Dịch vụ quảng cáo là gì

Bản chất của quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để xây dựng hình ảnh lâu dài cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vươn tới mọi đối tượng khách hàng rải rác khắp các vùng lãnh thổ, giúp tăng nhanh doanh số bán hàng,… Để thực hiện được mục tiêu này, các công ty, doanh nghiệp phải chi ra một khoảng tiền nhất định nào đó.

\>>> TOP 5 hình thức quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất

\>> Dịch vụ quảng cáo truyền hình

Dịch vụ quảng cáo là gì

– Quảng cáo mang tính đại chúng: Quảng cáo chính là cách truyền đạt thông tin một chác công khai về sản phẩm, dịch vụ nào đó một cách chuẩn hóa và hợp pháp.Vì thế, mà có nhiều người tiếp nhận thông tin quảng cáo, nhờ đó người mua có thể đã hiểu biết và chấp nhận mua sản phẩm.

– Quảng cáo có sự lan tỏa: Quảng cáo là cách giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần đến người mua nhận và giúp người mua so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để có thể đưa ra lựa chọn khi có nhu cầu. Ngoài ra qui mô quảng cáo còn là cách thể hiện tầm cỡ, danh tiếng và sự thành công của các doanh nghiệp.

– Quảng cáo có tính khuếch đại trong diễn đạt: Quảng cáo trao cơ hội tạo nên kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và dịch vụ cũng như công ty qua cách sử dụng khéo léo các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, … Tuy nhiên nếu quá lạm dụng các yếu tố này có thể bạn sẽ làm loãng hoặc rối thông điệp.

– Quảng cáo có tính vô cảm: Quảng cáo thường không thúc ép mua như lực lượng bán hàng, do đó khán thính giả sẽ không cảm thấy bị bắt buộc phải chú ý hay đáp ứng. Quảng cáo thực chất chỉ là một hình thức độc thoại không phải là đối thoại với khách hàng.

2. Mục tiêu của quảng cáo là gì?

Mục tiêu của mọi quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ hay công ty nào đó nhằm ảnh hưởng đến các tập tính của công chúng và nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó, giúp nâng cao doanh số bán hàng. Mục tiêu của một quảng cáo phải tùy thuộc vào những quyết định trước đó của doanh nghiệp về thị trường mục tiêu, về định vị và về Marketing mix. Thông thường mục tiêu của quảng cáo được phân thành hai nhóm:

  1. Nhóm hướng đến số cầu:

– Thông tin quảng cáo giúp xây dựng nhận thức của thị trường mục tiêu về một nhãn hiệu, dịch vụ mới. Nhằm tạo sự quen thuộc cho khán thính giả về cửa hàng và cách bán hàng mới. Đồng thời thông tin quảng cao giúp làm giảm thời gian tư vấn cho nhân viên bán hàng về những điều cơ bản của sản phẩm cho khách hàng.

– Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng để đạt được sự ưa thích nhãn hiệu và gia tăng mức trung thành nhãn hiệu.

– Quảng cáo nhắc nhở khách hàng giúp ổn định mức bán, đặc điểm nhận biết và duy trì hình ảnh nhãn hiệu.

  1. Quảng cáo hướng đến hình ảnh sản phẩm, dịch vụ:

– Quảng cáo giúp phát triển và duy trì hình ảnh có lợi về các ngành sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời quảng cáo giúp tạo nhu cầu gốc, phát triển và duy trì những hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm cũng như doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

– Quảng cáo giúp xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra quảng cáo còn giúp thương hiệu được lan tỏa ra mọi vùng lãnh thổ.

3. Phương tiện làm quảng cáo

Hiện nay các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Các phương tiện này có thể được phân chia thành các nhóm chính sau:

+ Nhóm phương tiện điện tử như truyền hình và truyền thanh,

+ Nhóm phương tiện trực tuyến như Email, Fabook, Zalo, …

+ Nhóm phương tiện in ấn như băng rôn, áp phích, tạp chí, báo chí, …

+ Nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời như biển hiệu, pano,…

+ Nhóm phương tiện trực tiếp như thư tay, gọi điện thoại,…

Khi lựa chọn phương tiện để quảng cáo, thì các doanh nghiệp cần chú ý đến Phạm vi, Tần suất và Tác động của quảng cáo trên phương tiện đó.

Quảng cáo, dưới góc độ ngôn ngữ học có nghĩa là thông báo thông tin một cách rộng rãi. Việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh mà còn là công việc rất cần thiết để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội.

Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: “ Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Phân tích định nghĩa quảng cáo tại Luật Quảng cáo 2012 có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân và hoạt động quảng cáo có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, Quảng cáo thương mại chỉ là một trong số các loại hình quảng cáo nói chung.

Phân biệt với quảng cáo theo khái niệm thông thường, khái niệm quảng cáo thương mại được quy định trong Luật Việt Nam tại Điều 102 Luật Thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dich vụ của mình”.

Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, có thể hiểu hoạt động của thương nhân sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; hoạt động quảng cáo cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ là hoạt động quảng cáo thương mại.

Trong pháp luật hiện hành, quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung. Phân biệt với quảng cáo nói chung và với các hoạt động xúc tiến thương mại khác, quảng cáo thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

- Về chủ thể thực hiện:

Chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh). Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quyền quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận (Điều 103 luật Thương mại 2005). Bên cạnh đó, chủ thể của Luật Cạnh tranh còn có thể là các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn.... và các cá nhân hành nghề tự do. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội ...thực hiện nhằm mục đích phi lợi nhuận như tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Về phương thức thực hiện:

Điều 103 Luật Thương mại quy định cụ thể về quyền quảng cáo thương mại: “Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình. Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một dịch vụ thương mại mà thông qua phí dịch vụ, thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt được hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó.

- Về cách thức xúc tiến thương mại:

Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phuơng tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Các Doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo (gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại) và những phương tiện rất đa dạng để đưa sản phẩm quảng cáo đến với khách hàng (phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, các ấn phẩm....) Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với những hình thức xúc tiến thương mại khác.

- Về mục đích của quảng cáo thương mại:

Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng...Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại. Đây thực sự là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội, bao gồm cả tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.

Việc phân biệt rõ khái niệm quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại cũng như xác định rõ ràng bản chất “thương mại” của hoạt động quảng cáo là một việc làm hết sức cần thiết, bởi vì những lý do sau:

Thứ nhất: Luật Quảng cáo hiện hành điều chỉnh hoạt động quảng cáo chủ yếu chỉ quy định ở các nguyên tắc chung về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành hoạt động quảng cáo nói chung. Tuy nhiên hoạt động quảng cáo thương mại là một hoạt động có tính chất đặc thù riêng và tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh rất cao, do đó cần có những quy định cụ thể, chuyên biệt đối với hoạt động này.

Thư hai: Pháp luật thương mại, pháp luật quảng cáo không nên điều chỉnh luôn cả hoạt động quảng cáo phi thương mại như hiện nay. Bởi các dạng hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại đang phát sinh ngày càng nhiều với tính chất đa dạng và tinh vi. Trong khi đó, ngoài các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 39, Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004, pháp luật Việt Nam còn thiếu các quy định về các hành vi quảng cáo khác. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý hoạt dộng quảng cáo được thông suốt, thuận lợi hơn.

Thư ba: Việc điều chỉnh các hoạt động quảng cáo thương mại hiện nay được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Cạnh tranh, luật Thương mại, Luật Quảng cáo và rất nhiều các văn bản dưới luật ... dẫn đến việc xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thương mại còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, cần xem xét nên chăng ban hành một đạo luật quảng cáo thương mại riêng, chuyên biệt điều chỉnh các dạng hành vi quảng cáo thương mại để nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng. Góp phần hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Dịch vụ quảng cáo báo gồm những gì?

Dịch vụ quảng cáo là giải pháp cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ kết hợp với bên thứ ba, gọi là Agency Marketing. Dịch vụ quảng cáo thường gồm: nghiên cứu thị trường; tư vấn chiến lược; sáng tạo và sản xuất quảng cáo; tìm kiếm, lập kế hoạch và mua các phương tiện truyền thông.

Quảng cáo dịch vụ công ích là gì?

Quảng cáo dịch vụ công ích trong tiếng Anh gọi là: Public Service Advertising. Quảng cáo dịch vụ công ích thường là các quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của Chính phủ như: sinh đẻ có kế hoạch, an toàn giao thông.

PR và quảng cáo khác nhau như thế nào?

Quảng cáo là việc trả phí để truyền tải thông điệp, trong khi PR tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và tương tác với công chúng. Quảng cáo thường làm nổi bật những thông điệp có thể kiểm soát, trong khi PR thường xây dựng niềm tin thông qua lời đề xuất của bên thứ ba.

Dịch vụ quảng cáo Facebook là gì?

Chạy Ads Facebook là một hình thức quảng cáo có trả phí trên mạng xã hội Facebook, nhằm hiển thị các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp đến các khách hàng tiềm năng hoạt động trên Facebook.