Đối với phương pháp nhân giống hữu tính cần lưu ý gì

Nhân giống bằng phương pháp hữu tính là quá trình tạo cây con từ hạt, thuộc phương pháp nhân giống cổ truyền được loài người sử dụng từ khi bắt đầu biết trồng cây ăn quả.

  • Cách chuẩn bị và xử lý hạt trước khi gieo
  • Ra ngôi cây con chờ ghép hoặc để ổn định cây con trước lúc đem trồng

Hạt được hình thành do kết quả thụ tinh của tế bào hạt phấn với tế bào noãn. Từ hạt sẽ mọc ra một cây mới mang đặc tính di truyền của cả cây bố và cây mẹ, hoặc nghiêng hẳn về phía cây bố hoặc mẹ. Hạt được hình thành do quá trình tự hoa thụ phấn (hoa lưỡng tính và có khả năng cách ly) có nhiều khả năng duy trì các đặc tính tính trạng của cây mẹ hơn.

Là một phương pháp tương đối đơn giản dễ làm, tốc độ nhân nhanh và trong đa số trường hợp hệ số nhân cao, nhanh chóng thoả mãn nhu cầu cây giống cho sản xuất.

Muốn hạt nảy mầm tốt cần chú ý tạo điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp đối với từng loài cây ăn quả nhất định, độ sâu lấp hạt phải vừa phải để thoáng khí và tránh vườn đọng nước…

Trong vụ xuân và vụ thu ở nước ta, điều kiện nhiệt độ là yếu tố quyết định đến khả năng nảy mầm của hạt.

Các loài cây khác nhau, đòi hỏi điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Muốn hạt nảy mầm tốt ngoài các yếu tố môi trường và đặc tính sinh học của giống loài, ta cần chú ý chọn lọc trước khi thu hoạch và trước lúc gieo.

Chọn giống: Chọn giống tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giống phải có năng suất cao, phẩm chất tốt.

Chọn cây: Là những cây ổn định về mặt sinh trưởng. Nếu là cây ghép và cây chiết phải có 6 – 7 tuổi trở lên (được theo dõi sau 3 vụ thu hoạch quả). Cây phải có hình dạng thân, tán lá mang đặc điểm của giống mà mình muốn chọn. Sinh trưởng mạnh, ít hoặc không bị sâu bệnh, tính chống chịu tốt với những điều kiện bất thuận của môi trường.

Chọn quả: Phải tươi, tốt, đẹp mã, mang đặc điểm, màu sắc của giống thể hiện đồng đều trên toàn bộ diện tích vỏ quả không bị sâu và bệnh hại.

Chọn hạt: Hạt chắc, không bị sâu bệnh.

Chọn cây con: Chọn cây sinh trưởng khoẻ có bộ rễ phát triển mạnh, cành tán cân đối, lá tươi tốt, không có sâu và bệnh hại. Cây phải đang trong thời kỳ ổn định sinh trưởng, và đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định về các tiêu chuẩn cây con.

Cách chuẩn bị và xử lý hạt trước khi gieo

Đối với một số loại hạt có thời gian ngủ nghỉ lâu và vỏ hạt dày, sau khi thu hái phải rửa sạch phơi khô trong nắng nhẹ, bảo quản trong cát ẩm để ở nơi thoáng mát (mơ, mận, đào, hổng…) (100g cát khô cần 4 gam nước). Trước khi gieo 2 tuần đem xử lý lạnh ở nhiệt độ 3 – 60C.

Đối với những loại hạt không đòi hỏi có thời gian ngủ, nghỉ dài hoặc chín sinh lý ngay trong quá, hoặc trong lá mầm và phôi hạt có nhiều dầu thì sau khi thu hoạch rửa sạch, loại bỏ các hạt lép, hong khô trong nắng nhẹ hoặc ở nơi mát mẻ rổi đem gieo ngay.

Sau khi lấp đất gieo hạt, cần tưới đẫm nước và phủ rơm rạ mục để giữ cho đất không bị dí chặt khi tưới hoặc mưa to. Đất thoáng, trao đổi khí tốt hạt sẽ nẩy mầm đều.

Ra ngôi cây con chờ ghép hoặc để ổn định cây con trước lúc đem trồng

Cây con mọc được từ 20 ngày đến 3 – 4 tháng tuỳ theo giống cây ăn quá, ta có thể ra ngôi cây con được.

Thời gian ra ngôi phải lựa thời tiết tốt, tránh lúc có nắng hạn, gió tây và sương muối, tránh khi cây đang ra lộc non…

Cây con đã ra ngôi được 25 – 30 ngày có thể bón phân, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu, tỉa cành. Nếu là cây để huấn luyện đem trồng phái tạo tán. Thông thường sau bón thúc đợt 1, cứ 10 – 15 ngày lại tiến hành tưới thúc phân chuồng pha lẫn với một ít phân urê để cây con chóng đạt tiêu chuẩn ghép hoặc trồng.

Nếu ra ngôi cây con trong túi bầu PE, thường sử dụng đất nhẹ, với lượng 0,5 – 1 kg cho 1 túi bầu. Trong thành phần của đất có 1/3 là mùn rác trộn với 100 – 200 g phân chuồng hoai mục. Túi PE phải được đục lỗ xung quanh và đáy.

Trước khi ra ngôi bấm bớt rễ “đuôi chuột” của cây con, cắt bớt những lá quá già, quá non, cành phụ mọc yếu, phun ướt lá và rễ cây. Ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào giữa thân cây, ngón tay giữa đẩy cho miệng túi bầu căng ra, giữ cho rễ cây buông tương đối thẳng, cổ rễ ở dưới miệng túi bầu 2 cm. Tay trái dồn nhẹ đất sao cho hơi chặt gốc một chút nhưng đất vẫn xốp. Tránh dùng đất ướt nhão để vào bầu, tránh dổn đất chật quá, rễ bị tổn thương, thối và chết rất nhanh. Ra ngôi xong, tưới nhẹ một lần.

Túi bầu đã ra ngôi song xếp hàng 4 hoặc hàng 6 trên đất cao ráo, thoát nước. Dọc 2 hàng ngoài cùng của một dãy túi phủ đất đến 1/3 bầu cho giữ ẩm tốt và đỡ nóng túi khi trời nắng. Giữa các dãy chừa một lối 40 cm để đi lại chăm sóc cây con. Trong vòng 10 – 20 ngày đầu phải có giàn che nắng cho cây, sau bỏ dần cho cây quen với ánh sáng, nhất là đối với cây giâm cành. Một ngày phải tưới cây 2 lần bằng ôdoa. 20 – 30 ngày sau ra ngôi, tiến hành tưới nước phân pha loãng với urê. Sau đó cứ 10 ngày tưới một lần, nổng độ phân tăng dần. Sau mỗi lần tưới phân phái lấy que chọc phá váng mặt túi bầu.

Túi PE bằng nhựa tái sinh, đủ để cây sinh trưởng từ 1 – 1,5 năm, do đó không cần làm túi to và dày vừa tốn, vừa không lợi cho sinh trưởng của cây. Thành túi cao, túi màu đen hấp thụ nhiệt rất mạnh vì vậy rễ cây sinh trưởng kém, cây chậm lớn.

Ra ngôi trong túi bầu cũng cần làm giàn che mưa nắng cho cây trong những mùa vụ hoặc thời tiết không thuận lợi.

Thông thường trong điều kiện thời tiết và khí hậu ở nước ta, cây con sau ra ngôi từ 6 – 8 tháng có thể đạt tiêu chuẩn ghép hoặc xuất vườn đem trồng được. Nếu chăm bón và phòng trừ sâu bệnh không tốt có thể phải 1 – 1,5 năm. Sau ghép 6 tháng cây con có thể đem đi trồng ở vườn sán xuất. Nếu cây con nhân bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết thời gian đạt tiêu chuẩn xuất vườn hoặc ghép chỉ từ 3 – 4 tháng, cũng có khi tới 6 tháng.

29/03/2022 9

A. Biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.

B. Gieo hạt trên lướng hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.

C. Cả A và B đều đúng

Đáp án chính xác

Đáp án đúng: C

Giải thích: Đối với phương pháp nhân giống hữu tính, cần lưu ý 2 điểm:

+ Biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.

+ Gieo hạt trên lướng hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 7. Khu cây giống:

Xem đáp án » 29/03/2022 21

Câu 6. Vườn ươm cây ăn quả có khu vực nào sau đây?

Xem đáp án » 29/03/2022 11

Câu 4. Yêu cầu về độ chua của đất nơi làm vườn ươm là:

Xem đáp án » 29/03/2022 10

Câu 5. Thiết kế vườn ươm chia làm mấy khu vực?

Xem đáp án » 29/03/2022 10

Câu 1. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả cần đảm bảo mấy yêu cầu?

Xem đáp án » 29/03/2022 8

Câu 8. Khu nhân giống:

Xem đáp án » 29/03/2022 7

Câu 13. Chiết cành là:

Xem đáp án » 29/03/2022 7

Câu 2. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả cần đảm bảo yêu cầu về:

Xem đáp án » 29/03/2022 6

Câu 9. Khu luân canh:

Xem đáp án » 29/03/2022 6

Câu 10. Có mấy phương pháp nhân giống cây ăn quả?

Xem đáp án » 29/03/2022 6

Câu 14. Giâm cành là:

Xem đáp án » 29/03/2022 6

Câu 3. Chọn địa điểm làm vườn ươm cây ăn quả cần đảm bảo mấy yêu cầu?

Xem đáp án » 29/03/2022 5

Câu 12. Có mấy phương pháp nhân giống vô tính?

Xem đáp án » 29/03/2022 4

Câu 15. Chiết cành là:

Xem đáp án » 29/03/2022 4

Video liên quan

Chủ đề