G 20 có những nước nào được mời tham gia năm 2024

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở thủ đô New Delhi của Ấn Ðộ, Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi thông báo, G20 đã đạt đồng thuận về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho AU. Trong bảy năm qua, AU tích cực vận động để có được tư cách này. Quyết định của G20 kết nạp AU với hơn 50 quốc gia thành viên là một sự công nhận vị thế và vai trò ngày càng tăng của châu Phi.

Ngay sau quyết định mở rộng của G20, Liên đoàn Arab (AL) cũng bày tỏ mong muốn sớm được “nối gót” AU để gia nhập nhóm. Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit hoan nghênh việc G20 cấp tư cách thành viên thường trực cho AU, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng AL cũng sẽ có được tư cách này. Ông Ahmed Aboul-Gheit đánh giá quyết định nêu trên của G20 là bước đi tích cực, mang lại lợi ích cho cả hai bên và góp phần củng cố vai trò của các nước châu Phi trong phát triển kinh tế toàn cầu. Ông nhấn mạnh tư cách thành viên G20 sẽ giúp nâng cao năng lực của châu Phi trong việc góp phần giải quyết các vấn đề then chốt toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực…

G20 là một diễn đàn liên chính phủ bao gồm thành viên từ 19 nước công nghiệp phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu (EU). G20 đại diện cho khoảng 85% GDP toàn cầu, hơn 75% kim ngạch thương mại thế giới và 70% dân số trên Trái đất. Trong khi đó, AU có tổng cộng 55 thành viên, GDP khoảng 3.000 tỷ USD và dân số hơn 1,4 tỷ người.

Trước đó, Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức cuối tháng 8 vừa qua tại Nam Phi cũng quyết định mở rộng khối bằng việc kết nạp sáu nước, qua đó nâng tổng số thành viên lên 11. Với quyết định này, sáu quốc gia tới từ các khu vực Mỹ Latin, châu Phi và Tây Á gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ chính thức trở thành thành viên BRICS từ đầu năm 2024. Nước chủ nhà Nam Phi còn chia sẻ thông tin rằng, có tới 40 nước bày tỏ quan tâm tham gia BRICS, trong đó có 22 quốc gia đã đưa ra lời đề nghị chính thức.

Tổng thống Brazil Luiz Lula da Silva tự hào cho biết, việc có nhiều nước mong muốn gia nhập BRICS cho thấy đường lối đúng đắn của nhóm khi quyết định theo đuổi trật tự kinh tế thế giới mới. Nhà lãnh đạo Brazil khẳng định khối này luôn sẵn sàng chào đón các ứng cử viên mới. Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi khẳng định, việc mở rộng BRICS hướng tới mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn, giải quyết vấn đề nghèo đói, giáo dục, công nghệ, dịch vụ y tế... đối với các nước đang phát triển.

Trong bài phát biểu bằng hình thức trực tuyến tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez bày tỏ vinh dự khi Argentina được mời gia nhập BRICS, cho rằng việc nhóm kết nạp thêm thành viên sẽ giúp tạo ra động lực mới cho tiếng nói của khu vực nam bán cầu.

Nhà lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ cho rằng, việc mở rộng BRICS thể hiện sự nổi lên của xu thế đa cực trong một thế giới nhiều biến động. Khởi đầu với bốn quốc gia gồm Brazil, Nga, Ấn Ðộ và Trung Quốc vào năm 2009, BRICS có thêm sự hiện diện của Nam Phi một năm sau đó. Với việc kết nạp thêm sáu thành viên mới, BRICS sẽ trải dài trên 48,5 triệu km2 lãnh thổ, có 3,6 tỷ dân (tương đương 45% tổng dân số toàn cầu), với GDP khoảng 65 nghìn tỷ USD (chiếm 37% GDP toàn thế giới).

Các nhà lãnh đạo G20 và BRICS tuyên bố vẫn để ngỏ khả năng kết nạp thêm các thành viên mới với mục tiêu tăng cường vai trò, sự bao trùm và sức ảnh hưởng của các nhóm này. Rõ ràng, đây là xu thế mà các tổ chức khu vực và quốc tế hướng tới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động .

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

G20 có thể là một trong các nhóm sau đây:

  • G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong đó có 19 quốc gia và liên minh châu Âu là thành viên đặc biệt. Tính đến năm 2021, nhóm G20 bao gồm: Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Argentina, Brasil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, México, Nam Phi, Nga, Nhật Bản, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, Ý và Liên minh châu Âu.
  • G20 (nhóm các nước đang phát triển) bao gồm một số quốc gia đang phát triển (hiện đã có hơn 20 thành viên) như: Ai Cập, Ấn Độ, Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Cuba, Ecuador, Guatemala, Indonesia, México, Nam Phi, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippines, Tanzania, Thái Lan, Trung Quốc, Uruguay, Venezuela, Zimbabwe
  • Les XX: còn gọi là Les group des XX, là một nhóm nghệ sĩ Bỉ cuối thế kỷ XIX

Ngoài ra G20 còn là viết tắt của nhiều thứ khác như:

  • Súng Glock 20
  • Xe Infinity G20
  • Xe Chrysler G20 Ghế Chủ tịch của G20 được xoay vòng giữa các thành viên hàng năm; vị trí này được chọn từ nhóm các quốc gia khu vực khác nhau. Năm 2010, Chủ tịch của G20 là Hàn Quốc và trong năm 2011 tới sẽ là Pháp.

Vị trí Chủ tịch là một trong 3 thành viên thuộc ban quản lý xoay vòng, gồm chủ tịch khoá trước, hiện tại và tương lai. Chủ tịch đương nhiệm sẽ thành lập một ban thư ký lâm thời trong thời gian đương nhiệm nhằm điều hành các nhóm làm việc và tổ chức các cuộc họp của G20. Vai trò của ban quản lý ba thành viên này là đảm bảo tính liên tục trong công việc và quản lý trong những năm làm chủ nhà.

Các hoạt động chính thức của NhómG20 bao gồm các hội nghị thường niên cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ươngvà hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia (tên chính thức là Hội nghị thượng đỉnh G20 về thị trường tài chính và kinh tế thế giới).Để đảm bảo cho diễn đàn kinh tế toàn cầu và các tổ chức gắn kết với nhau, các Giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Chủ tịch Ủy ban tài chính tiền tệ quốc tế, Ủy ban phát triển của IMF và Ngân hàng thế giới cũng tham gia vào các cuộc họp của G20. Do đó, G20 đã quy tụ tất cả các quốc gia có nền kinh tế mới nổi lớn và các quốc gia có ngành công nghiệp quan trọng trên toàn thế giới lại với nhau. Điều này tạo cho nhóm có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, chi phối nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng trên toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của Nhóm G20 được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 11- 2008 tại Washington D.C để thảo luận về các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cuộc gặp mặt cấp cao được tổ chức theo lời mời của Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy vàThủ tướng Anh Gordon Brown.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của nhóm G20 diễn ra vào ngày 2 tháng 4 năm 2009 tại London, Anh. Hội nghị lần này bàn thảo một số vấn đề mấu chốt như: giải cứu kinh tế thế giới thóat khỏi khủng hoảng; siết chặt hơn nữa các quy chế trong họat động ngân hàng; mở rộng vai trò của IMF; trợ giúp các nước đang phát triển; chống chủ nghĩa bảo hộ.

Bắt đầu từ Hội nghị lần thứ 3 diễn ra tại Pittsburg (Mỹ) vào tháng 9 năm 2009, các nước tham dự đã thống nhất tổ chức Hội nghị G20 định kỳ và đưa nó thành diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà lãnh đạo G20 một mặt thống nhất duy trì kế hoạch kích cầu và chính sách đối phó khủng hoảng cho đến khi kinh tế thế giới hồi phục hoàn toàn, mặt khác quyết định mở rộng chủ đề thảo luận sang các vấn đề toàn cầu khác như tăng cường viện trợ lương thực cho các nước nghèo, vấn đề an toàn năng lượng và biến đổi khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 diễn ra tại Toronto (Canada) vào tháng 6- 2010 vừa qua đã tập trung thảo luận một cách toàn diện các vấn đề chính như hợp tác tìm kiếm một cơ chế tăng trưởng bền vững, cân bằng và lâu dài, cải cách quy chế tài chính, cải cách các cơ quan tài chính thế giới, trong đó có Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), vấn đề tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, thiết lập mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, tự do thương mại .v.v. đồng thời đẩy mạnh hơn nữa vai trò của G20 như một tổ chức lãnh đạo kinh tế toàn cầu và là diễn đàn thảo luận hợp tác kinh tế quốc tế lớn nhất thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối cùng của năm 2010 với chủ đề “Vượt qua khủng hoảng để cùng tăng trưởng”, được tổ chức vào ngày 11,12 tháng 11 tại Seoul, Hàn Quốc. Các chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị cấp cao lần này gồm bốn nội dung: hợp tác quốc tế về chính sách tỷ giá hối đoái; xây dựng mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu; vấn đề cùng phát triển; cải cách tổ chức tài chính trong đó có Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010 và là khách mời của chủ nhà Hàn Quốc đã tham dự các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, tại Hội nghị Chủ tịch ASEAN 2010 đã đưa ra một số ý kiến đề nghị: G20 tiếp tục có biện pháp hỗ trợ các nước đang phát triển không rơi lại vào nhóm nước thu nhập thấp, G20 xem xét thiết lập thí điểm cơ chế tham vấn chính sách với một số tổ chức khu vực, bao gồm ASEAN, xem xét thành lập Mạng lưới G20 về chia sẻ kiến thức với sự tham dự của các nước trong và ngoài G20, khẳng định ASEAN cũng như Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước G20 triển khai chương trình này...