Định nghĩa phương pháp bắc giàn giáo la gì

   Giàn giáo là hệ chống đỡ bằng khung cứng, có nhiệm vụ bảo đảm cho ván khuôn ở một độ cao nhất định theo yêu cầu, chống đỡ và nhận tất cả những tải trọng tác dụng lên nó, truyền qua các cột chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có. Ngoài ra, giàn giáo còn làm các nhiệm vụ chống các lực xô ngang và đỡ sàn thao tác. Đối với các công trình bêtông cốt thép có dạng đặc biệt ( như vỏ mỏng, vòm v.v…) giàn giáo có cấu tạo đặc biệt, hoàn chỉnh hơn nhiều so với giàn giáo thông thường.

Định nghĩa phương pháp bắc giàn giáo la gì

   Giàn giáo trong công tác ván khuôn, có chức năng chống đỡ ván khuôn tạo nên các sàn thao tác để lắp dựng ván khuôn và làm các công việc khác (buộc chốt thép, đổ bê tông…). Đôi khi giàn giáo còn được dùng để tạo nên các sàn che chắn an toàn cho không gian bên dưới đang sử dụng.

Ngày nay, trong công tác ván khuôn, hầu như người ta dùng giàn giáo công cụ. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, không có điều kiện sử dụng giàn giáo công cụ, mới dùng giàn giáo theo lối cũ ( sản xuất, lắp dựng giàn giáo tại chỗ, sau khi thi công xong lại tháo rời, tốn vật liệu và công lắp dựng, tháo dỡ ).

Định nghĩa phương pháp bắc giàn giáo la gì

GIÀN GIÁO CÔNG CỤ CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM

  • Các bộ phận đều gọn nhẹ, chỉ cần một hoặc hai công nhân là có thể mang vác dễ dàng;
  • Lắp dựng, tháo dỡ nhanh chóng, đơn giản. Các bộ phận lắp ráp được liên kết bằng bulông hoặc chốt nên khi lắp, tháo ít bị hư hỏng;
  • Do các bộ phận được gia công tại nhà máy nên chất lượng bảo đảm; có điều kiện kiểm tra các yêu cầu về kỹ thuật theo thiết kế;
  • Cấu tạo thích hợp với đặc điểm thi công ván khuôn. Việc lắp, tháo tiến hành theo một trình tự hợp lý, nhanh chóng do có cơ cấu điều chỉnh độ cao. Có biện pháp ngăn ngừa trước những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra nên tính an toàn lao động cao;
  • Vật liệu được sử dụng một cách tiết kiệm: Do có thiết kế điển hình và các bộ phận chủ yếu được chế tạo tại nhà máy nên có điều kiện lựa chọn hợp lý tiết diện cũng như lựa chọn vật liệu (tránh được tình trạng người thiết kế phải dùng hệ số an toàn cao do thiếu tin tưởng về vật liệu và chất lượng gia công chế tạo);
  • Có thể luân chuyển được nhiều lần.

Định nghĩa phương pháp bắc giàn giáo la gì

  • Theo phương pháp thi công và giải pháp kết cấu,  dàn giáo chống đỡ ván khuôn bao gồm các loại : giáo chống, dầm đỡ, giá đỡ công xôn, giáo di chuyển ngang, giáo kiểu giàn.

Nguồn : PKT Dàn Giáo Phoenix

Tin tức & Sự kiện khác

  • Thu Mua Giàn Giáo Cũ Giá Cao(03/01/20)
  • Giàn Giáo Xây Dựng Giá Rẻ Tại Sóc Trăng(14/12/19)
  • Địa Chỉ Cung Cấp Giàn Giáo Xây Dựng Giá Rẻ Tại Tây Nguyên(02/10/19)
  • Giàn Giáo Xây Dựng Mạ Kẽm Giá Rẻ Tại Bình Dương(01/10/19)
  • Qui trình lắp đặt giàn giáo xây dựng an toàn, đúng cách(15/07/19)
  • Giàn Giáo Xây Dựng Là Gì? Cấu Tạo Giàn Giáo Xây Dựng(03/07/19)
  • Các bộ phận cấu tạo thành bộ giàn giáo xây dựng(06/06/19)

BBT: Học tập, đặc biệt là học ngoại ngữ, luôn cần có sự hỗ trợ đắc lực từ giáo viên dành cho học sinh, giúp các em tự mình nắm vững những kiến thức nền tảng đã học và đạt đươc mục tiêu học tập. Sự hỗ trợ đúng lúc, kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh luôn được chú trọng và đánh giá cao trong công việc giảng dạy ngoại ngữ.

Phương pháp Giàn giáo (phương pháp Scaffolding) được xem như một giải pháp hữu hiệu cho giáo viên Tiếng Anh trong việc đưa ra hỗ trợ học tập, nhằm cải thiện chất lượng dạy và học trong các lớp học ngoại ngữ.

Hãy cùng FLC tìm hiểu thêm về phương pháp thú vị này, xem rằng bản thân bạn đã từng thử qua hay chưa; nếu chưa, hãy áp dụng vào lớp học của bạn ngay nhé!

———————————————-

Với số lượng người học tiếng Anh (English Learners – ELs) hơn 4,8 triệu và chiếm 10% dân số ở độ tuổi đi học nói chung, tất cả giáo viên nên tự coi mình là giáo viên dạy tiếng Anh. Để đạt được mục tiêu đó, tất cả giáo viên phải có các chiến lược và công cụ để hỗ trợ người học tiếp cận những nội dung khó đồng thời giúp họ tiếp thu ngôn ngữ học thuật. Với các công cụ phù hợp, giáo viên có thể dễ dàng kết hợp phương pháp Scaffolding vào việc dạy học.

Làm thế nào giáo viên có thể có được những công cụ này? Về vấn đề này, Education.com xin nhường lời lại cho chuyên gia tiếng Anh – Tiến sĩ Diane Staehr Fenner – chủ tịch của SupporEd (một doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ có trụ sở tại Washington DC, chuyên cung cấp cho người học tiếng Anh những chương trình phát triển chuyên nghiệp, chương trình giảng dạy và đánh giá chuyên môn, hỗ trợ lập trình cho các ban và quận có trường học.

Phương pháp Giàn giáo (Scaffolding) là gì?

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng chúng ta đang cùng một lý tưởng trước khi đi đến phần kiến thức về phương pháp này. Theo Pauline Gibbons (2015), Scaffolding là sự hỗ trợ tạm thời từ giáo viên đến học sinh để học sinh có thể hoàn thành bài tập mà chúng không thể tự mình hoàn thành. Sự hỗ trợ này bao gồm các hình thức như tài nguyên/tài liệu lớp học được cung cấp cho học sinh, những phương pháp giảng dạy giáo viên sử dụng hoặc thậm chí cách học sinh được phân nhóm trong quá trình giảng dạy. Cùng với sự nâng cao kiến thức của người học và ngôn ngữ học thuật theo thời gian, việc hỗ trợ cũng sẽ đa dạng và thay đổi. Trên thực tế, mục tiêu của chúng ta khi dùng phương pháp Scaffolding cho người học là để cuối cùng họ có thể tự mình hoàn thành bài tập mà không cần sự hỗ trợ tạm thời của giáo viên nữa. 

Phương pháp Scaffolding không chỉ nên giới hạn trong giảng dạy mà nên áp dụng trong việc đánh giá người học, để những đánh giá đó trở nên có giá trị hơn. Hãy tưởng tượng rằng bạn không những sẽ được dạy bằng một ngôn ngữ bạn chưa thông thạo, mà còn đánh giá quá trình học bằng chính loại ngôn ngữ đó. Một số giáo viên cảm thấy rằng việc đánh giá đó mang lại cho người học một lợi thế, nhưng nó không công bằng với những học sinh thành thạo ngôn ngữ. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản như thế.  Khi bạn loại bỏ hoặc giảm bớt rào cản ngôn ngữ cho người học tiếng Anh, bạn sẽ làm tăng giá trị của sự đánh giá và có thể xác định chính xác kiến thức và kĩ năng của họ. Một bài đánh giá không nhất thiết phải giống nhau đối với tất cả học sinh, vì học sinh có thể chứng minh những gì họ biết và có thể làm theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ, trong quá trình đánh giá, người học tiếng Anh ở trình độ sơ cấp sẽ thể hiện sự am hiểu của họ thông qua các bài đánh giá không lời (non-verbal assessment) như phân loại các bức tranh, trong khi đó, người học có trình độ cao hơn sẽ có lợi trong việc sử dụng các nguồn gốc và cấu trúc câu để hoàn thành bài đánh giá. Với việc dùng phương pháp Scaffolding, khi học sinh đạt được trình độ thông thạo tiếng Anh, giáo viên dần có thể không cần phải hỗ trợ người học trong các bài kiểm tra đánh giá trong lớp học.

Những kiểu phương pháp Scaffolding khác nhau

Scaffolding có thể chia thành 3 loại: tài liệu và tài nguyên, giảng dạy, và chia nhóm học sinh. Bảng “Phân loại Scaffolding và ví dụ” (bảng 1) gồm những ví dụ tương ứng với từng loại, mặc dù danh sách này vẫn chưa đầy đủ. Khi cộng tác với các giáo viên dạy tiếng Anh, tôi nhận thấy nhiều người nghĩ rằng hỗ trợ tạm thời chỉ phù hợp với phân loại “tài liệu và tài nguyên”. Thường thì mọi người sẽ ngạc nhiên về các kiểu phương pháp Scaffolding mà chúng tôi cho vào danh mục “giảng dạy” và “chia nhóm học sinh”. Thỉnh thoảng, họ vẫn dùng phương pháp Scaffolding mà không nhận ra đấy.

Bảng 1: BẢNG PHÂN LOẠI CÁC KIỂU PHƯƠNG PHÁP SCAFFOLDING VÀ VÍ DỤ

Phân loại  Ví dụ
Tài liệu và tài nguyên
  • Graphic Organizers [2]
  • Bảng thuật ngữ tiếng Anh và/hoặc bằng song ngữ
  • Từ điển tiếng Anh và/hoặc từ điển song ngữ
  • Tài liệu ngôn ngữ tại nhà
  • Cấu trúc câu, nguồn gốc của câu và cấu trúc đoạn văn
  • Hình ảnh
  • Word bank [3]word wall [4]
Giảng dạy
  • Từ vựng được xác định trước và dạy trước
  • Giảng dạy ngắn gọn kiến thức cơ bản
  • Giảm bớt gánh nặng ngôn ngữ, lặp lại, diễn giải và làm mẫu
Chia nhóm
  • Làm việc theo cặp có cấu trúc
  • Làm việc theo nhóm nhỏ có cấu trúc
  • Làm việc theo nhóm nhỏ có giáo viên dẫn dắt

Làm thế nào để tôi có thể chọn kiểu phương pháp Scaffolding phù hợp với Trình độ Tiếng Anh của người học?

Bây giờ chắc hẳn bạn đã hiểu Scaffolding là gì cũng như những phân loại của nó, bước tiếp theo là chọn và thử áp dụng trong lớp học của mình. Nếu trước đây bạn chưa từng làm thì bây giờ có lẽ bạn sẽ hơi chán một chút. Vì vậy, tôi sẽ hướng dẫn bạn. Để chọn được phương pháp Scaffolding phù hợp, bạn cần phải biết thông tin chung cũng như điểm mạnh và nhu cầu học tập của người học.

Bạn cũng cần ý thức về yêu cầu ngôn ngữ trong công việc giảng dạy để xác định được sự hỗ trợ tốt nhất, nhờ đó người học có thể tiến hành và hoàn thành bài tập.  Lựa chọn kiểu phương pháp scaffolding làm chúng ta nhìn nhận công việc giảng dạy của mình theo một cách mới mẻ và thú vị. Thay vì đơn giản hóa bài tập cho người học, bản chất của hỗ trợ tạm thời là phê bình sự thành công của người học bằng một bài học cụ thể. Khi xem xét các kiểu phương pháp scaffolding cho từng hoạt động, hãy nghĩ đến 3 phân loại mà bạn muốn đưa vào, bạn không cần phải sử dụng hết 3 loại đó đâu. Điểm mạnh và nhu cầu của người học sẽ khác nhau tùy thuộc vào bài tập mà họ đang làm.

Ngoài ra, lưu ý rằng không có những quy tắc cứng nhắc và cấp tốc trong việc lựa chọn phương pháp scaffolding phù hợp cho người học với trình độ khác nhau. Một số sự hỗ trợ có thể phù hợp về mặt phát triển cho tất cả học sinh (ví dụ: graphic organizer hoặc làm việc theo cặp) và cho cả lớp, bao gồm những học sinh thông thạo tiếng Anh. Một lưu ý quan trọng là những kiểu phương pháp Scaffolding theo nhu cầu người học sẽ thay đổi theo mức độ quen thuộc với nội dung và sự phức tạp của bài tập.

Bảng dưới đây (bảng 2) cung cấp một số hướng dẫn giúp bạn chọn kiểu phương pháp Scaffolding cho người học ở nhiều trình độ khác nhau (sơ cấp, trung cấp và cao cấp). Bảng này được điều chỉnh với sự hợp tác hỗ trợ từ tiến sĩ Diane August. Mặc dù bảng này chỉ cung cấp những mục cơ bản nhưng tôi luôn luôn khuyên bạn sử dụng phán đoán chuyên môn khi lựa chọn các kiểu phương pháp Scaffolding.

Bảng 2: GỢI Ý NHỮNG KIỂU PHƯƠNG PHÁP SCAFFOLDING CHO TỪNG TRÌNH ĐỘ

Trình độ thông thạo Anh ngữ Những cách hỗ trợ cho từng trình độ Những cách hỗ trợ cho mọi trình độ
Sơ cấp
  • Tiếp cận với chữ viết, hình ảnh hoặc/và giảng dạy ngôn ngữ ở nhà cũng như tiếng Anh
  • Những cấu trúc câu giúp người học trả lời những câu hỏi dựa vào từ vựng được đặt ra trong buổi học 
  • Word wall và word bank
  • Giảm bớt kiến thức khi giảng dạy ngôn ngữ
  • Kiến thức cơ bản ngắn gọn súc tích
  • Từ vựng được dạy trước
  • Graphic organizer
  • Thuật ngữ
  • Từ điển
  • Lặp lại, diễn giải và làm mẫu
  • Làm việc theo cặp và theo nhóm
Trung cấp
  • Tiếp cận với chữ viết, hình ảnh hoặc/và giảng dạy ngôn ngữ ở nhà cũng như tiếng Anh hợp lý nhất có thể
  • Nguồn gốc của câu
  • Word wall và word bank
Cao cấp Xem phần “những cách hỗ trợ cho mọi trình độ”

Làm thế nào để kết hợp phương pháp Scaffolding vào kế hoạch giảng dạy?

Nếu bạn đã thử sử dụng một hoặc hai cho người học thì bây giờ đã đến lúc hiểu sâu hơn một chút về cách mà bạn sẽ kết hợp những kiểu phương pháp Scaffolding vào giảng dạy. “Danh sách kế hoạch bài giảng kết hợp phương pháp Scaffolding” (bảng 3) của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cân nhắc khi kết hợp với phương pháp này. Khi hướng dẫn sử dụng phương pháp Scaffolding, tôi khuyên bạn nên cập nhật liên tục hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đó và điều chỉnh cách giảng dạy sao cho phù hợp.

Bảng 3: DANH MỤC ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAFFOLDING

Danh sách Không
1. Tôi biết được điểm mạnh và nhu cầu của người học tiếng Anh trong mối liên quan với yêu cầu ngôn ngữ của bài giảng. Tôi cũng thiết lập những mục tiêu cá nhân để giúp người học tiến bộ trong việc lĩnh hội tiếng Anh
2. Tôi đã phân tích những yêu cầu ngôn ngữ của mỗi bài giảng và xác định được phần nào gây khó khăn cho học sinh
3. Tôi đã lên danh sách những từ vựng quan trọng để dạy trước và xác định được cách tôi sẽ dạy và tạo cơ hội cho người học luyện tập những từ vựng đó
4. Tôi đã xác định được những khía cạnh cụ thể của việc sử dụng ngôn ngữ mà tôi sẽ tập trung suốt bài giảng
5. Tôi đã xác định được kiến thức cơ bản cần dạy và làm thế nào để dạy một cách súc tích nhất
6. Tôi đã xác định được cách chia nhóm hiệu quả cho người học để có thể hỗ trợ tốt nhất cách học và hiểu tiếng Anh
7. Tôi tạo nhiều cơ hội cho người học luyện tập những khái niệm cơ bản theo nhiều cách khác nhau bằng cách sử dụng nhiều phương thức
8. Tôi đã chọn tài liệu học tập ngôn ngữ tại nhà (phù hợp nhất có thể) để có thể giúp đỡ người học trong việc học những nội dung mới và từ vựng học thuật
9. Tôi đã chọn và bổ sung tài liệu hỗ trợ để giúp đỡ người học với nhiều trình độ khác nhau (ví dụ: graphic organizer, nguồn gốc và/hoặc cấu trúc câu và hình ảnh)
10. Tôi đã xác định được cách tôi sẽ đánh giá việc học và cách tôi sẽ hỗ trợ đánh giá người học ở nhiều trình độ thông thạo Anh ngữ khác nhau

Tôi có thể kết hợp ứng dụng phương pháp Scaffolding vào giảng dạy và đánh giá người học tiếng Anh?

Một cân nhắc cuối cùng trong việc sử dụng thành công phương pháp Scaffolding trong giảng dạy và đánh giá người học chính là hợp tác. Khi bạn bắt đầu dùng Scaffolding trong giảng dạy, hãy nghĩ đến một giáo viên khác – người có thể cùng cố gắng hỗ trợ bạn. Nếu là giáo viên nội dung cấp lớp, bạn có thể nhờ đến giáo viên ESOL trong trường học của mình để nhận tài liệu và lời khuyên về phương pháp scaffolding thích hợp trong một bài giảng cụ thể. Nếu bạn là giáo viên ESOL, bạn có thể đề nghị làm việc với giáo viên nội dung để hỗ trợ trong giảng dạy và đánh giá. Bạn cũng có thể đưa ra mô hình Scaffolding trong một bài giảng cụ thể. Hợp tác là chìa khóa để thực hiện thành công việc xây dựng phương pháp Scaffolding cho người học tiếng Anh.

Đây là những điểm cơ bản để giúp giáo viên kết hợp phương pháp Scaffolding vào việc giảng dạy người học, phương pháp này đã được nhắc đến trong một chương của quyển sách Unlocking English Learners’ Potential: Strategies for Making Content Accessible của Tiến sĩ Diane Staehr Fenner và Tiến sĩ Sydney Snyder. Quyển sách cung cấp những phương pháp dạy tiếng Anh và đảm bảo người học có thể thành công trong những lớp học ngày càng nghiêm ngặt. Để được đào tạo chuyên sâu về phương pháp Scaffolding, vui lòng tìm hiểu những chương trình phát triển chuyên môn trực tiếp và trực tuyến của SupportEd.

*Chú thích:

[1] Scaffolding: Kỹ thuật Scaffolding được chuyên gia tâm lý Vygotsky đưa ra để áp dụng vào dạy học ngôn ngữ, dựa theo ý tưởng “dạy một lần cho biết làm rồi thả tay ra từ từ”. “Scaffold” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “giàn giáo xây nhà”, và cách tiếp cận trong giảng dạy cũng mô phỏng theo việc chúng ta xây nhà: Học trò sẽ được giáo viên “cầm tay chỉ việc” làm mẫu từ đầu, sau đó giảm dần hỗ trợ để học trò tự nghe nói đọc viết. Thực hiện scaffolding đều đặn sẽ giúp người học làm quen và nhanh chóng sử dụng thành thạo các cấu trúc khó, cải thiện kỹ năng toàn diện.

[2] Graphic Organizer: một dạng công cụ giao tiếp, sử dụng các biểu tượng hình ảnh để diễn tả kiến thức, khái niệm, suy nghĩ hay ý tưởng và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mục đích chính của Graphic Organizer là cung cấp sự hỗ trợ bằng hình ảnh để tăng cường hiệu quả học tập.

[3] Word bank: ngân hàng từ vựng

[4] Word wall: bức tường dùng để biểu thị các từ có tần suất sử dụng cao (sight words). Chúng có vai trò quan trọng đối với trẻ – trẻ cần hiểu và sử dụng những từ này một cách thuần thục, tự nhiên.

————————————–

Tác giả: Diane Staehr Fenner

Nguồn: SCAFFOLDING INSTRUCTION FOR ENGLISH LEARNERS

Dịch giả: Tươi Lê