Đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử đảng cộng sản việt nam.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÀI MỞ ĐẦU BÀI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Người giới thiệu: TS. Nguyễn Hữu Công TS. Trưởng Bộ môn Đường lối CM của Tr ĐCSVN
  2. Yêu cầu khi học tập môn Đường lối Yêu CM của ĐCSVN: • Lên lớp đầy đủ (nghỉ quá 30% sẽ không được thi) • Chuẩn bị bài thảo luận theo đúng yêu cầu và tham gia thảo luận đầy đủ. • Làm bài tập lớn theo yêu cầu của giáo viên • Lên lớp đúng giờ. Ngồi học nghiêm túc, ghi bài đầy đủ.
  3. ®¶ng kú c ủa Đảng CSVN
  4. Chủ tich Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo ĐCSVN
  5. I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU I. 1. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng chính trị là một tổ chức đại diện cho một giai tầng trong xã hội, có chung lý tưởng, ước vọng, có ý thức phấn đấu nhằm đạt được lợi ích cho giai tầng mình. - Đảng Cộng sản là đội tiên phong bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân nhân dân lao động và của dân tộc
  6. • Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. • Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là: tập trung dân chủ - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo được thể hiện chủ yếu ở 2 mặt sau: + Đề ra đường lối + Tập hợp, giác ngộ, tổ chức và động viên quần chúng thực hiện đường lối. - Trong lãnh đạo của Đảng vấn đề cơ bản trước hết là phải đề ra được đường lối cách mạng khoa học đúng đắn. Đây là công việc quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cách mạng.
  7. - Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng. Ví dụ: + "Cương lĩnh chính trị tháng 2-1930" hoặc "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" (1991) + Nghị quyết Đại hội VI (1986) + Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (1945)
  8. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đó là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. + Sự ra đời của các Đảng Cộng Sản. * Quy luật chung của sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. + Sự ra đời của Đảng CSVN * Sự ra đời của Đảng CSVN là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
  9. + Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách: * Hệ thống quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng thể hiện quá trình vận động tư duy của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. * Hệ thống này được thể hiện trong các cương lĩnh, chỉ thị... của Đảng, được thông qua ở các Đại hội, Hội nghị Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trở thành đường lối, quan điểm của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề chung hay vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam.
  10. + Đường lối của Đảng có nhiều cấp độ: -> Đường lối chính trị chung xuyên suốt quá trình cách mạng: ví dụ đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. -> Đường lối trong một giai đoạn cách mạng như: Đường lối CMDTDC nhân dân hay CMXHCN. -> Đường lối trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội như: Đường lối CNH, đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN...
  11. - Quan hệ của Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam với môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: có mối quan hệ mật thiết vì: + Đường lối của Đảng là sự kết hợp những chân lý phổ biến của CN Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn cách mạng Việt Nam. + Đường lối của Đảng đã phát triển và làm phong phú CN Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. + Để học tốt môn học Đường lối cách mạng của Đảng CSVN nhất thiết sinh viên phải nắm vững kiến thức 2 môn học trên.
  12. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN II. HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CSVN 1. Phương pháp nghiên cứu a) Cơ sở phương pháp luận - Lấy CN Mác Lênin và các quan điểm có tính phương pháp luận của Hồ Chí Minh và của Đảng CSVN làm cơ sở phương pháp luận b) Các phương pháp cụ thể: - Phương pháp lịch sử - Phương pháp lôgic - Quan sát, so sánh...
  13. 2. Sự cần thiết phải học tập, nghiên cứu môn học Đường lối cách mạng của Đảng CSVN. - Giúp người học có những hiểu biết chính xác đúng đắn về qui luật ra đời và sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. - Hiểu được sự đúng đắn, sự sáng trong tạo đường lối của Đảng ở các giai đoạn trước đây cũng như hiện nay để người học có thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Đảng đã vạch ra cho dân tộc Việt Nam. - Tạo điều kiện thuận lợi để người học tiếp cận kiến thức chuyên ngành.
  14. Cảm ơn Đảng, Đảng làm ra ánh sáng Người chưa đưa ta tới sao Kim Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim, Biết lẽ phải, yêu thương, căm giận Biết đi tới và làm nên thắng trận! (Tố Hữu)


Page 2

YOMEDIA

Tham khảo tài liệu 'bài giảng: đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam', khoa học xã hội, lịch sử đảng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

18-04-2011 903 77

Download

Đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử đảng cộng sản việt nam.

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

a)           Khái niệm "đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam"

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác — Lênin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường lối cách mạng. Đây là công việc quan trọng hàng đầu của một chính đảng.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quam điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.

Về tổng thể, đường lối cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại.

Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng, như: đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử, như: đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa; đường lối cách mạng trong  thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945); đường lối cách mạng miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975); đường lối đổi mới (từ Đại hội VI, 1986). Ngoài ra, còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như: đường lối công nghiệp hóa; đường lối phát triển kinh tế - xã hội; đường lối văn hóa - văn nghệ; đường lối xây dựng Đảng và Nhà nước; đường lối đối ngoại...

Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối, nếu thấy đường lối không còn phù hợp với thực tiễn thì phải sửa đổi.

Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng; quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc. Vì vậy, để tăng cường vai trò lạnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn. Nghĩa là, đường lối của Đảng phải được hoạch định trên cơ sở quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức tiên tiến của nhân loại; phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng Việt Nam và đặc điểm, xu thế quốc tế. Mục tiêu của đường nhằm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đường lối đúng sẽ đi vào đời sống, soi sáng thực tiễn, trở thành ngọn cờ thức tỉnh, động viên và tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tự giác phong trào cách mạng cách hiệu quả nhất; ngược lại, nếu sai lầm về đường lối thì cách mạng sẽ bị tổn thất, thậm chí bị thất bại.

b) Đối tượng nghiên cứu môn học.

Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ bản nghiên cứu đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Do đó, đối tượng nghiên cứu cơ bản của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin và môn học Tư tưởng Hồ Chi Minh. Vì đường lối của Đảng là sự vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Do đó, nắm vững hai môn học này sẽ trang bị cho sinh viên tri thức và phương pháp luận khoa học để nhận thức và thực hiện đuờng lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách sâu sắc và toàn diện hơn.

Mặt khác, vì đường lối cách, mạng không chỉ nói lên sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn thể hiện sự bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới của Đảng ta. Do đó, việc nghiên cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Loigiahay.com