luận

Câu 1: Theo em, những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử? Hãy nêu ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sửlà tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết. Ngoài ta còn các nguồn tư liệu khác có thể sử dụng như phim ảnh, ghi âm, băng ghi hình, ngôn ngữ,...

- Ví dụ đoạn tư liệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập là minh chứng sống động cho tư liệu chữ viết thể hiện miềm tin sâu sắc của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 2: Các nguồn sử liệu có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu lịch sử?

Trả lời:

Mỗi nguồn xử liệu đều cho biết hoặc tái hiện lại một phần cuộc sống trong quá khứ. Nếu tìm được nhiều loại tư liệu thì có thể phục dựng lại quá khứ một cách đầy đủ hơn.

Câu 3: Hãy cho biết những tư liệu lịch sử dưới đây thuộc loại sử liệu nào? Vì sao?

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

Trả lời:

  • a và d vừa là tư liệu hiện vật vừa là tư liệu gốc vì nó là hiện vật vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
  • b là tư liệu truyền miệng vì đó là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác.
  • c là tư liệu chữ viết vì đó là bản Chiếu dời đô được vua Lý THái Tổ viết.

Câu 4: Từ đoạn tư liệu dưới đây, em có nhận xét gì về vai trò của lịch sử?

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

Trả lời:

Từ đoạn tư liệu cho thấy lịch sử phản chiếu các sự việc đã xảy ra, lịch sử phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Bên cạnh đó, không thể thiếu vai trò của lịch sử, nó là tấm gương để răn dạy đời sau, giúp người đời sau tự rút ra những bài học kinh nghiệm. Sử là cái gương cho muôn đời.

Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử - Kết nối tri thức

Trang trước Trang sau

  • Giải Lịch sử 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử
  • Video giải Lịch sử 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử
  • Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử
  • Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 (có đáp án): Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử

Video Giải Lịch sử 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử - sách Kết nối tri thức - Cô Phí Thị Hồng (Giáo viên Tôi)

Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch Sử 6 Bài 2.

Quảng cáo

Câu hỏi giữa bài

Luyện tập & Vận dụng

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Lịch sử 6 Bài 2 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Quảng cáo

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo và Cánh diều khác:

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử (hay, chi tiết)

1. Tư liệu hiện vật

- Khái niệm: tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

- Ý nghĩa: cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.

2. Tư liệu chữ viết

- Khái niệm: tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

- Ý nghĩa: ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

3. Tư liệu truyền miệng

- Khái niệm: tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Để khởi phục và dựng lại lịch sử các nhà

- Ý nghĩa: tuy không cho biết chính xác thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

4. Tư liệu gốc

- Khái niệm: tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

- Ý nghĩa: đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử (có đáp án)

Câu 1.Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. di tích, đồ vật… của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D.

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật…của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. (SGK Lịch Sử 6- trang 11).

Câu 2.Tư liệu chữ viết là

A.những câu chuyện cổ tích do người xưa tưởng tượng ra.

B. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

D. những bản ghi; sách được in,…từ quá khứ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D.

Lời giải: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).

Câu 3. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

C. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai.

D. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C.

Lời giải: Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.

Câu 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D.

Lời giải: Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) là những bia đá ghi tên tuổi, năm thi đỗ của người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 – 1779). Qua đó các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như nền giáo dục nước ta thời kì đó.

Câu 5. Tư liệu truyền miệng bao gồm

A. những câu chuyện thần thoại được truyền từ đời này qua đời khác.

B. những di tích, đồ vật do người người xưa để lại.

C. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

D. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A.

Lời giải: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác gọi là tư liệu truyền miệng (SGK Lịch Sử 6 – Trang 13).

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau