Giá trị sổ sách của tổng nợ là gì

Trong định giá cổ phiếu, có một khái niệm mà không nhiều người chú ý đến. Tuy nhiên nó lại phát huy tác dụng đáng kể khi thị giá của cổ phiếu bị điều chỉnh quá nhiều do tâm lý thị trường. Đó chính là giá trị sổ sách của cổ phiếu. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? cách tính như thế nào? và ứng dụng nó trong định giá cổ phiếu ra sao?.

Khái niệm

Giá trị sổ sách của một cổ phiếu được hiểu là giá trị theo sổ sách kế toán của công ty và được phản ánh qua các báo cáo tài chính. Nó thể hiện tổng số tiền còn lại khi thanh lý toàn bộ tài sản công ty và trừ đi các khoản nợ phải trả.

Tên tiếng Anh: Book Value Per Share (BVPS).

Theo lý thuyết thì giá trị sổ sách của cổ phiếu thể hiện tổng giá trị tiền của việc thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Nếu công ty phá sản, thì đó là số tiền còn lại mà cổ đông công ty có thể nhận được.

Việc sử dụng giá trị sổ sách của cổ phiếu để làm chỉ tiêu định giá sẽ chính xác hơn khi công ty đó có lượng tiền mặt chiếm đa số trong tổng tài sản hoặc tài sản có tính thanh khoản cao.

Công thức tính Book Value.

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

hoặc công thức:

BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Trong đó:

  • Tài sản vô hình (Tài sản cố định vô hình) = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
  • Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn.

Theo lý thuyết là vậy. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta nên trừ thêm đi phần “Lợi ích cổ đông không kiểm soát nữa” thì sẽ phản ánh đúng bản chất của BV hơn. Công thức đơn giản:

BVPS = (Vốn chủ – Lợi ích cổ đông không kiểm soát) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Giá trị sổ sách của phiếu (BV) được xem là giá trị đích thực của doanh nghiêp. Nó là yếu tố cấu thành nên hệ số P/B. Hệ số này được dùng để đánh giá thị giá hiện tại của cổ phiếu có đang ở vùng “rẻ” hay “đắt”.

P/B = Thị giá của cổ phiếu / Book Value.

Nhìn công thức chúng ta cũng có thể thấy, hệ số P/B thể hiện mối tương quan giữa thị giá hiện tại và giá theo giá trị sổ sách của cổ phiếu.

Hệ số P/B càng thấp có nghĩa là thị giá của cổ phiếu đó đang được thị trường đánh giá thấp so với tiềm năng của doanh nghiệp. Chúng ta có được một dấu hiệu để có thể tìm ra được một cổ phiếu tốt. Tất nhiên P/B chỉ là một tiêu chí để chúng ta lựa chọn cổ phiếu. Nó cũng sẽ có nhược điểm nhất định, cụ thể:

  • Hệ số P/B thấp có thể đang phản ánh doanh nghiệp đang bế tắc trong việc sử dụng tài sản để sản xuất kinh doanh, tức hiệu quả sử dụng vốn không cao.
  • Nó không phản ánh được “Lợi thế thương mại” của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng khi xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng lại là tài sản vô hình. Loại tài sản này sẽ không được tính vào tài sản ròng bởi tính thanh khoản của nó rất thấp.
  • Độ trễ về thời gian tiếp cận thông tin. Nhà đầu tư chỉ có thể biết được giá trị sổ sách của cổ phiếu đã thay đổi như thế nào sau khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính.
  • Do quy tắc khấu hao là một chuẩn mực kế toán và có thể điều chỉnh, dẫn tới sự không đồng nhất và chính xác khi tính giá trị sổ sách của cổ phiếu.
  • Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp dùng tài sản cố định để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nợ nào đó. Và P/B không phản ánh được điều này.

Hệ số P/B tỏ ra rất hữu ích khi định giá những cổ phiếu thuộc các ngành nghề liên quan đến tài chính như Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm, . . . Bởi tài sản của các công ty trong nhóm này hầu hết là các giấy tờ có giá nên có tính thanh khoản cao.

Cùng xét một ví dụ về cổ phiếu HCM – Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh – niêm yết trên HOSE.

Giá trị sổ sách của tổng nợ là gì
Minh họa cách tính giá trị sổ sách của cổ phiếu HCM

Chúng ta có thể thấy giá trị sổ sách của cổ phiếu HCM là 16,615 VNĐ/cp. Thời điểm tính khá sát, đó là hết quý 1/2022. Thời điểm tôi đang viết bài viết này là 18/5/2022. Tiếp theo chúng ta cùng xem xét diễn biến thị giá của HCM.

Giá trị sổ sách của tổng nợ là gì

Từ tháng 4/2022 đến giữa tháng 5/2022 chứng kiến một đợt bán tháo mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xem trên hình chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu HCM rơi về 19,800 đ/cp ngày 13/5/2022. Trước đó đỉnh của cổ phiếu này ở vùng khoảng 48,000đ/cp. Số liệu được tra cứu trên CafeF.vn

Nếu bạn theo dõi sát cổ phiếu này thì có thể biết được rằng thị giá của nó đã về khá sát với giá trị sổ sách, tức P/B xấp xỉ bằng 1.

Hai phiên tiếp theo khi thị trường bước vào nhịp hồi phục thì HCM đã là một trong những cổ phiếu mạnh với giá tăng kịch trần.

Đương nhiên nếu phân tích sâu về doanh nghiệp thì có thể biết rằng HCM có đội ngũ lãnh đạo có thiên hướng thận trọng. Việc kinh doanh sẽ tiến triển theo hướng khá là an toàn. Việc giá rơi phần nhiều do tâm lý thị trường, vô tình đã đưa thị giá của HCM về gần với giá trị sổ sách của cổ phiếu này. Bên cạnh đó các chỉ số định giá khác như P/E cũng đang ở mức tốt.

Qua các phân tích và ví dụ cụ thể trên, chúng ta có thể thấy rằng việc dùng giá trị sổ sách của cổ phiếu trong định giá sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta hiểu rõ bản chất của vấn đề. Nếu bạn muốn được hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” cách định giá cổ phiếu theo hệ số P/B và các phương pháp phù hợp nhất với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, bạn có thể tham khảo khóa học đầu tư chứng khoán của mình nhé.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết. Nếu các bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại lời nhắn cho mình qua google form tại đây nhé.

Giá trị sổ sách của tài sản là gì?

Giá trị sổ sách là giá trị tài sản của một công ty hoặc một tài sản cụ thể được ghi nhận trong sổ sách kế toán của công ty. Nó được tính dựa trên thông tin kế toán bao gồm giá mua ban đầu của tài sản và các điều chỉnh sau đó.

Giá trị sổ sách ký hiệu là gì?

Giá trị sổ sách của một cổ phần (BVPS) là gì? Book value per share (giá trị sổ sách của một cổ phần - BVPS) thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty.

Giá trị sổ sách bằng gì?

Giá trị sổ sách là giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện trong báo cáo tài chính và được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tài sản của công ty và trừ đi bất kỳ khoản nợ nào mà công ty còn nợ.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là gì?

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần thường (BVPS) là phương pháp tính toán giá trị số sách trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Giá trị số sách của cổ phiếu là biến số quan trọng dùng để tính toán chỉ số P/B. Chỉ số này nhằm so sánh giá trị của mỗi cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách.