Định lượng cholesterol toàn phần máu là gì năm 2024

Cholesterol là chất béo có trong máu và tất cả tế bào trong cơ thể. Cholesterol có vai trò quan trọng, giúp cấu tạo nên màng tế bào, tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, đóng vai trò trung tâm cho nhiều phản ứng sinh hóa, cần thiết cho sự sản xuất hormon tuyến sinh dục, tuyến thượng thận,...

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần dùng để đo lượng cholesterol có trong máu. Xét nghiệm này dùng để đanh giá mức độ rối loạn lipid máu, hay máu nhiễm mỡ, qua đó dự báo nguy cơ gây bệnh tim mạch và đột quỵ khi cơ thể được cung cấp quá nhiều Cholesterol.

Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là xét nghiệm cho biết tổng lượng cholesterol được tìm thấy trong máu người bệnh. Nồng độ cholesterol toàn phần được tạo thành từ:

- LDL-Cholesterol (Low density lipoprotein cholesterol): Có tên đầy đủ là “lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp”. LDL được cấu tạo bởi lớp ngoài là lipoprotein và lõi là cholesterol. LDL được gọi là “cholesterol xấu” vì chúng thường tích tụ trên thành động mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Giá trị bình thường của LDL-Cholesterol là <130mg/dL, lượng LDL-Cholesterol càng cao so với giá trị bình thường, nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch càng cao.

- HDL- Cholesterol (High density lipoprotein cholesterol): Gọi là “lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao”. HDL-cholesterol được gọi là “cholesterol tốt” vì chúng giúp loại bỏ, thu nhặt LDL và các cholesterol xấu khác, vận chuyển các cholesterol xấu về gan để xử lý. HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch, giữ sạch mạch máu, giúp mạch máu khỏe mạnh. Nếu lượng HDL-cholesterol >60mg/dL, đây là dấu hiệu tốt đối với sức khỏe tim mạch. Nếu HDL <40mg/dL đây là dấu hiệu không tốt.

Ý nghĩa chuyên sâu dành cho bác sĩ

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần:

- Tăng nguyên phát trong bệnh tăng cholesterol bẩm sinh và thứ phát trong các bệnh suy giáp, hội chứng thận hư, đái tháo đường, viêm tụy, vàng da tắc mật, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, chế độ ăn có giàu cholesterol (gan, não, lòng đỏ trứng,…)

- Giảm nguyên phát trong bệnh tăng cholesterol bẩm sinh (không có α-LP hoặc β-LP) và giảm thứ phát trong các bệnh cường giáp, suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi bị đói kéo dài, ung thư giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, thiếu máu,…

Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần trong máu nên được tiến hành định kỳ với tất cả mọi người. Người lớn trên 20 tuổi nên thực hiện xét nghiệm này ít nhất 5 năm một lần. Đặc biệt là nam giới sau 35 tuổi và nữ giới sau 45 tuổi.

Vậy, cholesterol toàn phần, hay cholesterol total là gì, con số này cao cảnh báo điều gì và phải làm sao để khắc phục? Mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết dưới đây.

Cholesterol toàn phần là gì?

Cholesterol là một trong các thành phần chính của lipid máu (mỡ máu). Gan tổng hợp cholesterol mỗi ngày. Bên cạnh đó, một lượng cholesterol cũng được cung cấp từ thực phẩm như thịt, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,…

Để có thể lưu hành được trong máu, chúng phải liên kết với protein vận chuyển tạo thành các lipoprotein có trọng lượng phân tử khác nhau. Hai loại lipoprotein chính trong cơ thể là lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol ), và lipoprotein mật độ cao (HDL – Cholesterol). Cholesterol toàn phần là tổng lượng LDL, HDL và khoảng 20% triglyceride (một thành phần khác của lipid máu).

Cholesterol tham gia vào quá trình tổng hợp màng tế bào, vitamin D, hormone sinh dục, hormone tuyến thượng thận,… và một số quá trình chuyển hóa khác. Tuy nhiên, nếu cholesterol dư thừa có thể tích tụ lại gây tắc nghẽn mạch máu (xơ vữa động mạch), tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.

Vì vậy, chỉ số cholesterol toàn phần thấp hoặc cao là cơ sở để dự đoán một số tình trạng sức khỏe.

Định lượng cholesterol toàn phần

Định lượng cholesterol toàn phần máu là gì năm 2024

Lượng lipid máu bình thường là điều cần thiết để có trái tim khỏe.

Các xét nghiệm kiểm tra tình trạng mỡ máu bao gồm định lượng cholesterol toàn phần, định lượng HDL, định lượng LDL và định lượng triglyceride. Bạn cần được lấy máu để kiểm tra các chỉ số này. Trước khi lấy mẫu máu, bạn phải nhịn ăn tối thiểu từ 9-12 giờ, chỉ uống nước lọc.

Vậy, cách tính cholesterol toàn phần như thế nào? Chỉ số cholesterol toàn phần được tính bằng công thức tính cholesterol toàn phần như sau: nồng độ HDL + nồng độ LDL + 20% nồng độ triglyceride. Kết quả sẽ được nhận xét dựa trên các giới hạn như sau:

  • Mức cholesterol toàn phần bình thường: < 200 mg dL (5,2 mmol/L)
  • Mức ranh giới cao: 200 – 239mg/dL (5,2 mmol/L – 6,2 mmol/L)
  • Mức cholesterol toàn phần cao: ≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L)

Các giới hạn này đôi khi có thể thay đổi dựa theo chủng tộc, độ tuổi và giới tính.

Định lượng cholesterol toàn phần cao cảnh báo điều gì?

Kết quả định lượng cholesterol toàn phần cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó cảnh báo một số tình trạng hoặc làm tăng các nguy cơ:

  • Biến chứng về tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Vàng da do tắc mật
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp.

Cholesterol toàn phần thấp hơn bình thường cũng không hẳn tốt cho sức khỏe. Cholesterol giảm quá mức có thể liên quan đến một số vấn đề như:

  • Chứng rối loạn lo âu
  • Bệnh trầm cảm
  • Cường giáp
  • Hội chứng Cushing,…

Vậy nên, tốt nhất là luôn giữ nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu ở mức bình thường. Song song đó là cần chú trọng làm tăng cholesterol có lợi HDL, đồng thời giảm mức cholesterol có hại LDL thông qua việc kiểm soát chế độ ăn uống và xây dựng một lối sống khoa học.

Bạn nên làm gì nếu cholesterol toàn phần cao?

Hầu hết mọi người có mỡ máu cao là do ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo. Có một số cách giúp bạn cắt giảm cholesterol trong bữa ăn như sau:

  • Ăn thịt nạc, hãy cắt bỏ hết mỡ nhìn thấy được trước khi chế biến
  • Bỏ da gà
  • Hạn chế thịt có màu đỏ đậm
  • Không ăn đồ chiên rán, đồ xào hoặc nước sốt có nhiều chất béo
  • Thay vì chiên xào thịt, hãy nướng, luộc hoặc hấp
  • Hạn chế ăn lòng đỏ trứng mà chỉ nên ăn lòng trắng
  • Sử dụng các sản phẩm từ sữa tách béo, sữa ít béo. Không dùng sữa nguyên kem, kem béo, phô mai, sôcôla sữa
  • Ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau quả.

Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục hằng ngày, mỗi ngày 30 phút. Những bài tập như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi bội giúp giảm cholesterol toàn phần rất tốt. Vận động còn giúp giảm cân, giảm huyết áp, lượng đường trong máu và khiến bạn thư giãn hơn.

Trong trường hợp bác sĩ kê đơn thuốc hạ mỡ máu, bạn nên tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên. Điều này sẽ đảm bảo lượng cholesterol toàn phần luôn trong mức bình thường.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết cholesterol toàn phần là gì và tầm quan trọng của nó với sức khỏe. Đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt.

Định lượng cholesterol toàn phần máu bao nhiêu là tốt?

1. Cholesterol toàn phần.

Cholesterol toàn phần mỡ máu là gì?

Cholesterol toàn phần là lượng cholesterol tổng thể được tìm thấy trong máu của bạn thông qua xét nghiệm sinh hóa máu, kiểm tra sức khỏe với các xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chỉ số cholesterol trong máu khi có nghi ngờ các vấn đề về bệnh tim mạch.

Chỉ số cholesterol cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160 - 189 mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng cao. Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190 mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và biến chứng rất cao.

Cholesterol toàn phần thấp là bao nhiêu?

Mức cholesterol thấp có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như bệnh gan, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức cholesterol toàn phần dưới 160 mg/dL được coi là thấp. Tuy nhiên, nếu mức này dưới 40 mg/dL, bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mức cholesterol thấp.