Giá trị của tác phẩm Sống chết mặc bay

Hay nhất

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạp và nghệ thuật  (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật,...) của truyện Sống chết mặc bay.

Soạn cách 1

* Giá trị hiện thực của tác phẩm:

- Tác giả đã vạch trần bộ mặt của những tên tham quan một cách rõ rệt, đó là những kẻ chỉ biết sống trong xa hoa, trụy lạc. Phê phán thái độ tắc trách cũng như lòng vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền trong xã hội

* Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Bẳng ngòi bút nhân đạo sâu sắc, tác giả đã vẽ lên những chân dung con người lam, lũ vất vả trong tình trạng nguy kịch, từ đó thương xót và cảm thông với cuộc sống, vất vả, thảm cảnh của hàng trăm con dân nghèo, khốn khổ

* Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng và kết hợp thành công biện pháp tương phản đối lạp và phép nghệ thuật tăng cấp làm nổi bật lên giá trị nội dung và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Soạn cách 2

- Giá trị hiện thực: Phơi bày hiện thực đối lập giữa cuộc sống lầm than của người nông dân và cuộc sống xa hoa vô trách nhiệm của quan lại

- Giá trị nhân đạo:

+ Lên án tố cáo những kẻ cầm quyền lòng lang dạ thú

+ Bày tỏ nỗi xót thương đối với người nông dân- Giá trị nghệ thuật:

+ Tác phẩm đã kết hợp nhuần nhuyễn 2 phép tương phản và tăng cấp góp phần khắc họa rõ nét tính hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

+ Sử dụng ngôn ngữ sinh động thể hiện được bản chất, tính cách của nhân vật 

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Sống chết mặc bay Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Sống chết mặc bay này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: Hãy nêu những phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện “Sống chết mặc bay”.

Trả lời:

Giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay” là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

“Sống chết mặc bay” là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn. Với “Sống chết mặc bay”, ông đã bóc trần một góc khuất trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin khái quát nhất về tác phẩm “Sống chết mặc bay”.

Giá trị của tác phẩm Sống chết mặc bay
Giá trị của tác phẩm Sống chết mặc bay
Một số thông tin khái quát về tác phẩm “Sống chết mặc bay” cho bạn tham khảo

Xuất xứ tác phẩm “Sống chết mặc bay”

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu một vài nét cơ bản về nhà văn Phạm Duy Tốn. Nhà văn Phạm Duy Tốn sinh năm 1883, mất năm 1924. Nguyên quán của ông là làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là phố Hàng Dầu – Hà Nội). Ông là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Phạm Duy Tốn đã từng là thông ngôn ở tòa Thống sứ Bắc Kỳ trước khi “bén duyên” với nghề viết. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn sử dụng các bút danh như Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Phạm Duy Tốn được biết đến là một trong những nhà văn xuất sắc có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Có thể kể tới một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: “Sống chết mặc bay”; “Con người sở khanh”; “Nước đời lắm nỗi”…

Như đã trình bày, “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn. Tác phẩm đã được đăng trên tạp chí Nam Phong (số 18 – 1918).

Qua tác phẩm, Phạm Duy Tốn bày tỏ thái độ phê phán đối với chế độ phong kiến Việt Nam mà đại diện điển hình là viên quan phủ hách dịch, ung dung ngồi đánh bài, bỏ mặc người dân đang phải vật lộn trong cơn mưa lũ để giữ đê.

Xem thêm các bài viết về chủ đề tác phẩm tại đây

Tóm tắt tác phẩm “Sống chết mặc bay”

Tác phẩm lấy bối cảnh của nông thôn làng quê Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Trong một đêm khuya tối tăm, một khúc đê sông Nhị Hà đã bị vỡ, trong lúc những người dân nghèo lam lũ đang “oằn mình” cứu đê, thì quan phụ mẫu vẫn ung dung ngồi đánh tổ tôm, bỏ mặc sự sống chết của họ.

Có thể tóm tắt câu chuyện như sau:

Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà đã lên to. Gần một giờ đêm, khúc đê của làng X, phủ X có nguy cơ bị vỡ. Hàng trăm dân phu lội bì bõm trong nước, dầm mưa ướt như chuột lột để đắp, cừ đê khỏi vỡ. Hòa cùng với đó là âm thanh rối ren của tiếng trống, tiếng người í ới gọi nhau. Mưa ngày càng dữ, nước sông ngày càng cuồn cuộn dâng lên.

Trong khi ấy, trong đình cao ráo vững chãi, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, quan phụ mẫu lại ngồi chễm chệ ngồi trên một chiếc sập. Đối nghịch với khung cảnh tối tăm, ướt át ngoài đê là hình ảnh trong đình đèn thắp sáng trưng, xung quanh chỗ quan ngồi thì bày nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, dao chuôi ngà… và cả bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút. Quan phụ mẫu hơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở, kẻ hầu người hạ vào ra tấp nập. Quan thì ung dung thong thả, lính thì uy nghi trang nghiêm.

Quan mặc dân, hưởng thụ đồ ăn cái uống, chơi bài giải trí. Bỗng có người đến báo có khi đê vỡ, quan gắt mặc đê vì đang chờ ù ván bài to. Ai nấy đều “sợ xanh mắt mèo”. Bỗng tiếng nước ào ào như thác, đê đã thật sự vỡ, có người đến báo đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai, dọa bỏ tù những người không giữ được đê. Hòa cùng tiếng nước, tiếng người kêu than là tiếng quan hô lớn vì ù được ván bài to!

Thông tin khái quát về tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”

Giá trị tác phẩm “Sống chết mặc bay”

Đây là tác phẩm được coi là “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Tác phẩ phản ánh được sự cực khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám; lên án gay gắt giai cấp thống trị với điển hình là tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, táng tận lương tâm. Truyện có nhiều ý nghĩa, từ nhan đề cho đến nhân vật cũng như các giá trị nghệ thuật khác.

Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề của tác phẩm được bắt nguồn câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Chữ “Mặc” có nghĩa là mặc kệ, bỏ mặc, không quan tâm. Câu tục ngữ dùng để chỉ những chỉ biết hưởng lợi, vô trách nhiệm, không biết quan tâm tới người khác, tới hoàn cảnh khốn khó của họ. Đã rất nhiều nhân vật được xây dựng dựa trên câu tục ngữ này, ví dụ như lão lang băm chữa bệnh cho người chỉ chăm chăm moi tiền của người bệnh, mặc kệ sức khỏe, tính mạng của họ. Ở đây, để phù hợp với mạch truyện, nhà văn Phạm Duy Tốn chỉ sử dụng phần đầu của câu tục ngữ trên. Có thể thấy rằng, cách đặt nhan đề của nhà văn rất độc đáo và chính xác. Bên cạnh đó, việc đặt nhan đề như vậy còn tạo nên sự hấp dẫn, kích thích trí tò mò của người đọc, người nghe. Hơn thế, nhan đề còn khái quát được phần nào nội dung của tác phẩm.

Giá trị nhân vật

Tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực nhất cuộc sống lam lũ, cực khổ của người lao động. Họ là những người đầu tiên phải đối diện với hiểm nguy và cũng là người chịu thiệt thòi nhiều nhất khi biến cố xảy ra.

Về tên quan phụ mẫu, hắn đại diện cho giai cấp thống trị, với sự táng tận lương tâm và vô trách nhiệm, để cuộc sống của người dân lầm than còn mình thì ăn chơi trác táng.

Giá trị nghệ thuật

Ngoài giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai phép tương và tăng cấp. Từ đó góp phần thể hiện rõ nét tính hiện thực và tính nhân đạo của tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm sử dụng ngôn ngữ rất sinh động, thể hiện được bản chất, tính cách của các nhân vật.

Xem thêm về tác phẩm của Hồ Xuân Hương, click vào đây!