Chỉ số APT là gì

Top 15 chỉ số KPIs cho cửa hàng bán lẻ cần đặc biệt chú trọng

Bởi Jackie Nguyen | 30/10/2018 | 0

Trên thực tế các chỉ số doanh thu từ máy POS, chỉ phản ánh một phần tình hình kinh doanh tại cửa hàng. Có thể cửa hàng hoặc chuổi cửa hàng của bạn đang hoạt động có lãi, đáp ứng được lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ hiệu quả của một cửa hàng bán lẻ, để có số liệu cho một bức tranh tổng quan hơn, toàn diện hơn. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn tổng thể hơn được tổng hợp và thu thập từ các nhà quản lý hàng đầu trong ngành.

Chỉ số APT là gì

15 chỉ số KPIs sau đây giúp doanh nghiệp đo lường và nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh tại cửa hàng hoặc điểm bán.

Đặt vấn đề tham khảo:

1. Làm thế nào để tối ưu hiệu suất và nâng cao hoạt động kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ?
2. Làm thế nào để xác định nguyên nhân và hiệu quả hoạt động giữa các cửa hàng trong chuổi hệ thống của bạn?
3. Làm thế nào để xác định và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, khai thác triệt để hiệu quả hoạt động tại mổi cửa hàng?
4. Làm thế nào để có bức tranh tổng thể, toàn diện để phân tích, so sánh, đánh giá của toàn chuổi cửa hàng/ toàn hệ thống?
5. Làm thế nào để xác định KPIs nào cần được thiết lập cho cửa hàng nào nhằm thúc đẩy, nâng cao và khai thác hiệu quả kinh doanh tại cửa hàng đó?
6. Làm thế nào để phân tích hiệu quả chiến dịch Marketing (Marketing Campaign Analytics) tại cửa hàng/ điểm bán. Các chỉ số nào cần so sánh trong chiến dịch?

Các chỉ số KPIs trong bán lẻ cần đặc biệt chú trọng

#1. Thống kê, phân tích lưu lượng khách hàng (Hệ thống đếm người; Tiếng Anh: People Counting System):

Giải pháp và công nghệ: Đây là giải pháp đếm người (hay còn gọi là hệ thống đến người).

Thế hệ 1: Infrared Beam Counter (2002-2004): Đếm bằng máy đếm nhịp hồng ngoại.
Thế hệ 2: Thermal counters (2005-2011): đếm bằng nhiệt
Thế hệ 3: Video & wifi counting (2012-2016): Đếm bằng video và wifi
Thế hệ 4: Video & wifi analytics with video footage (2017 to present): đếm khách có rà soát lại, sử dụng cả công nghệ computer vision.

Giải pháp đếm người của SmartRetail giúp Quý doanh nghiệp có bức tranh tổng thể về Khách hàng đã và đang đến với cửa hàng hoặc điểm bán của doanh nghiệp. SmartRetail Analytics sẽ giúp bạn thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá và nắm bắt xu hướng thay đổi để đưa ra những quyết định sang suốt về vấn đề kinh doanh của mình.

Giá trị mang lại: Đo đếm được chỉ số này sẽ cho chủ cửa hàng thấy rõ điểm mạnh/ yếu của các hoạt động:

Thiết kế mặt bằng cửa hàng (store layout): Nó sẽ chỉ ra cửa hàng nào; khu vực nào nhiều lưu lượng nhất, khu nào ít nhất, nơi nào khách hàng bị tắc và nơi nào là điểm chết trong cửa hàng,
Hiệu quả của các chiến dịch Marketing tại cửa hàng: Liệu các chương trình truyền thông có đủ hiệu quả để kéo khách hàng tới cửa hàng?
Điều phối nhân viên: Hoạt động điều phối có hiệu quả giữa các khung giờ cao điểm (lưu lượng khách hàng lớn) và những khung giờ vắng khách? Không nhất thiết cửa hàng luôn phải có số lượng NVBH cố định.
Tỷ lệ chuyển đổi: So sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các cửa hàng dựa trên phân tích lưu lượng khách hàng và POS.
Heatmap: Phân tích những điểm nóng bên trong cửa hàng giúp cho bạn nắm bắt hành vi của của Khách hàng ở bên trong, khu vực trưng bày nào thu hút họ nhất, những gì họ tìm kiếm và điều gì thúc đẩy họ mua. SmartRetail Analytics giúp bạn biết rõ hơn dòng sản phẩm hoặc khu vực nào đang hoạt động tốt và hiệu quả hơn nhằm có thể cải thiện các khía cạnh để kích thích người mua.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Marketing; Kế hoạch; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#2. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng (Conversion rate (percentage))
Cách tính: Conversion rate (percentage) [CVR] = (total transactions/total shopper traffic) *100

Giá trị mang lại: Giúp đánh giá hiệu quả của các thành phần trong cửa hàng, từ đó đưa ra các hành động để cải thiện:

Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán đã đủ tốt chưa? Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán lẻ có được thực hiện nghiêm túc không?
Trưng bày và trang trí: Trưng bày hàng hoá đã đủ hấp dẫn chưa? NVBH( nhân viên bán hàng) có triển khai đúng theo hướng dẫn trưng bày không?
Trải nghiệm mua hàng: Thiết kế trải nghiệm khách hàng tại điểm bán đã hợp lý chưa? Còn chỗ nào chưa bằng đối thủ cạnh tranh?

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Marketing; Kế hoạch; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#3. Giá trị người mua (Shopper value)
Shopper value = (total sales/ total shopper traffic)

Cách tính: Giá trị người mua = (Tổng doanh thu / Tổng lưu lượng người mua).

Giá trị mạng lại: Nếu bạn kết hợp chỉ số này với CVR (Conversion Rate), giúp bạn dự đoán bạn cần phát triển bao nhiêu và những gì để tăng CVR lên 0,5%; 1% hay 10%.

Chiến thuật marketing tại điểm bán: có nên áp dụng các chương trình promotion để thúc đẩy gia tăng giao dịch?
Dịch vụ CSKH và trải nghiệm khách hàng: có đủ hấp dẫn?

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Marketing; Kế hoạch; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#4. Số lượng hoá đơn/ giao dịch
= (total shopper traffic/ total transactions)
Cách tính: Tổng hợp số lượng hoá đơn/ giao dịch phát sinh
Ví dụ: 200 hoá đơn/ tháng

Giá trị mang lại:

Chiến thuật marketing tại điểm bán: có nên áp dụng các chương trình promotion để thúc đẩy gia tăng giao dịch?
Dịch vụ CSKH và trải nghiệm khách hàng: có đủ hấp dẫn?
Điều phối NVBH: cửa hàng có đủ bận rộn không? Cửa hàng A Có cần nhất thiết phải đủ người như các cửa hàng khác không nếu lượng giao dịch chỉ bằng 1/3?

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Marketing; Kế hoạch; Kế toán; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#5. Giá trị trung bình hoá đơn (Average sales per transaction AST)
AST = (total sales / total transactions)

Ví dụ: Cửa hàng đạt 500 triệu / 1tháng, bán được 100 hoá đơn, như vậy trung bình mỗi đơn hàng khách hàng mua khoảng 5 triệu.

Giá trị mang lại: Cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn vĩ mô hơn về ngân sách mà khách hàng của họ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm hiện hành. Nó là chỉ số đánh giá hiệu quả của các hoạt động:

Liên quan tới chính sách giá: đã hợp lý chưa? ATV thấp thể hiện việc chưa tận dụng tốt các hoạt động Upsell , Cross-sell, bán Bundles hoặc đơn giản là chưa có biện pháp kích thích khách hàng mua vượt ngân sách dự kiến của họ.
Liên quan tới phát triển sản phẩm/ nhóm sản phẩm: Khách hàng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao (đắt tiền) hay là mua nhiều sản phẩm có giá trị thấp? Thói quen là mua hàng 1 lần ít sản phẩm hay là mua nhiều sản phẩm? Từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp cho từng nhóm value drivers/ margin builders/ traffic drivers/ basket builder.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Marketing; Kế hoạch; Kế toán; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#6. Tổng số đơn vị bán trên mổi giao dịch (Units per transaction [UPT])
UTP = (total units sold / total transactions)
Ví dụ: Cửa hàng đạt 3000 sản phẩm/ 300 hóa đơn/ ngày, như vậy trung bình mỗi đơn hàng khách hàng mua khoảng 10 sản phẩm.

Giá trị mang lại: Cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn vĩ mô hơn về ngân sách mà khách hàng của họ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm hiện hành. Nó là chỉ số đánh giá hiệu quả của các hoạt động:

Liên quan tới phát triển sản phẩm/ nhóm sản phẩm: Khách hàng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao (đắt tiền) hay là mua nhiều sản phẩm có giá trị thấp? Thói quen là mua hàng 1 lần ít sản phẩm hay là mua nhiều sản phẩm? Từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp cho từng nhóm value drivers/ margin builders/ traffic drivers/ basket builder.
Chiến thuật marketing tại điểm bán: có nên áp dụng các chương trình promotion để thúc đẩy gia tăng giao dịch? Hoặc sản phẩm mua kèm,
Dịch vụ CSKH và trải nghiệm khách hàng: Nâng cao chất lượng CSKH và trỉa nghiệm khách hàng kích thích mua thêm sản phẩm cùng loại, giá trị gia tang,

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Marketing; Kế hoạch; Kế toán; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#6. Lợi nhuận biên (Profit Margin)
Cách tính: PM = (tổng lãi/ tổng doanh thu) x 100%.

Ví dụ: Cửa hàng lãi 1 tháng 100 triệu (sau khi trừ chi phí) so với doanh thu 1 tỷ thì PM=10%

Giá trị mang lại: Chỉ số này hiển nhiên quan trọng đối với người làm kinh doanh. So sánh chỉ số này qua các tháng, người chủ sẽ biết được:

Doanh thu: Tăng lớn nhưng chưa chắc lợi nhuận đã tăng theo nhịp của doanh thu.
Các chi phí hoạt động tại cửa hàng: Có thể đang cao, cần giảm để tăng hiệu quả hoạt động quản lý
Cần có chiến thuật và tính toán tới phần giá cả: có thể tăng giá nếu muốn tăng lợi nhuận? hoặc phải xây dựng cơ cấu hàng margin builders cao hơn trong cơ cấu hàng hoá cửa hàng.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng tuần, tháng, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng tuần, tháng, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Kế toán; BOD.

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#7. Vòng quay hàng hoá (Inventory Turnover Ratio)
Cách tính: iST= Tổng giá vốn hàng bán/ Tồn kho trung bình.
(Số lần hàng hoá trong kho hàng được bán ra trong 1 khoảng thời gian nhất định).

Trong đó:

Tồn kho trung bình (Bình quân hàng tồn kho) = (Tồn kho năm trước + Tồn kho năm nay) /2
iST (4 quý gần nhất) = (Tổng giá vốn hàng bán (4 quý gần nhất) / Bình quân hàng tồn kho).

Ví dụ: Tồn kho trung bình 1 cửa hàng là 500 triệu, 1 năm bán được 1 tỷ tính theo giá vốn hàng hoá (giá nhập hàng/ giá sản xuất) thì vòng quay hàng hoá được 2 lần.

Giá trị mang lại: đưa ra các quyết định quan trọng liên quan tới hàng hoá:

Kế hoạch nhập hàng: bao lâu cần bổ sung thêm hàng.
Hàng trong kho có đủ bán không hay thừa?
Vòng đời của từng mã hàng khác nhau => tìm ra được quy luật các sản phẩm bán chạy
Luân chuyển hàng hoá thông minh và bán kèm/ bán bổ sung các sản phẩm.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Kinh doanh; Kế toán; Kế hoạch; BOD.

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#8. Tỷ lệ hàng đổi trả (Payment Return PR)
Cách tính: PR= số lượng hàng đổi trả/ tổng số lượng hàng đã bán
Ví dụ: của hàng A bán 20,000 sản phẩm và bị trả lại 2,000 sản phẩm thì PR=10%

Giá trị mang lại: Chỉ số này rõ ràng cho người chủ thấy rằng:

Chất lượng sản phẩm có vấn đề gì không?
Dịch vụ khách hàng có triển khai tốt không? Đặc biệt ở khâu CSKH
Các chương trình marketing có đúng và thích hợp với sản phẩm không?

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Service; BOD.

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#9. Tỷ lệ số lượng hàng bán ra tới khách hàng (Sell Through Percentage)

Cách tính: STP= (Số lượng hàng bán ra/ tổng lượng hàng tồn kho đầu kì) x 100%
(Lưu ý: Tỷ lệ này khác với Sell-in là tỷ lệ hàng bán ra tới đại lý)
Ví dụ: Cửa hàng A nhập 5,000 hàng đầu kì và bán 1,000 hàng sau 1 tháng thì STP của tháng đó là 20%

Giá trị mang lại:

Đánh giá tính khả thi của sản phẩm: sản phẩm nào bán chạy, sản phẩm nào bán kém.
Là cơ sở để đánh giá sản phẩm nào nên giảm giá, sản phẩm nào nên trả lại nhà sản xuất, hoặc là có nên tái đặt hàng 1 mã sản phẩm nào đó.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Service; Plan; BOD.

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#10. Lãi dự kiến trên mức đầu tư (Gross Margin Return on Investment GMROI)
Cách tính: GMROI = Tổng lãi / Chi phí hàng tồn trung bình.
Ví dụ: Cửa hàng A lãi 1 tháng là 500 triệu, chi phí hàng tồn trung bình là 250 triệu thì GMROI là 2. Tức là cửa hàng này kiếm được 2 triệu trên mỗi 1 triệu đầu tư cho hàng tồn.

Giá trị mang lại:

Là cơ sở đánh giá tổng quan nhất toàn bộ hoạt động của cửa hàng theo kì.
Là cơ sở để tối ưu hoá hàng tồn và hàng trưng bày
Là cơ sở để điều chỉnh sản phẩm: thay đổi giá bán.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Accounting; BOD.

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; BOD;

#11. Doanh số bán hàng trên m2 (Sales per Square Meters SPSM)
Cách tính: SPSM=Tổng doanh thu (VNĐ) / tổng diện tích (m2)
Ví dụ: Doanh thu mỗi tháng của cửa hàng A là 500 triệu trên diện tích 200m2 thì SPSM=500/200=2,5 triệu/m2.

Giá trị mang lại: Đây là Chỉ số đo lường hiệu quả việc sử dụng không gian bán lẻ và tài sản đầu tư. Nếu chỉ số của cửa hàng A thấp hơn cửa hàng B thì có thể:

Việc thiết kế bố trí quầy kệ trưng bày chưa hợp lý
Cơ cấu hàng hoá sắp xếp có vấn đề
Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn
Lưu trữ hàng tồn chưa hợp lý
Các chương trình xúc tiến thương mại chưa hiệu quả

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Planning; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#12. Số lượng người mua hàng/ số lượng nhân viên (Shoppers to staff ratio SSR)
Cách tính:SSR= (total shoppers in time period/ number of staff members on sales floor in time period).

Giá trị mang lại: Giúp đánh giá hiệu quả của các thành phần trong cửa hàng, từ đó đưa ra các hành động để cải thiện:

Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán đã đủ tốt chưa? Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán lẻ có được thực hiện nghiêm túc không?
Trưng bày và trang trí: Trưng bày hàng hoá đã đủ hấp dẫn chưa? NVBH (nhân viên bán hàng) có triển khai đúng theo hướng dẫn trưng bày không?
Điều phối nhân viên: Hoạt động điều phối có hiệu quả giữa các khung giờ cao điểm (lưu lượng khách hàng lớn) và những khung giờ vắng khách? Không nhất thiết cửa hàng luôn phải có số lượng NVBH cố định.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Planning; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#13. Thời gian khách hàng ở bên trong cửa hàng (Average shopper Dwell time (Duration time))

Dwell time = (total minutes in store for all shoppers/ total shopper traffic).

Giá trị mang lại: Giúp đánh giá hiệu quả của các thành phần trong cửa hàng, từ đó đưa ra các hành động để cải thiện:

Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán đã đủ tốt chưa? Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán lẻ có được thực hiện nghiêm túc không?
Trưng bày và trang trí: Trưng bày hàng hoá đã đủ hấp dẫn chưa? NVBH (nhân viên bán hàng) có triển khai đúng theo hướng dẫn trưng bày không?
Điều phối nhân viên: Hoạt động điều phối có hiệu quả giữa các khung giờ cao điểm (lưu lượng khách hàng lớn) và những khung giờ vắng khách? Không nhất thiết cửa hàng luôn phải có số lượng NVBH cố định.
Hiệu quả của các chiến dịch Marketing tại cửa hàng: Liệu các chương trình truyền thông có đủ hiệu quả để kéo khách hàng tới cửa hàng?

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Planning; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#14. Tỷ lệ thay đổi trong doanh thu theo (year-over-year percentage change in Sales YOY in Sales)
YoY in Sales = ((sales for time period this year/sales for time period last year)-1) *100

Giá trị mang lại: Tương tự công thức này, chúng ta có dùng để cho tháng, quý. Giúp đánh giá hiệu quả, hiệu suất kinh doanh tại cửa hàng, từ đó đưa ra các hành động để cải thiện:

Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán đã đủ tốt chưa? Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán lẻ có được thực hiện nghiêm túc không?
Trưng bày và trang trí: Trưng bày hàng hoá đã đủ hấp dẫn chưa? NVBH (nhân viên bán hàng) có triển khai đúng theo hướng dẫn trưng bày không?
Điều phối nhân viên: Hoạt động điều phối có hiệu quả giữa các khung giờ cao điểm (lưu lượng khách hàng lớn) và những khung giờ vắng khách? Không nhất thiết cửa hàng luôn phải có số lượng NVBH cố định.
Hiệu quả của các chiến dịch Marketing tại cửa hàng: Liệu các chương trình truyền thông có đủ hiệu quả để kéo khách hàng tới cửa hàng?

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Planning; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

#15. Tỷ lệ thay đổi trong doanh thu theo (Year over year percent change in shopper traffic by time period YoY in Traffic)
YoY in Traffic = ((traffic for time period this year/traffic for time period last year)-1) *100

Giá trị mang lại: Tương tự công thức này, chúng ta có dùng để cho tháng, quý. Giúp đánh giá hiệu quả thu hút khách hàng đến điểm bán, mật độ khách hàng tại cửa hàng, từ đó đưa ra các hành động để cải thiện:

Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán đã đủ tốt chưa? Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán lẻ có được thực hiện nghiêm túc không?
Trưng bày và trang trí: Trưng bày hàng hoá đã đủ hấp dẫn chưa? NVBH (nhân viên bán hàng) có triển khai đúng theo hướng dẫn trưng bày không?
Hiệu quả của các chiến dịch Marketing tại cửa hàng: Liệu các chương trình truyền thông có đủ hiệu quả để kéo khách hàng tới cửa hàng?
Điều phối nhân viên: Hoạt động điều phối có hiệu quả giữa các khung giờ cao điểm (lưu lượng khách hàng lớn) và những khung giờ vắng khách? Không nhất thiết cửa hàng luôn phải có số lượng NVBH cố định.

Phương pháp:

Tần suất đo: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Phân tích, so sánh, nắm bắt xu hướng: Hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
Thiết lập mục tiêu KPIs: Hàng tuần, tháng, quý, năm.

Bộ phận liên quan và thừa hưởng thông tin: Sales; Marketing; Planning; BOD

Thẩm định thông tin: Trưởng phòng; Trưởng cửa hàng; BOD;

Phân tích hoạt động toàn diện tại cửa hàng, thu thập và đo lường các chỉ số này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại cửa hàng hoặc điểm bán. Xây dựng một cơ sở báo cáo phân tích giúp cho lãnh đạo ra quyết định kinh doanh chiến lược, làm thế nào để tối ưu hoạt động, tăng lợi nhuận và cạnh tranh.
SmartRetail Analytics giúp Quý doanh nghiệp hiểu rõ Khách hàng qua từng bước chân Thu thập và đo lường chất lượng dịch vụ cung cấp (Service Index) Thấu hiểu và xây dụng lòng trung thành với Khách hàng (NPS Index).

Jackie Nguyen

Chuyên mục Blog, Giải pháp đếm người, Tin tức & Sự kiện và được gắn thẻ People Counting, Retail, Ứng dụng