Mang thai tăng cân thế nào là hợp lý năm 2024

Phụ nữ trong thai kỳ trung bình chỉ cần nhiều hơn tối đa 500 calories mỗi ngày so với trước khi mang thai. Quan trọng là Mẹ có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh trong thai kỳ để giúp em bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, phát triển với tốc độ ổn định và khỏe mạnh. Vậy như thế nào là tăng cân một cách hợp lý khi mang thai?

Mức tăng cân thích hợp cho Mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả cân nặng trước khi mang thai và chỉ số khối cơ thể (BMI) của Mẹ. Theo đó, mẹ bầu có chỉ số cơ thể mức độ bình thường sẽ cần tăng trung bình khoảng từ 11,5 đến 16 kg khi mang thai. Đối với mẹ có chỉ số cơ thể trước khi mang thai không nằm ở mức bình thường, ví dụ như: ​

  • Phụ nữ thừa cân cần tăng khoảng 7 – 11.5 kg hoặc ít hơn, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai. ​
  • Phụ nữ thiếu cân sẽ cần tăng thêm 12,5 – 18 kg. ​
  • Ngoài ra mẹ nên tăng cân nhiều hơn nếu mang song thai, đa thai,… (trung bình một phụ nữ sinh đôi cần tăng thêm 16,5 – 24,5 kg). ​

Điều đặc biệt quan trọng là phải tăng đúng số cân khi Mẹ mang thai đôi vì cân nặng của Mẹ ảnh hưởng đến cân nặng của em bé. Khi mang song thai, Mẹ có thể cần tăng thêm 700 kcal mỗi ngày. ​ Trong tam cá nguyệt đầu tiên, hầu hết Mẹ bầu không cần tăng cân nhiều - đây là một tin tốt nếu Mẹ đang gặp khó khăn với chứng ốm nghén. Nếu bắt đầu ở mức cân nặng bình thường, Mẹ bầu chỉ cần tăng khoảng 1 - 2 kg trong vài tháng đầu của thai kỳ. Mẹ có thể làm điều này bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và thêm tối đa 50 kcal/ngày, tương đương 1 trái chuối. ​

Tăng cân ổn định quan trọng hơn từ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, với mức năng lượng tăng thêm trung bình 250 kcal/ngày cho tam cá nguyệt thứ 2 và 500 kcal/ngày cho tam cá nguyệt thứ 3.

Nếu bị thiếu cân trước khi mang thai, điều cần thiết bây giờ là Mẹ phải tăng cân hợp lý trong giai đoạn thai kỳ này. Nếu không có đủ cân nặng, em bé của Mẹ có thể sinh ra nhỏ hơn dự kiến. ​

Trong trường hợp Mẹ bị thừa cân trong thai kỳ, điều này có thể làm tăng nguy cơ ​bị tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, chuyển dạ kéo dài và cần phải sinh mổ hoặc sinh trước ngày dự sinh. ​

Hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu Mẹ: ​

  • Muốn thiết lập mục tiêu tăng cân tốt cho mình. ​
  • Rối loạn ăn uống khiến Mẹ không thể có chế độ ăn uống lành mạnh. ​
  • Mẹ khó kiểm soát được cân nặng của mình hoặc mẹ cảm thấy mình tăng cân quá nhanh . ​

Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi người là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả. ​

Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bạn để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp riêng biệt. ​

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. ​ AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh. ​

Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.

Tăng cân khi mang thai luôn là mối quan tâm lớn cũng như gây ra nhiều mối lo lắng của nhiều bà bầu. “Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý?”, “Tăng cân nhiều khi mang thai có nguy hiểm không?”... luôn là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích cho quá trình mang thai của mẹ bầu.

Tại sao tăng cân khi mang thai quan trọng?

Cân nặng khi mang thai không chỉ là một chỉ số về sức khỏe của mẹ mà còn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Sự tăng cân là một phần tự nhiên của quá trình mang thai và cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển một cách khỏe mạnh.

Mang thai tăng cân thế nào là hợp lý năm 2024
Tăng cân là yếu tố quan trọng trong quá trình mang thai

Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường mang thai, tỷ lệ tăng cân của thai nhi cao, gây khó khăn trong quá trình sinh con. Ngược lại, nếu mẹ không tăng cân đủ, thai nhi có thể gặp khó khăn trong việc phát triển và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau khi ra đời. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cả mẹ và thai nhi.

Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý?

Tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu tăng, mức tăng mỡ, mô và dịch cơ thể tăng, cùng với cơ địa riêng của mỗi người mẹ. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã đưa ra công thức tính BMI (Chỉ số khối lượng cơ thể) của người mẹ trước khi mang thai để ước tính sự tăng cân trong thai kỳ.

Mang thai tăng cân thế nào là hợp lý năm 2024
Mẹ bầu cần duy trì mức tăng cân hợp lý trong suốt thai kỳ

Công thức tính BMI được tính bằng cách chia cân nặng của người mẹ trước khi mang thai cho bình phương chiều cao: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m).

Dựa trên kết quả BMI này, WHO đã đề xuất các mức tăng cân trong thai kỳ như sau:

BMI khoảng 18,5 - 24,9 (cân nặng bình thường trước khi mang thai):

  • Trong 3 tháng đầu (quý I): Nên tăng 1 kg.
  • Trong 3 tháng giữa (quý II): Nên tăng 4 - 5 kg.
  • Trong 3 tháng cuối (quý III): Nên tăng 5 - 6 kg.

Tổng cộng tầm 10 - 12 kg trong suốt thai kỳ.

BMI < 18,5 (nhẹ cân trước khi mang thai):

Tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thường là 12,7 - 18,3 kg.

BMI > 25 (thừa cân, béo phì trước khi mang thai):

Mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7 - 11,3 kg.

Trường hợp mang thai song thai:

Nên tăng khoảng 16 - 20,5 kg.

Tuy nhiên, mức tăng cân cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình trạng cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có kế hoạch tăng cân phù hợp, an toàn trong suốt thai kỳ.

Những lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu theo dõi cân nặng khi mang thai

Theo dõi biểu đồ cân nặng khi mang thai là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để theo dõi sự tăng cân một cách hiệu quả, mẹ bầu cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:

Mang thai tăng cân thế nào là hợp lý năm 2024
Một số lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai

  • Theo dõi cân nặng đều đặn: Lên lịch theo dõi cân nặng đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Thường thì mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng mỗi lần đến buổi kiểm tra thai kỳ hoặc theo lịch hẹn.
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lý và cân đối là quan trọng để đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Điều này bao gồm việc ăn đủ protein, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng khác.
  • Hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động thường xuyên là cách tốt để duy trì sức khỏe tổng thể và kiểm soát tăng cân. Tuy nhiên, hãy tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và hạn chế các hoạt động mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tìm hỗ trợ từ bác sĩ nếu có bất kỳ điều bất thường nào: Nếu thấy cân nặng tăng bất thường hay giảm đột ngột, cần liên hệ và thăm khám bởi các bác sĩ. Điều này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng từ tháng thứ 4 trở đi, việc tăng cân của mẹ bầu nên duy trì trong khoảng 1,5 - 2 kg mỗi tháng. Quá trình này đòi hỏi việc kiểm tra cân nặng đều đặn và nếu mẹ bầu tăng cân ít hơn 1 kg hoặc quá 3 kg mỗi tháng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Tăng cân khi mang thai là một phần quan trọng trong quá trình thai kỳ. Mức tăng cân phù hợp đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Các mẹ nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân đối và duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.