Đánh giá học bảng phiên âm ipa

IPA là tài liệu hướng dẫn cách phát âm và đánh vần chuẩn quốc tế, giúp người học luyện phát âm một cách bài bản. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho các bạn đang học IELTS ở phần IELTS Speaking. Trong bài viết này, The IELTS Workshop sẽ giải đáp câu hỏi xoay quanh bảng phiên âm quốc tế IPA cũng như cách sử dụng và luyện tập bảng phát âm quốc tế này sao cho hiệu quả nhất.

IPA là gì? Tại sao nên học IPA?

Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế (International Phonetic Alphabet) hay IPA là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế dựa vào chủ yếu từ các ký tự Latin.

Nếu như trong tiếng Việt, mỗi âm chỉ có một cách đọc (VD: âm “t” luôn được phát âm là /t/) thì tiếng Anh lại khác (âm “t” có thể được phát âm là /t/, /tʃ/ hay không được phát âm). Do đó, bạn không thể dựa vào mặt chữ, mà cần tìm hiểu phiên âm để có phát âm tiếng Anh cho đúng.

Trong phần thi IELTS Speaking, phát âm là một trong 4 tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ và cho điểm thí sinh. Có phát âm đúng chính là nền tảng, giúp bạn gây ấn tượng tốt với giám khảo từ câu nói đầu tiên. Hơn nữa, nếu bạn đang có dự định sử dụng tiếng Anh nhiều trong công việc, cuộc sống thì có nền tảng

Đánh giá học bảng phiên âm ipa
Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA có 44 âm. (nguồn: British Council)

Cách phát âm tiếng Anh theo IPA

44 âm trong tiếng Anh được phân chia thành:

  • Vowels: Nguyên âm
  • Diphthongs: Nguyên âm đôi
  • Consonants: Phụ âm

Để phát âm chính xác theo phiên âm IPA, bạn cần học cách đặt môi, đặt lưỡi và kiểm soát dây thanh quản. Quan trọng hơn, cần nghe, bắt chước và luyện tập theo rất nhiều lần.

1. Nguyên âm (vowel)

  • /i:/: âm i dài. Môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
    e.g. eat, cheese, sheep, machine.
  • /ɪ/: âm i ngắn, phát âm gần giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh. Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
    e.g. ship, hit, drink.

  • /e/: gần âm e tiếng Việt nhưng cách phát âm cũng ngắn hơn.
    e.g. egg, bed, met.
  • /ə/: âm ơ ngắn. Phát như âm ơ tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.
    e.g. water, ago, butter.
  • /ɜ:/ âm ơ dài. Tương tự âm ơ nhưng cong lưỡi. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
    e.g. bird, fur, word.
  • /ʊ/: âm u ngắn. Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
    e.g. room, childhood, push.
  • /u:/: âm u dài, âm phát ra nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm u ngắn. Môi tròn, lưỡi nâng cao lên.
    e.g. juice, tulip, balloon.
  • /ɒ/: âm o ngắn, tương tự âm o tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
    e.g. hot, shot, lot.
  • /ɔ:/: Phát âm như âm o tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên. Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
    e.g. on, off, saw.
  • /ʌ/: âm gần tương tự ă và âm ơ của tiếng Việt. Phát âm phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao.
    e.g. but, cut, luck.
  • /ɑ:/: âm a đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng. Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp.
    e.g. father, far, star.

2. Nguyên âm đôi (Diphthongs)

  • /ɪə/: Sự kết hợp của âm /ɪ/ và âm /ə/. Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước.
    e.g. beer, hear, year.
  • /eə/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi hơi thu hẹp. Lưỡi thụt dần về phía sau.
    e.g. bear, care, hair.
  • /eɪ/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên.
    e.g. face, rain, eight.
  • /ɔɪ/: Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước.
    e.g. boy, voice.
  • /aɪ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước.
    e.g. flight, life.
  • /əʊ/: Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau.
    e.g. go, so.
  • /aʊ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi Tròn dần. Lưỡi hơi thụt về phía sau.
    e.g. now, mouse.
  • /ʊə/: Đọc như uo, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên. Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
    e.g. pour, tour.

3. Phụ âm (Consonant)

  • /p/: Gần giống âm p tiếng Việt, hai môi chặn không khí trong miệng sau đó bật ra.
    e.g. pick, pill.
  • /b/: Gần giống âm b tiếng Việt, hai môi chặng không khí trong miệng sau đó bật ra.
    e.g. bee, bin.
  • /t/: Gần như âm t trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, tạo độ rung ở dây thanh quản.
    e.g. tea, table.
  • /d/: Gần như âm /d/ tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản
    e.g. do, dear.
  • /t∫/: Gần như âm /ch/ tiếng Việt nhưng môi hơi tròn, khi nói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi.
    e.g. chip, church.
  • /∫/: Khi đọc âm này, thì môi chu ra , hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.
  • /ʒ/: Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản
  • /dʒ/: Phát âm giống / t∫ / nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn, chu về trước. Khi khí phát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới. để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
    e.g. age, joke.
  • /k/: Giống âm k tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh.
    e.g. school, skim.
  • /g/: Giống âm g của tiếng Việt. Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.
    e.g. guy, gone.
  • /f/: Giống âm ph tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
  • /v/: Giống âm v tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.
  • /ð/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.
  • /θ/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung.

Làm sao phân biệt 2 âm / và /θ/ ?
  • /s/: Gần giống âm s tiếng Việt. Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản.
  • /z/: Bạn phát âm bằng cách để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.
  • /j/: nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng.
  • /m/: Gần giống âm M trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, luồng khí thoát ra bằng mũi
  • /n/: Giống âm n nhưng khi đọc thì môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.
  • /ŋ/: Phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm.
  • /h/: đọc như âm h tiếng Việt. Môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung.
  • /l/: đọc như âm h tiếng Việt cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.
  • /r/: khi phát âm, bạn cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng.
  • /w/: môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng.

Các nguồn luyện phát âm

BBC Learning English

‘Pronunciation in the news’ của BBC là session hướng dẫn phát âm Anh-Anh thông qua các bản tin ngắn. Đây là cách giúp bạn học phát âm trong ngữ cảnh thực tế.

Pronunciation101 – The IELTS Workshop

Series này của The IELTS Workshop chú trọng cải thiện các lỗi phát âm thường gặp của người Việt. Từ đó, đề ra giải pháp và cách khắc phục.

Bên cạnh các bài học căn bản, TIW chia sẻ những kiến thức phát âm gần gũi, sát với thức tế.

ELSA Speak

Elsa Speak là một app điện thoại sử dụng trí tuệ nhân tạo để đánh giá mức độ chính xác khi phát âm của người dùng (theo %), chỉ ra những phần chưa tốt và đưa ra giải pháp cải thiện.

Đánh giá học bảng phiên âm ipa
Sau khi vượt qua một số bài học, cấp độ của bạn sẽ được nâng lên và độ khó của thử thách phát âm cũng tăng.

Khi đăng ký các khóa học IELTS tại The IELTS Workshop, bạn cũng sẽ nhận được ưu đãi 80% học phí cho khóa Pronunciation – hướng dẫn các kiến thức cơ bản về Phát âm, Trọng âm, Ngữ âm và cách sử dụng từ điển.

Sách American Accent Training

Sách phù hợp cho những bạn có trình độ từ Intermediate trở lên, tập trung giúp bạn phát triển phát âm và giọng Anh – Mỹ. Sách cũng đi kèm audio để bạn luyện tập tốt hơn.

Đánh giá học bảng phiên âm ipa

Trên đây là những điều bạn cần biết về IPA là gì và cách hướng dẫn sử dụng bảng phiên âm quốc tế tiếng Anh này. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc học từ vựng cũng như học lại tiếng Anh từ đầu như nào, The IELTS Workshop sẽ giúp bạn giải quyết ngay vấn đề chỉ trong 2 tháng cùng khóa Foundation. Chần chờ gì mà không liên hệ ngay nào bạn nhé!

Đánh giá học bảng phiên âm ipa