Gia cố móng nhà bị lún

Móng nhà bị lún, nứt hay lệch ngày càng nhiều bởi tác động của mưa bão, thi công… 6 phương pháp gia cố móng nhà theo mục đích sau sẽ khắc phục vấn đề này.

Gia cố móng nhà là biện pháp sửa chữa, cải tạo, gia cố nền móng cho công trình xây dựng. Cách làm này sẽ giúp móng nhà tăng cường kết cấu, có khả năng chịu lực cao hơn, tránh những tình trạng xấu có thể xảy ra.

Trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ tổng hợp cho bạn những phương pháp gia cố móng nhà hiệu quả nhất.

I. Đặc điểm và nguyên tắc gia cố móng

1. Khi nào cần gia cố móng nhà?

Gia cố móng nhà bị lún
Gia cố móng nhà

Móng là bộ phận nằm dưới cùng của công trình, có chức năng chính là chịu sức ép của toàn bộ công trình, giúp ngôi nhà luôn chắc chắn, kiên cố. Sau một thời gian sử dụng, móng nhà xuất hiện tình trạng bị xuống cấp như lún, lõm, nứt móng,…

Nguyên nhân khiến móng nhà bị xuống cấp có thể là do độ sâu móng không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây móng, kết cấu nhà không phù hợp,…

2. Nguyên tắc gia cố móng nhà

Có rất nhiều phương pháp gia cố móng nhưng chúng đều có nguyên tắc chung là mở rộng kết cấu móng cũ. Và đặt kết cấu móng cũ trên nền địa chất tốt hơn, giúp phân bố tải trọng công trình đồng đều hơn.

3. Cách lựa chọn phương pháp gia cố móng nhà

Cách lựa chọn phương pháp gia cố móng tùy thuộc vào các yếu tố:

  • Tuổi thọ công trình: thời gian xây dựng công trình
  • Các thay đổi tác động lên công trình: chuyển đổi kết cấu móng, khắc phục, đảm bảo an toàn cho công trình
  • Hiện trạng kết cấu: móng mất khả năng chịu lực hoặc do tác động ngoại lực như nguồn nước ngầm, địa hình đất

Bạn đang muốn mua nhà cũ có giá rẻ, để quá trình tìm kiếm được hiệu quả và nhanh chóng hãy truy cập ngay vào mục Tin Rao, tất cả tin tức rao bán nhà nóng hổi trong ngày đều có tại đây, hãy click ngay.

1. Phương pháp gia cố móng bằng cách đổ bê tông

Gia cố móng nhà bị lún
Gia cố móng bằng cách đổ bê tông

Đây là phương pháp đơn giản nhất, thường được sử dụng khi gia cố móng. Phương pháp này sẽ giúp mở rộng móng nhà cũ bằng cách đào bỏ lớp đất cũ cho đến khi đào tới lớp đất thích hợp. Sau đó sẽ đổ bê tông lên hố đào, giữ cho bê tông đặc kết lại rồi đào hố tiếp theo.

Để có thể truyền tải trọng giữa lớp móng cũ và móng mới, mối nối giữa 2 bộ phận này là lớp xi măng cát khô – vữa xi măng có độ ẩm vừa đủ.

2. Phương pháp gia cố móng bằng dầm gánh

Gia cố móng nhà bị lún
Gia cố móng bằng dầm gánh

Phương pháp gia cố móng bằng dầm gánh là cách gia cố nâng cao từ phương pháp đổ bê tông. Cách làm này có những ưu điểm như thi công nhanh hơn, khả năng chịu tải trọng cao.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm như hướng tiếp cận và công năng sử dụng của dầm gánh bị giới hạn do chỉ tiếp cận kết cấu từ một phía.

3. Phương pháp gia cố móng bằng dầm và móng trụ

Gia cố móng nhà bị lún
Gia cố móng bằng dầm và móng trụ

Phương pháp này ra đời khi phương pháp đổ bê tông không thể thực hiện với những loại móng có chiều sâu lớn nhưng nhỏ hơn 6m. Cách làm này phù hợp với mọi điều kiện địa hình.

Theo đó, dầm bê tông sẽ được đổ tại chỗ để truyền trọng tải vào móng bê tông cũ bên dưới. Kích thước và chiều cao dầm sẽ tùy thuộc vào địa hình nền đất và tải trọng truyền xuống.

4. Phương pháp gia cố móng bằng cọc kích thước nhỏ

Phương pháp gia cố móng này thích hợp với những móng có độ sâu từ 5m trở lên. Và có thể áp dụng trong các địa hình đất phức tạp, khả năng tiếp cận móng khó.

Cọc bằng bê tông hoặc thép có đường kính từ 150 – 300mm sẽ được ép vào đất để tạo khả năng chịu lực cho móng.

5. Phương pháp gia cố móng bằng cọc

Gia cố móng nhà bị lún
Gia cố móng bằng cọc

Phương pháp này sẽ sử dụng thêm nhiều cọc hơn và đặt sát nhau, được liên kết với nhau bằng một khối bê tông tổng hợp.

Cách gia cố móng này phù hợp với những nơi đất có tính sét hay đất bị ngập nước.

6. Phương pháp gia tải trước

Phương pháp gia tải trước chỉ áp dụng cho móng đơn, móng bằng với công trình từ 5 – 10 tầng. Trước khi thực hiện gia cố, đất sẽ được đầm nén đến khi chịu được một trọng tải nhất định.

III. Lưu ý khi gia cố móng nhà

1. Gia cố móng nhà cấp 4

Thi công, gia cố móng nhà cấp 4 thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các công trình khác. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều:

  • Khảo sát kỹ lưỡng hệ móng, dầm, cột và những vấn đề mà công trình đang gặp phải xem công trình cần cải tạo nền móng gặp phải vấn đề gì để đưa ra cách gia cố móng nhà cũ phù hợp, cải tạo tiết kiệm
  • Xem xét kỹ phần dầm cột nhà, khu vực có nền đất yếu cần gia cố thêm phần móng, chọn phương án cấy cột cải tạo nhà
  • Phương pháp gia cố móng thường được sử dụng là đổ bê tông để mở rộng kết cấu móng cũ

2. Gia cố móng nhà cũ

Khi gia cố móng nhà cũ, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Phải kiểm tra kỹ lưỡng độ chặt của đất và yêu cầu chịu lực của khung kết cấu tại vị trí móng cần gia cố
  • Tính toán kỹ và chắc chắn rằng việc gia cố móng không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh
  • Tiến hành đào đất toàn bộ đến chân móng cũ và khảo sát cẩn thận tình trạng móng cũ để có biện pháp xử lý hợp lý nhất
  • Các biện pháp mở rộng móng: khoan, cấy, đục, neo… để liên kết phần bê tông móng cũ và mới, lưu ý phải hạn chế tối đa việc can thiệp quá sâu vào phần kết cấu cũ
  • Trong trường hợp có liên quan đến tính ổn định của dầm móng thì cần phải gia cố dầm kép, và trồng trụ móng bổ sung tại vị trí momen xoắn để chống gãy dầm

Như vậy, Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn những phương pháp gia cố móng nhà hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm gia cố móng để tránh những rắc rối không đáng có.

Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới

Chuyên gia thiết kế Nội thất - Bất Động Sản. Với kinh nghiệm 3 năm trải qua từ thiết kế nội thất, xây dựng kiến trúc. Các bài viết của tôi hướng tới sự chia sẻ và muốn cung cấp cho quý độc giả những thông tin thiết thực.