Fed họp tháng 5 ngày nào

Thứ năm, 03/11/2022 14:00 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Ngày 3/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp ở mức 0,75% nhằm kiềm chế tình hình lạm phát đang cao nhất trong vòng 40 năm qua, đồng thời cũng để ngỏ khả năng giảm mức tăng lãi suất trong những cuộc họp tiếp theo.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED đã quyết định nâng biên độ lãi suất cho vay cơ bản lên khoảng 3,75% đến 4%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/2008.

Như vậy, kể từ tháng 3/2022, FED đã tăng lãi suất tổng cộng 6 lần. Trong đó, 4 lần gần nhất đều nâng với mức 0,75% trong các phiên họp chính sách vào tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11.

Trong thông báo sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, FED nhấn mạnh quyết định tiếp tục tăng lãi suất “sẽ là phù hợp” để đạt được mức độ kiểm soát cần thiết nhằm kiềm chế lạm phát, song cơ quan này sẽ cân nhắc tác động đối với nền kinh tế khi đưa ra các quyết định tiếp theo.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong nỗ lực giảm chi phí sinh hoạt, FED sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Việc FED tăng lãi suất nhanh chóng đã khiến doanh số bán nhà giảm mạnh và thúc đẩy các doanh nghiệp rút vốn đầu tư, 2 yếu tố chủ chốt có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Mức lãi suất cao hơn của FED cũng làm tăng thêm bất ổn kinh tế ở nước ngoài, và tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nước Mỹ. 

Tuy nhiên, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, ông vẫn nhận thấy con đường dẫn đến một đợt "hạ cánh mềm" và không có đợt suy thoái nghiêm trọng. Song, nền kinh tế Mỹ trong năm nay hầu như không tăng trưởng trong khi mức độ ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao vẫn chưa hoàn toàn phát huy hiệu quả.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đánh giá quyết định tăng lãi suất sẽ giúp giảm lạm phát, trong đó, việc tăng lãi suất vay thế chấp sẽ góp phần làm dịu tình trạng giá nhà tăng cao. Nhà Trắng cũng khẳng định tiếng nói độc lập của FED và lưu ý về sự tin tưởng của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng cơ quan này có những “chính sách tiền tệ tốt nhất” để giải quyết vấn đề lạm phát.

Trước đó, ngày 1/11, FED đã bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày về chính sách tiếp theo trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao. Trước đà tăng của lạm phát và sự thắt chặt của thị trường lao động, các nhà phân tích cho rằng một đợt tăng lãi suất thêm 0,75% nữa gần như là chắc chắn trong cuộc họp chính sách lần này.

Cuộc họp của FED diễn ra trước khi có báo cáo về thị trường lao động. Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng tăng trưởng việc làm sẽ giảm tốc. Giới phân tích dự báo, có 200.000 việc làm mới được tạo ra vào tháng 10, giảm so với 263.000 việc làm được tạo thêm vào tháng 9. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 3,6% trong tháng 10 so với mức 3,5% trong tháng 9. Trong khi đó, FED hy vọng mức lương trung bình hàng năm sẽ tăng từ 2% - 3%, một dấu hiệu cho thấy lạm phát được kiểm soát.

Giới giao dịch thị trường tương lai đang dự đoán về khả năng FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% và 0,75% vào tháng 12 tới. Thị trường cũng đang dự báo lãi suất cho vay sẽ đạt gần 5% trước khi FED kết thúc việc tăng lãi suất./.

Hoài Hà (Theo Reuters, CNBC)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trọng tâm trước mắt sẽ là bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell tại Viện Brookings vào ngày cuối cùng của tháng 11. Tờ Bloomberg lưu ý sự kiện này giúp ông Powell có cơ hội nhắc các quan chức FED về những dấu hiệu cho thấy họ sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản trong cuộc họp cuối cùng của năm, sau 4 lần liên tiếp tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.

Chỉ có điều là tất cả đều chưa biết Chủ tịch Powell sẽ quyết định ra sao, vì động thái này cần một cuộc bỏ phiếu, mà các quan chức thì mỗi người một ý.

Các quan chức hàng đầu của FED đã đưa ra những bình luận công khai. Mỗi người đều đưa ra những dự báo khác nhau về điều sắp xảy ra. Bỏ qua những tranh luận nội bộ, các quan chức chia thành hai luồng ý kiến. Một là cần tạo thêm áp lực, tức là tiếp tục tăng lãi suất để chấm dứt lạm phát.

Chủ tịch FED chi nhánh St. Louis Jim Bullard, Chủ tịch FED chi nhánh Kansas City Esther George và Thống đốc FED Christopher Waller là những người ủng hộ ý kiến thứ nhất này. Ông Bullard mong muốn lãi suất quỹ liên bang sẽ nằm trong khoảng từ 5% đến 7%. Hiện tại lãi suất đang ở mức 4%.

Đối với luồng ý kiến ngược lại có Chủ tịch FED chi nhánh Boston – bà Susan Collins và Phó chủ tịch FED Lael Brainard. Những quan chức cấp cao này cho rằng những kết quả tốt hơn có thể xảy ra. Bà Collins khá lạc quan khi nghĩ rằng vẫn còn khả năng tránh “một cuộc suy thoái lớn” trong nền kinh tế. Còn ông Brainard thì cho rằng việc tăng lãi suất sẽ sớm kết thúc. Nhưng cả hai cũng đều thận trọng và nói rằng mọi thứ có thể trở nên xấu đi.

Một điều còn thiếu mà các quan chức không nhắc đến là nói một cách tự tin và ôn hoà rằng mọi chuyện sẽ ổn. Nước Mỹ rồi sẽ có những biện pháp giúp các gia đình đang phải vật lộn với các điều kiện kinh tế gần đây. Thay vào đó là những trận “đấu khẩu” công khai thông qua những tuyên bố mơ hồ về thời điểm nền kinh tế ổn định trở lại.

FED hiện có 3 cách để tác động đến nền kinh tế: thay đổi lãi suất và chờ chúng phát huy tác dụng trong nền kinh tế thực, mua bán trái phiếu chính phủ và thảo luận các bước cần làm đối với những chỉ đạo. Hướng tiếp cận gần đây tập trung vào cả 3 cách trên.

Tuy nhiên, ngay cả khi FED làm đúng và làm chậm lại tốc độ tăng lãi suất, những ảnh hưởng vẫn sẽ tiếp tục bởi vì cả lãi suất lẫn giá cả đều vẫn ở mức cao.

Theo Forbes

Nhịp Sống Thị Trường