Điểm giống nhau giữa đám cưới xưa và nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay…

1. ‘Thiệp hồng’

Giai đoạn 1960 – 1970, người ta mời cưới chỉ đơn thuần là mời miệng. Gia đình nào cẩn thận hay có điều kiện hơn thì báo hỷ bằng mảnh giấy đơn giản, bên trên ghi chú địa điểm, ngày giờ. Đến những năm 90, thiệp cưới bắt đầu xuất hiện và được phổ biến nhưng mẫu mã khá đơn giản, làm bằng chất liệu thông thường và hầu như cái nào cũng giống cái nào.

Ngày nay, thiệp cưới được thiết kế vô cùng bắt mắt với đủ mọi loại mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. ‘Thiệp hồng’ lúc này còn phảng phất hương thơm, làm bằng chất liệu giấy ‘xịn’, hoa văn in chìm hay mạ vàng. Đặc biệt nhất là càng ngày càng có nhiều cặp đôi tự thiết kế mẫu thiệp mời không đụng hàng để thể hiện cá tính của mình.

2. Ảnh cưới

Thời xưa cô dâu chú rể chỉ có với nhau vài ba bức ảnh trắng đen, sang đến những năm cuối thế kỷ 19 là ảnh màu, làm kỷ niệm chụp ngay trong đám cưới của mình.

Bây giờ điều kiện tốt hơn, trước đám cưới cặp đôi nào cũng chuẩn bị sẵn vài ba bộ ảnh lung linh, chỉnh sửa hiệu ứng hoành tráng, đóng thành quyển hay thành khung lớn. Có đôi còn rửa ảnh, lồng vào những khung gỗ nhỏ, dùng để trang trí hội trường vào ngày trọng đại của mình. Trong buổi lễ, các phó nháy vẫn tiếp tục tác nghiệp kể cả là bằng flycam!

3. Khách mời

Khách mời trong đám cưới những năm ấy không nhiều, chủ yếu là bạn bè thân thiết và người nhà của chú rể, cô dâu. Khách khứa ngồi túm tụm quanh mấy cái bàn là hết. Được cái khách khứa ai cũng chân thành và nhiệt tình. Không khí đám cưới cũng vì vậy mà vô cùng thoải mái, thân mật.

Người trẻ hiện đại tổ chức đám cưới lại có ‘bước tiến vượt bậc’. Cuộc sống hội nhập nên vòng tròn quan hệ cũng nới rộng hơn. Khách khứa có khi phải lên danh sách từ trước cả tháng, cân đo đong đếm xem mời ai, cẩn thận kẻo sót ai.

Ngoài những người thân thiết, cô dâu chú rể và thậm chí cả bố mẹ hai bên cũng ‘tranh thủ’ mời đến cả bạn bè xã hội, đối tác làm ăn. Thành phần khách mời phức tạp hơn, chính vì vậy nên hình thức của đám cưới cũng ngày càng được xem trọng.

4. Hội trường

Thời ông bà, bố mẹ lấy nhau, đám cưới thường được tổ chức ngay trong nhà cô dâu chú rể. Đồ đạc sẽ được kê gọn từ trước, để trống không gian sắp đặt bàn ghế. Vài ba chiếc bàn gỗ, phủ lên trên khăn trải trắng tinh, bày biện bánh kẹo, nước nôi thế là xong!

Sân khấu cũng chẳng có gì ghê gớm: một tấm vải trơn căng lên che tường, đám nào sang thì vải in hình long phượng, dán lên đó chữ ‘Hỷ’ bằng giấy và tên chú rể, cô dâu. Vậy là đủ!

Hội trường đám cưới thời hiện đại, và đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu hết đều được tổ chức ở nhà hàng sang trọng, nhà khách sang chảnh bốn sao năm sao,… Sân khấu trong ngoài trời siêu hoành tráng, trải thảm đỏ như yến tiệc thời xưa, sử dụng đèn khói tạo hiệu ứng huyền ảo lung linh. Bàn tiệc bố trí kiểu Tây với ly tách, cốc dĩa sáng choang, hoa tươi ngào ngạt.

5. Trang phục của cô dâu, chú rể

Chú rể xưa và nay đều mặc vest đen chỉn chu, cài hoa trước ngực. Các tân lang ngày này cũng có nhiều sự lựa chọn hơn: vest trắng, vest đen hay đỏ mận, vest kiểu hiện đại hay bộ Tuxedo lịch lãm…

Cô dâu xưa thường mặc áo dài hay váy trắng đăng-ten kín đáo. Son môi đỏ tươi là đặc trưng của cách trang điểm cho ‘nữ chính’ trong đám cưới thời bấy giờ.

Cô dâu hiện đại tha hồ mặc theo ý thích: váy xòe bồng, váy đuôi cá, váy suông, váy kiểu dạ hội, váy ngắn… Trong lễ cưới, cô dâu thay đến 2, 3 bộ trang phục khác nhau là chuyện hết sức bình thường.

6. Xe rước dâu

Đi bộ hay đạp xe là cách rước dâu phổ biến ở những năm 60 – 70. Sau đó Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện xe máy, ôtô nhưng những phương tiện này chỉ gia đình khá giả, giàu có mới sở hữu.

Thời nay, rước dâu bằng ôtô là điều gần như hiển nhiên. Đôi khi vẫn có các cặp đôi chọn sử dụng các phương tiện như xe đạp, xích lô để tạo sự khác biệt. Rước dâu bằng ôtô thời hiện đại cũng chia thành dăm bảy ‘cấp độ’.

Bình dân thì thuê ôtô. Nhà trai khá giả hơn một chút thì sẽ cô dâu sẽ được xe riêng đưa đón. Nhà đại gia, tỷ phú chắc chắn là phải rước dâu bằng mui trần cùng cả dàn xe sang. Thậm chí còn có trường hợp hi hữu là cô dâu về nhà chồng bằng… máy bay nữa.

7. Nghi thức

Tục cưới xin thời xưa chịu ảnh hưởng của thuyết ‘thọ mai gia lễ’. Về đại thể, lễ cưới gồm có các thủ tục lần lượt là thách cưới, đón dâu, đưa dâu, lại mặt. Phần ‘hội’ được tổ chức sau đó với tiệc trà, uống nước, dùng bánh kẹo và liên hoan văn nghệ ‘cây nhà lá vườn’.

Đám cưới thường được kéo dài nhiều ngày, ngày chính thì mời tất cả mọi người, còn những ngày phụ thì mời anh em, họ hàng thân thích đến dùng cơm. Cỗ cưới là thành quả của mọi người cùng chung tay chuẩn bị.

Ngược lại, đám cưới ngày nay được tổ chức cực kỳ ‘chuyên nghiệp’ với kịch bản riêng, MC riêng, thậm chí các tiết mục văn nghệ cũng phải bỏ tiền thuê về. Cỗ cưới đủ mọi loại phong cách từ Tây, Tàu đến cỗ chay. Toàn bộ đều là thuê người nấu nướng, chuẩn bị.

8. Quà cưới

Thời xưa, quà cưới của khách mời thiết thực lắm! Xoong, chậu, phích nước, bếp dầu, lốp xe đạp, bát sứ… tất cả đều là những món đồ phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của đôi trẻ. Ai không có điều kiện vật chất vẫn thoải mái tham dự, chia vui tinh thần. Rồi các thành phố lớn cũng bắt đầu mừng cưới bằng tiền nhưng với những mệnh giá ‘xinh xắn’ 5 nghìn, 10 nghìn, xông xênh lắm là 15, 20 nghìn đồng.

Còn bây giờ, đám cưới đàng hoàng hơn cũng đồng nghĩa với việc quà cưới phải giá trị hơn. Tiền trăm chưa đủ, phải tiền triệu, dựa trên điều kiện của người mừng, độ sang của đám cưới, độ thân thiết của hai bên và trên cả số người trong nhà đi dự.

Khách đến ăn cưới việc đầu tiên là tìm chiếc hộp đẹp nhất, được đặt ngay ngắn nhất để bỏ phong bì. Thế mới có chuyện thời xưa nghe báo hỷ chỉ có cười vui, thời nay nhận được ‘thiệp hồng’ dù rất mừng cho đôi vợ chồng trẻ nhưng khối người cũng ‘méo mặt’.

9. Chi phí cho đám cưới

Tất cả những điểm khác biệt về độ cầu kỳ, quy mô nêu trên đã sinh ra sự khác biệt cực kỳ lớn giữa chi phí tổ chức đám cưới xưa và đám cưới ngày nay. Hồi ấy làm đám cưới chỉ có ‘lãi’ chứ không ‘lỗ’ bao giờ. Bỏ ra vài trăm ngàn, cô dâu chú rể thu về nhiều hơn đó một chút.

Ngày nay, có đám cưới là hai bên gia đình tha hồ lo ngay ngáy. Nhiều khi chi ra mấy chục, mấy trăm triệu mà tiền mừng thu về không đủ. Thảo nào mà trước đám cưới độ một năm đổ lại, chú rể nào cũng chăm chỉ hẳn, hùng hục ‘đi cày’ để chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất của cuộc đời mình.

Sự khác nhau giữa hôn nhân xưa và nay với các nghi thức cưới hỏi hiện đại đã có những sự đổi khác so với cưới hỏi truyền thống.

Mặc dù một số nghi thức đã được thay đổi hay giản lược nhưng về ý nghĩa thì không có thay đổi quá nhiều.

Hãy cùng iWedding Blog so sánh hôn nhân xưa và nay có những điểm giống và khác nhau như thế nào nhé!

Điểm giống nhau giữa đám cưới xưa và nay
Sự khác nhau giữa hôn nhân xưa và nay

Ý nghĩa về lễ cưới xưa và nay

Ngày xưa

Ngoài sự đồng ý của cả hai gia đình thì điều kiện tiên quyết còn lại là căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai nhà. Cả hai gia đình cần phải có sự phù hợp về địa vị, kinh tế thì cô dâu, chú rể mới được chúc phúc.

Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa hơn cả giấy chứng nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia vui cùng hai gia đình.

Ngày nay

Cùng với xu hướng hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, những quan niệm cùng dần thay đổi. Việc tiến đến hôn nhân không chỉ là sự đồng ý của hai gia đình mà điều quan trọng là sự tìm hiểu, hoà hợp và quyết định của cô dâu, chú rể.

Cả hai cần phải đăng ký kết hôn và ý nghĩa về lễ cưới dù thay đổi nhưng vẫn giữ bản sắc như ngày xưa. Vẫn là chung vui của bạn bè, người thân chúc phúc cho đôi bạn tiến đến hạnh phúc trăm năm.

Các nghi thức cưới hỏi xưa và nay

Khi so sánh hôn nhân xưa và nay, điều khác nhau dễ nhận thấy nhất chính là những nghi thức cưới hỏi.

Điểm giống nhau giữa đám cưới xưa và nay
Các nghi thức cưới hỏi xưa và nay

Ngày xưa

Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ngày xưa, nên các nghi lễ cưới hỏi cũng mang nét đặc trưng đất nước này. Những nghi thức này được thực hiện nhiều công đoạn hơn, tuy nhiên phải kể đến những nghi thức chính như sau:

–    Lễ nạp tài: Nhà trai mang cặp “nhạn” đến nhà gái, tỏ ý đã chọn được ý trung nhân. –    Lễ vấn danh: Nhà trai đến hỏi tên, ngày tháng năm sinh của người con gái. –    Lễ nạp cát: Lễ báo kết quả xem tuổi, hợp nhau thì tiến tới, còn nếu không hợp sẽ huỷ. –    Lễ nạp tệ: Nhà trai đem sính lễ đến nhà gái. –    Lễ thỉnh kỳ: Lễ xin ngày giờ tốt làm lễ thân nghinh.

–    Lễ thân nghinh: Tức là lễ cưới, đúng ngày giờ trong lễ thỉnh kỳ nhà trai sẽ đem lễ vật đến đón dâu về.

Ngoài những lễ chính kể trên còn có những nghi thức khác như mai mối, lễ cheo,…

Ngày nay

Sự giản lược làm cho các nghi thức được thực hiện ít rườm rà hơn cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức.

Các nghi lễ ngày nay tuy có tên gọi hơi khác so với nghi lễ trước kia nhưng ý nghĩa thì khá giống. Các nghi thức cưới hỏi chính ngày nay là lễ dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt.

Trang phục hôn nhân xưa và nay

Ngày xưa

Cô dâu sẽ mặc áo mớ ba, bên trong là áo màu sắc rực rỡ như hồng, xanh, vàng,… phía bên ngoài là áo phủ the thâm. Sau này thì mặc áo dài trắng hoặc váy trắng có thiết kế đơn giản. Còn chú rể thường mặc quần âu, áo sơ mi đơn giản.

Điểm giống nhau giữa đám cưới xưa và nay
Trang phục hôn nhân xưa và nay

Ngày nay

Trang phục lễ cưới hỏi ngày nay khá đa dạng, nhưng thường cô dâu sẽ mặc áo dài trong đám hỏi và váy cưới trong đám cưới.

Áo dài và váy cưới cô dâu ngày nay có nhiều thiết kế khác nhau vì vậy có rất nhiều lựa chọn cho tân nương.

Còn về phía chủ rể sẽ mặc áo vest hiện đại trong cả đám cưới và đám hỏi.

Lễ vật cưới hỏi xưa và nay

Nhìn chung lễ vật cưới hỏi ngày nay về cơ bản không khác nhiều so với lễ vật ngày xưa. Tựu chung sẽ có trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh, chè, mứt sen, xôi, heo quay,…

Tuỳ mỗi vùng miền mà lễ vật sẽ có sự khác nhau phần nào nhưng đều mang một ý nghĩa nhất định.

Từ những so sánh hôn nhân xưa và nay như trên đã cho thấy rằng, cưới hỏi dù thời gian nào cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng.

Điểm giống nhau giữa đám cưới xưa và nay

Theo dõi iWedding mỗi ngày để đọc những câu chuyện, tâm sự của những bạn đã và đang chuẩn bị lập gia đình ngay hôm nay nhé!