Eps trong tài chính là gì

  • Tài chính Doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (Earning Per Share)

May 26, 2021
0
1085
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

EPS là gì? cách tính EPS ra sao? EPS đóng vai trò gì trong tài chính doanh nghiệp? Hãy cùng Kế toán Excel tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Nội dung bài viết

  • EPS là gì?
  • Cách tính chỉ số EPS
  • Ý nghĩa của chỉ số EPS
  • EPS và vốn
  • EPS và cổ tức
  • EPS và P/E
  • Hạn chế của EPS

EPS là gì?

EPS là viết tắt tiếng Anh của Earning Per Share dịch ra tiếng Việt là lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu.

Chỉ số EPS được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

EPS bao gồm 2 loại:

  • EPS cơ bản: là loại EPS phổ biến, được định nghĩa ngay phần đầu bài viết.
  • EPS pha loãng (còn gọi là Dilluted EPS) là chỉ số bổ sung giúp điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP

EPS pha loãng có tính chính xác cao hơn so với EPS cơ bản do phản ánh các sự kiện có thể khiến thay đổi lượng cổ phiếu trong tương lai.

Chỉ số EPS của các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy trên một số trang web về tài chính như CafeF hoặc trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Eps trong tài chính là gì

Cách tính chỉ số EPS

Công thức tính chỉ số EPS như sau:

EPS = Lợi nhuận sau thuế / Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành

Ví dụ: Cổ phiếu của Công ty ABC 4 quý gần nhất có tổng lãi là 10.230 tỷ đồng và số cổ phiếu đang lưu hành là 1,20 tỷ cổ phiếu.

Có thể tính EPS của công ty ABc như sau:

EPS (ABC) = 10.230 tỷ đồng / 1.20 tỷ cổ phiếu = 8356,6 đồng

Trên đây là cách tính chỉ số EPS cơ bản.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

EPS của doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:

  • Thể hiện mức lợi nhuận của 1 cổ phiếu.
  • Khi doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là n đồng có nghĩa là EPS = n đồng
  • Thông qua EPS chúng ta có thể tính xác định được lợi nhuận của một công ty trên cơ sở tuyệt đối. Nó cũng là một thành phần chính được sử dụng để tính toán tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu (P/E), trong đó: E trong P/E chính là EPS. Thông qua việc chia P cho E, nhà đầu tư có thể thấy giá trị của cổ phiếu theo mức thị trường sẵn sàng trả cho mỗi đồng thu nhập.
  • EPS là một trong những chỉ số có thể sử dụng để chọn cổ phiếu. Nếu bạn đang quan tâm tới giao dịch và đầu tư chứng khoán, bước tiếp theo bạn cần là một nhà môi giới phù hợp.
  • Nhà đầu tư thường so sánh EPS với giá cổ phiếu để xác định giá trị thu nhập và đánh giá sự tăng trưởng trong tương lai.

EPS và vốn

Một khía cạnh khá quan trọng của EPS mà nhiều người bỏ qua đó là số vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng trong tính.

Hai công ty có thể tạo ra cùng mức EPS nhưng một công ty có thể tạo ra với ít tài sản ròng hơn, do công ty đó sử dụng vốn tạo ra thu nhập hiệu quả hơn, và có thể đánh giá công ty đó tốt hơn về mặt hiệu quả.

Một số liệu có thể được sử dụng để xác định việc công ty hoạt động hiệu quả hơn là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

EPS và cổ tức

Trong khi EPS được sử dụng rộng rãi như một cách để theo dõi hoạt động công ty, các cổ đông không có quyền can thiệp trực tiếp vào các khoản lợi nhuận đó.

Một phần thu nhập có thể được phân phối dưới dạng cổ tức nhưng toàn bộ hoặc một phần EPS có thể được công ty giữ lại.

Các cổ đông có thể thông qua đại diện của họ trong hội đồng quản trị sẽ phải thay đổi phần EPS được phân phối thông qua cổ tức để tiếp cận nhiều hơn trong số lợi nhuận đó.

Bởi vì các cổ đông không thể tiếp cận EPS được quy cho cổ phiếu của họ, chính vì vậy mối liên hệ giữa EPS và giá cổ phiếu có thể rất khó xác định. Điều này đặc biệt đúng với các công ty không trả cổ tức, ví dụ các công ty công nghệ thường thông báo trong tài liệu chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng rằng công ty không trả cổ tức và không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai.

Về bề nổi rất khó giải thích tại sao số cổ phiếu này lại có giá trị đối với cổ đông.

Giá trị danh nghĩa thực tế của EPS dường như cũng có mối quan hệ tương đối gián tiếp với giá cổ phiếu. Ví dụ, EPS cho 02 cổ phiếu có thể giống nhau nhưng giá cổ phiếu có thể khác nhau nhiều.

EPS và P/E

So sánh tỷ lệ P/E (hệ số giá trên một cổ phần) trong một nhóm ngành có thể hữu ích, mặc dù theo những cách không mong muốn.

Mặc dù có vẻ như một cổ phiếu có giá cao hơn so với EPS của nó khi so sánh với các cổ phiếu cùng ngành có thể bị định giá quá cao nhưng quy luật lại có xu hướng ngược lại.

Các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một cổ phiếu nếu nó được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hoặc vượt trội so với các cổ phiếu cùng ngành, bất kể EPS lịch sử của nó là bao nhiêu.

Trong thị trường giá tăng (hay thị trường theo chiều giá lên), các cổ phiếu có tỷ lệ P/E cao vượt trội so với mức trung bình của các cổ phiếu khác là điều bình thường.

Hạn chế của EPS

Dù có nhiều ý nghĩa tuy nhiên EPS cũng có một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

  • EPS có thể âm và P/E sẽ không có ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm. Do vậy nếu EPS âm, bạn cần sử dụng công cụ khác để định giá.
  • Lợi nhuận là chỉ số rất dễ biến động (có thể do đột biến, bán tài sản, do chủ doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp thuộc ngành có chu kỳ cao), khi đó EPS rất dễ bị bóp méo.
  • Nếu doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ESOP sẽ khiến EPS giảm và tăng mức độ rủi ro cho nhà đầu tư.
  • Nhiều doanh nghiệp khai khống số liệu, đưa ra mức lợi nhuận ảo (bằng cách gia tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu) khiến nhà đầu tư thua lỗ.

EPS là một chỉ số hữu ích đối với việc đầu tư vào doanh nghiệp, tuy nhiên hãy tìm hiểu thêm các chỉ số quan trọng khác trước khi bạn thực sự đầu tư nhé.

Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Previous articleHạch toán Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Tài khoản 154
Next articleVốn điều lệ là gì? Quy định về góp vốn điều lệ doanh nghiệp
admin