Nói trống không là vi phạm phương châm gì

Nói trống không là vi phạm phương châm gì

  • 4

Phương châm về lượng: Câm như hến Phương châm về chất: Nói có sách, mách có chứng Phương châm cách thức: Nói ra đầu ra đũa Phương châm quan hệ: Trống đánh xuôi kèn thổi ngược Phương châm lịch sự: Nói như chó cắn ma

(1)Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương" (2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nêus như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

Trong giao tiếp, người nói thường không tuân thủ các phương châm khiến cho việc giao tiếp không đạt được mục đích mong muốn. Khi ấy người nói đã vi phạm các phương châm hội thoại.

1. Thế nào là vi phạm phương châm về lượng?

Vi phạm phương châm về lượng là khi giao tiếp, lời của người nói không đúng nội dung, nội dung của lời nói không đáp ứng được yêu cầu của giao tiếp, thiếu hoặc thừa thông tin.

Ví dụ:

– Mình đi bơi dưới nước. – Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. – “Câm miệng hến”: nói ít, nói thiếu thông tin (PC về lương) – “Lắm mồm lắm miệng”: nói nhiều, nói những điều không cần thiết (PC về lượng).

⇒ Các cách nói trên đều vi phạm phương châm về lượng.

2. Thế nào là vi phạm phương châm về chất?

Vi phạm phương châm về chất là khi giao tiếp, người nói nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Ví dụ:

– “Nói có sách, mách có chứng”: nói co bằng chứng, có căn cứ xác thực (PC về chất) – “Ăn đơm nói đặt”:vu khống, đặt điều. (PC về chất) – “Ăn ốc nói mò”:nói vu vơ không có bằng chứng. (PC về chất) – “Ăn không nói có”: vu cáo, bịa đặt. (PC về chất) – “Cãi chày cãi cối”: ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng. (PC về chất) – “Khua môi múa mép”: ba hoa, khoác lác. (PC về chất) – “Nơi dơi nói chuột”:nói lăng nhăng, nhảm nhí. (PC về chất) – “Hứa hươu hứa vượn”: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo. (PC về chất)

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm về chất.

3. Thế nào là vi phạm phương châm quan hệ?

Vi phạm phương châm quan hệ là khi giao tiếp, người nói không nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói lan man, lạc đề.

Ví dụ:

– “Ông nói gà, bà nói vịt”: Nói không hướng vào đè tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo, không ăn nhập gì với nhau (PC quan hệ) – “Đánh trống lảng”: nói tránh chuyện cần nói, lảng sang chuyện khác (PC quan hệ) – “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”: Trống đánh một đằng, kèn thổi một kiểu, không ăn khớp với nhau. (PC quan hệ)

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm quan hệ.

4. Thế nào là vi phạm phương châm cách thức?

Vi phạm phương châm về cách thức là khi giao tiếp, người nói đã nói quá ngắn gọn, lời nói không rành mạch, gây mơ hồ, khó hiểu.

Ví dụ:

– “Nói ra đầu ra đũa”: ăn nói rành mạch, rõ ràng, có đầu có đuôi. (PC cách thức) – “Nửa úp nửa mở”: nói mập mờ, nói không hết ý (PC cách thức) – “Dây cà ra dây muống”: nói dài dòng, từ chuyện này sang chuyện khác (PC cách thức).

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm cách thức.

5. Thế nào là vi phạm phương châm lịch sự?

Vi phạm phương châm lịch sự là khi giao tiếp, lời của người nói thiếu tế nhị và không tôn trọng người khác.

VnDoc xin gửi tới bạn đọc tài liệu học tập lớp 9: Phương châm lịch sự. Bài viết sát với chương trình sách giáo khoa, cung cấp cho các bạn các thông tin bổ ích để học tốt phần Ngữ pháp tiếng Việt lớp 9. Mời các bạn tham khảo!

Các bạn có thể tham khảo thêm các phương châm hội thoại khác tại:

  • Phương châm về lượng
  • Phương châm về chất
  • Phương châm quan hệ
  • Phương châm cách thức

Phương châm lịch sự bao gồm phần Khái niệm, nhận biết phương châm lịch sự và phần ví dụ, VnDoc đưa ra ví dụ về Phương châm lịch sự kèm theo phân tích để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về phương châm này.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Phương châm lịch sự

a. Khái niệm Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Mỗi người trong hội thoại đều có mối quan hệ với nhau hoặc chênh lệch nhau về tuổi tác, chức vụ, địa vị. Chính vì thế, chúng ta cần giao tiếp lịch sự, tế nhị, tôn trọng mọi người trong cuộc hội thoại. Cách nói chuyện lịch sự không chỉ mang đến cho ta hiệu quả giao tiếp mà nó còn đánh giá, phản ánh con người của ta.

b. Ví dụ về Phương châm lịch sự

Ví dụ 1:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

(Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

(Trong đoạn hội thoại trên, chị Dậu đã trả lời bà lão hàng xóm vô cùng lịch sự trước sự quan tâm của bà.)

Ví dụ 2:

Lần này trả bài kiểm tra, cô giáo nhìn Linh với vẻ mặt đượm buồn. Cuối giờ, cô gọi Linh lên nói chuyện:

- Bài kiểm tra này em làm không được tốt, hãy cố gắng học bài tốt hơn và những bài kiểm tra sau cố gắng được điểm cao hơn nhé. Cô tin là nếu nỗ lực em sẽ đạt được điểm tốt.

Linh cúi đầu:

- Dạ vâng, em hiểu rồi, em sẽ nỗ lực nhiều hơn trong học tập ạ.

(Trong đoạn hội thoại này, cả cô giáo và cả Linh đều tuân thủ phương châm lịch sự, giao tiếp đúng vai vế, có chủ ngữ, vị ngữ và cả hai bên đều hài lòng với cuộc hội thoại này).

Ví dụ 3 (vi phạm phương châm lịch sự)

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này, tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu, mấy bịch, rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

(Trích Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố)

Trong trường hợp này, chị Dậu đã vi phạm phương châm lịch sự. Tên cai lệ cũng là một chức quan nhỏ, có quyền đòi thuế. Ban đầu, chị Dậu có xuống nước van nài chúng nhưng sau này không chịu nổi thói hống hách và đánh mình, chị Dậu đã phẫn nộ đến mức chửi lại, thậm chí là đánh lại bọn chúng. Ban đầu, cách xưng hô còn là ông - cháu, nhưng khi vi phạm phương châm lịch sự thì cách xưng hô đã đổi thành mày - bà.

Ví dụ 4 (vi phạm phương châm lịch sự):

Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi "ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

(Trích truyện ngắn Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

Trong trường hợp này, bé Thu đã nói trống không với ba mình, không tuân theo vai vế, dù bị bà nhắc nhở nhưng bé vẫn không chỉnh sửa. Người ba luôn ở vế trên, phận làm con ở vế dưới. Nhưng vì tính cách ương bướng, không nhận cha của bé nên bé đã nói trống không với ba mình.).

Ví dụ 5 (vi phạm phương châm lịch sự):

Buổi sáng hôm ấy, không biết vì lý do gì, An đến lớp với một vẻ mặt khó chịu với tất cả mọi người xung quanh. Tôi có tiến lại hỏi han xem có giúp được gì cho bạn ấy không vì thiết nghĩ bạn bè cùng bàn thì nên giúp đỡ nhau. Trái ngược với thái độ niềm nở, nhiệt tình cảu tôi, cậu ấy chỉ im lặng.

Tôi gặng hỏi:

- Cậu ổn chứ?

An liền quay ra nổi nóng với tôi:

- Ổn. Đi ra chỗ khác đi. Kèm theo đó là một ánh nhìn lạnh tanh, không chút cảm xúc.

Tôi biết ý, đứng lên đi khỏi cậu ấy với một sự hụt hẫng, tiu nghỉu.

(Trong trường hợp này, An đã vi phạm phương chậm lịch sự bởi lẽ nhân vật “tôi” chỉ có ý tốt, lo lắng cho An nhưng An lại dửng dưng thậm chí là còn nổi nóng và nói trống không với bạn của mình.)

2. Các phương châm hội thoại

a. Khái quát chung về Các phương châm hội thoại

Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

Những đặc điểm chính của phương châm hội thoại:

Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, các bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:

Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.

Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.

Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.

→ Tùy mục đích hay vấn đề có nội dung gì mà chúng ta nên chọn cách hội thoại phù hợp nhất.

b. Một số lưu ý khi sử dụng các phương châm hội thoại

- Trong giao tiếp hằng ngày, có những quy định tuy không được phát biểu trực tiếp thành lời nhưng những người tham gia vào cuộc giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu người giao tiếp không tuân thủ các phương châm giao tiếp thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, cuộc giao tiếp cũng không thành công.

- Các phương châm hội thoại bao gồm hai loại lớn là phương châm chi phối nội dung hội thoại và phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân:

+ Phương châm chi phối nội dung hội thoại gồm phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ và phương châm cách thức.

+ Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân chỉ có phương châm lịch sự.

- Các phương châm hội thoại như phương châm về chất, phương châm lịch sự không phải hoàn toàn là yêu cầu thuộc về đạo đức. Việc tuân thủ các phương châm này trước hết xuất phát từ nhu cầu giao tiếp thực tế, nhằm đảm bảo cuộc hội thoại tiến triển đúng với mục đích của nó.

- Nội dung của các phương châm đôi khi có thể chồng chéo nhau.

---

Ngoài bài viết trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập mới nhất tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. VnDoc rất hân hạnh được đồng hành cùng các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt và gặt hái được nhiều thành công.