Filings nghĩa là gì liên quan đến răng miệng năm 2024

Răng miệng là môi trường có nhiều vi khuẩn có lợi tham gia chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên răng miệng cũng là nơi có các vi khuẩn có hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe toàn thân.

Khi sức đề kháng của cơ thể tốt và được chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện hàng ngày như chải răng, dung chỉ tơ nha khoa, súc miệng bằng các loại nước sát khuẩn thì vi khuẩn sẽ được kiểm soát. Khi không được chăm sóc răng miệng, các vi khuẩn sẽ tăng cường hoạt động dẫn đến các bệnh về răng miệng và một số bệnh khác. Một số nghiên cứu đưa ra có mối liên quan giữa bệnh nhân đái tháo đường, HIV/AIDS, bởi khi sức đề kháng trên những bệnh nhân này kém sẽ tạo điều kiện cho bệnh răng miệng phát triển.

Filings nghĩa là gì liên quan đến răng miệng năm 2024

Có một số bệnh nghiêm trọng mà nguyên nhân xuất phát từ bệnh răng miệng:

  1. Bệnh tim mạch và mạch máu: Mặc dù mối liên hệ giữa răng miệng và mạch máu chưa thực sự rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn lan truyền từ ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng qua đường máu tới các vùng gây tắc mạch, tới màng tim gây viêm màng tim; gây đột quỵ.
  2. Phụ nữ có thai và nuôi con bú: Tình trạng lợi- viêm quanh răng sẽ tiến triển nặng hơn ở người có thai và cho con bú.
  3. Viêm phổi: Vi khuẩn từ miệng như các ổ nhiễm trùng từ lợi di chuyển vào phổi gây ra các bệnh viêm phế quản cấp tính; nhiễm trùng và viêm phổi.
  4. Loãng xương: Viêm lợi- viêm quanh răng có chung tình trạng mất xương, tiêu xương. Người có tình trạng loãng xương thường bị viêm lợi nhiều hơn.

Ngoài ra, một số bệnh toàn thân liên quan đến bệnh răng miệng:

  1. Đái tháo đường: Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, nguy cơ ggay ră bệnh viêm lợi. Tình trạng lợi viêm xuất hiện liên tục và thường xuyên trên bệnh nhân đái tháo đường.Nghiên cứu cho thấy, khi lượng đường trong máu cao, tình trạng viêm lợi nặng hơn lên. Tình trạng viêm quanh răng sẽ được cải thiện khi điều chỉnh đường máu về ổn định.
  2. HIV/AIDS: Cũng giống như đau, nhiễm trùng trong răng miệng cũng là một vẫn đề cần quan tâm ở nhóm bệnh nhân này.
  3. Bệnh Alzheime’s: Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân không thể nhớ vệ sinh răng miệng thường xuyên nên tình trạng răng miệng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  4. Một số yếu tố khác liên quan đến bệnh răng miệng: Do chế độ ăn uống, bệnh viêm đa khớp dạng thấp; bệnh ung thư; rối loạn và suy giảm miễn dịch gây ra bệnh khô miệng.

Làm thế nào để chăm sóc răng miệng tốt:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày.
  • Sử dụng nước súc miệng để lấy các mảng thức ăn còn sót lại sau đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa.
  • Thay bàn chải 3 tháng/ 1 lần
  • Ăn các loại thức ăn dinh dưỡng hợp lí, ít đường.
  • Không hút thuốc lá.
  • Đặt lịch khám nha sỹ và lấy cao răng định kỳ.
  • Khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các bệnh toàn thân, điuè trị kịp thời và đúng phác đồ.
  • Liên hệ với nha sỹ càng sớm càng tốt khi có vấn đề về răng miệng.

Như vậy chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng cũng chính là chăm sóc tốt sức khỏe toàn thân.

BS. Lê Thị Yến

Khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108

Răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ con người bởi đây là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hoá. Răng đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, những thay đổi ở răng miệng có thể phản ánh toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu tinh ý nhận biết tình trạng bệnh qua biểu hiện của răng miệng, bạn sẽ sớm đoán biết tình trạng sức khỏe của mình nhé!

Nội dung bài viết

Dưới đây là một số biểu hiện răng miệng thường gặp mà thông qua đây, chúng ta có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe của bản thân:

Nướu răng bị tổn thương 2 tuần không khỏi

Nhiều nghiên cứu chứng minh, răng có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cảnh báo bệnh ung thư miệng. Phó giáo sư Susan Hyde đến từ Học viện Nha khoa trường Đại học California cho biết, nếu nướu răng bị tổn thương trong 2 tuần mà không thể lành hoặc niêm mạc miệng có màu trắng hoặc màu đỏ trong thời gian dài, mà không có màu hồng như bình thường, cần phải thăm khám để loại trừ nguy cơ bị ung thư miệng.

Filings nghĩa là gì liên quan đến răng miệng năm 2024
Chảy máu chân răng khi bị viêm chân răng

Nướu sưng, đổi màu so với bình thường

Vi khuẩn trong khoang miệng có thể đi tới mọi nơi trong cơ thể thông qua tuần hoàn máu gây ra bệnh tật. Đây chính là lý do tại sao các bác sĩ kiến nghị bệnh nhân đang chuẩn bị phẫu thuật tim phải giải quyết vấn đề răng miệng trước tiên.

Các nhà nghiên cứu nha khoa của trường Đại học New York phát hiện, vi khuẩn trong mảng bám răng có thể làm tắc nghẽn động mạch và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khi bị bệnh nha chu, bạn có thể sẽ gặp phải các dấu hiệu ở miệng như sau: Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm), nướu sưng lớn hơn bình thường, dễ chảy máu khi chải răng. Một số trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ), hơi thở có mùi, có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.

Phần lớn các cuộc nghiên cứu đều chứng minh, viêm nha chu có thể ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận, gan,...Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch cũng có sự liên quan với nhau. Bệnh nha chu có thể khiến CRP (Protein phản ứng C) tăng lên mà CRP cao chính là một trong những nhân tố gây ra bệnh tim mạch.

Chân răng lỏng lẻo

Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, nơi tiếp xúc nướu và răng của thường có vẻ trắng sáng, dễ xuất huyết, chân răng lỏng lẻo và trong miệng cũng có thể bị trắng. Theo ước tính, có khoảng 6 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường mà không hề hay biết.

Filings nghĩa là gì liên quan đến răng miệng năm 2024
Răng yếu có thể là dấu hiệu của bệnh tật

Các chuyên gia của Học viện Nha khoa trường Đại học California cho rằng, vấn đề chân răng và đường huyết cao không chỉ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt giống nhau, giữa hai cái này còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau khi nướu răng bị viêm nhiễm trở nên nhợt nhạt, các bệnh nhân tiểu đường có thể càng khó kiểm soát nồng độ đường của mình, đường huyết cao sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề bệnh sâu răng và viêm nướu răng viêm nhiễm hơn.

Lở loét, đau ở lưỡi

Ung thư lưỡi đa số xảy ra ở cạnh lưỡi, tiếp theo là đầu lưỡi, mặt dưới của lưỡi, thường là kiểu viêm loét hoặc thâm nhiễm. Thông thường, bệnh này có mức độ ác tính khá cao, phát triển nhanh, thường lây lan đến cơ lưỡi.

Khi bị bệnh, hoạt động của lưỡi bị cản trở, khiến việc nói chuyện, ăn uống và nuốt gặp khó khăn. Ung thư lưỡi có thể xâm chiếm từ vòm miệng đến Amidan, ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể lan từ đáy miệng đến xương hàm, khiến toàn bộ lưỡi cố định.

Đa số triệu chứng giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Khi bệnh nhân có cảm giác đau ngay lưỡi mới nghĩ đến việc chẩn đoán thì tổn thương khối u đã từ 1 - 2cm. Biểu hiện cho giai đoạn đầu có thể là lở loét, đau ở lưỡi và có thể ảnh hưởng đến tai.

Filings nghĩa là gì liên quan đến răng miệng năm 2024
Chăm sóc răng miệng hàng ngày để tránh những bệnh lý nguy hiểm

Theo Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến: Ngoài việc tạo thói quen sinh hoạt tốt và kiểm tra nha khoa định kỳ, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày kỹ càng cũng là cách phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng rằng thông qua những kiến thức bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu chia sẻ nhận biết tình trạng bệnh qua biểu hiện của răng miệng, các bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh hơn.