Đề thi môn tiếng việt lớp 5 học kỳ 1

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án bao gồm 30 đề thi được Tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 5 dùng để ôn tập môn Tiếng Việt. Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt này cũng là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô giáo sử dụng để làm đề ôn tập cho các em học sinh.

Các đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt sau đây đầy đủ các phần Đọc, hiểu trả lời câu hỏi, Chính tả, Tập làm văn để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì đạt kết quả cao. Sau đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (7 điểm) (Thời gian làm bài: 35 phút)

Đọc thầm bài văn sau:

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!” Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

– Ông cụ là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

– Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

– Không, ông ấy không phải là ba tôi – Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại – Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

– Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ?

– Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 1:

  • Láy tiếng: te te
  • Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
  • Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.

Câu 2:

  • đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
  • đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
  • đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra.
  • đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
  • đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua …
  • đánh chén: ăn uống.

Câu 3:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
            TN                CN                  VN

b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
            TN         CN               VN

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
          TN          TN                     CN           VN                                      VN

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
           TN      CN           CN            CN                 VN

Câu 4:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít … Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.

Câu 5:

  • “Những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. (1 điểm)
  • Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 – 7 điểm)
  • Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm)

Lưu ý:

  • Không đúng thể loại không cho điểm.
  • Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp.

Gợi ý cho phần cảm thụ:

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

>> Tham khảo bộ đề thi lớp 5 mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm học 2018 – 2019

Câu 1 (4 điểm)

Cho các kết hợp 2 tiếng sau:

Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.

Hãy:

a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.

b) Phân loại các từ ghép đó.

Câu 2 (4 điểm)

Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4 – tập 2) có câu:

“Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.”

Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn.

Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”.

Câu 3 (4 điểm)

Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu.

a) Dựa vào nghĩa của từ hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên.

b) Xếp thành các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm

Câu 4 (4 điểm)

Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

b) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

Câu 5 (9 điểm)

Trong bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

“Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.”

Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp từ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2 – TIẾNG VIỆT – LỚP 5

Câu 1:

a) (2đ) Mỗi từ tìm đúng cho 0,2 đ

Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán

Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.

b) (2đ) Phân loại đúng mỗi từ cho 0,2đ

– Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán.

– Từ ghép tổng hợp: Xe cộ, múa hát, bánh kẹo.

Câu 2:

a) (2đ) Các tính từ có trong câu văn là: béo, thơm, ngọt, già.

b) (2đ) Các từ “cái béo”; “mùi thơm” thuộc từ loại Danh từ.

Câu 3: Dựa vào nghĩa của từ ta xếp được:

Nhóm 1: Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người:

Vạm vỡ, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, gầy, khoẻ, cao, yếu.(1đ)

Nhóm 2: Từ chỉ phẩm chất, tính tình của con người:

Trung thực, đôn hậu, trung thành, phản bội, hiền, cứng rắn, giả dối. (1đ)

Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 2 điểm

a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

TN                           CN                VN1             VN2

b) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá

CN                     VN1                                           VN2

Câu 5:

– HS nêu được ý nghĩa của hạt gạo: Làm ra hạt gạo trải qua bao thử thách của thiên nhiên, tình yêu của con người. (3đ)

– Nêu được điệp từ “có” tác dụng: nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên. (2đ)

– Nêu được hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ >< mẹ em xuống cấy và tác dụng của hình ảnh đối lập. (4đ)

I. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm):

Chuyện một khu vườn nhỏ

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ ngậy cứ như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng : Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

– Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo VĂN LONG.

B- DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI HỌC, KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG.

1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

A. Bé Thu thích ra ban công để hóng gió.

B. Bé Thu thích ra ban công để nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

C. Bé Thu thích ra ban công để ngắm cảnh.

2. Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?

A. Cây quỳnh , cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.

C. Cây quỳnh , cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

3. Cây đa Ấn Độ có đặc điểm gì nổi bật?

A. Cây đa Ấn Độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt.

B. Cây đa Ấn Độ lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.

C. Cây đa Ấn Độ thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra.

4. Vì sao bé Thu lại chưa vui dù ban công có nhiều cây như vậy?

A. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu có ít cây.

B. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.

C. Vì cái Hằng bảo ban công nhà Thu không có hoa đẹp.

5. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

A. Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng thấy một loài chim đẹp.

B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.

C. Vì bé Thu muốn nói ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.

6. Trong câu “Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Đại từ Nó thay thế cho từ ngữ nào?

A. Mấy con sâu.

B. Cành lựu.

C. Chú chim lông xanh biếc.

7. Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi , đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”?

A. Ơi.

B. Đây.

C. Và.

8. Cặp quan hệ từ “ Vì…nên…” trong câu “ Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?

A. Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.

B. Biểu thị quan hệ tương phản.

C. Biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả.

II. ĐỌC (1 điểm)

III. Chính tả: (2 điểm).

IV. Tập làm văn: (3 điểm) 25 phút.

Em hãy tả thầy giáo (hoặc cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

A. Phần đọc

1: Đọc thành tiếng (1 điểm) (HS đọc khoảng 75 chữ / 1 phút)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.0,25 điểm

Đọc diễn cảm 0,25 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm

Cộng 1 điểm

– Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

– Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

2: Đọc hiểu (4 điểm) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

B

C

C

C

A

B. Phần viết (5 điểm)

1. Chính tả (2,0 điểm)

– Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ. (2 điểm).

– Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm

– Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (3,0 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu bài: Giới thiệu được người định tả? (0,5 điểm)

2. Thân bài

Tả bao quát (hình dáng, ……(1,25 điểm)

Tả tính tình (0,75 điểm)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của về người vừa tả. (0,5 điểm)

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, các em học sinh tham khảo đề cương và các đề ôn tập sau:

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng việt lớp 5 
  • Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng việt lớp 5 – Đề 1
  • Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng việt lớp 5 – Đề 2
  • Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng việt lớp 5 – Đề 3

Tham khảo thêm các đề sau đây:

  • Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2018 – 2019
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2016 – 2017 theo Thông tư 22
  • 29 đề ôn tập Toán lớp 5
  • Tuyển tập 32 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5
  • Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Vạn Phước 2

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 5. Những đề thi này được Tip.edu.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

  • Bạn có tiềm năng trở thành học sinh giỏi môn nào?
  • Loài vật nào ngủ quên trong tâm hồn bạn?
  • Đoán nghề nghiệp tương lai của bạn qua những bức ảnh
  • Bạn sẽ là bạn gái tương lai của ai trong BTS
  • Thử tài với 10 câu hỏi đố vui “siêu xoắn”