Từ mặt đất đến gầm sàn khoảng gọi là gì

Quyết định số 2074/2003/QĐ- BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải khối hàng được vận chuyển bằng ôtô chiều cao không quá 4,2m. Với quyết định này, một số lượng không nhỏ các container loại HC 40 feet sẽ không được phép lưu hành trên hệ thống đường bộ VN. Quyết định này gây khó khăn không nhỏ cho nhiều doanh nghiệp.

Quyết định số 2074/2003/QĐ- BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải khối hàng được vận chuyển bằng ôtô chiều cao không quá 4,2m. Với quyết định này, một số lượng không nhỏ các container loại HC 40 feet sẽ không được phép lưu hành trên hệ thống đường bộ VN. Quyết định này gây khó khăn không nhỏ cho nhiều doanh nghiệp.

Theo số liệu của Hải quan Hải Phòng, chỉ tính riêng cảng Chùa Vẽ trong 5 tháng đầu năm 2004 đã có hơn 6.000 container cao chứa hàng hoá nhập khẩu vào VN, và một số lượng lớn hàng xuất khẩu chứa trong container cao có nhu cầu ra cảng. Những đầu kéo container cao này, nếu muốn lưu hành thì phải xin được Giấy phép đặc biệt cấp cho hoạt động vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng- một điều gần nhưng không thể thực hiện được với đa số doanh nghiệp.

Không phù hợp thông lệ quốc tế Theo ông Phạm Trọng Thịnh -Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng, loại container HC 40 được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế có chiều cao từ 2,8 - 2,9m còn chiều cao xe tải mooc từ đất lên tới mặt sàn khoảng 1,4-1,5m, như vậy cộng lại mỗi xe tối thiểu cũng vào khoảng 4,3m. Như thế đương nhiên sẽ bị gạt ra khỏi diện được phép lưu thông trên đường. Còn Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Quang Thuấn thì giải thích: cơ quan chức năng không thể thay đổi quy định hạn chế chiều cao của xe là 4,2m bởi vì cầu đường đã vào cấp , chiều cao tĩnh không cầu và cầu vượt của đường bộ đã được thiết kế chỉ có thể chịu được mức tải trọng và chiều cao như vậy. Vị quan chức của Cục đường bộ VN thì cho rằng hiện có nhiều xe có chiều cao sàn bệ khác nhau xê dịch từ 0,9-1,5m, tuỳ từng loại container mà DN phải chọn đầu kéo cho phù hợp để không vượt quá quy định. Thực tế khảo sát từ nhiều DN vận tải cho thấy, các DN không thể chọn xe sàn thấp bởi công năng không cho phép. Chẳng hạn những xe sàn thấp dưới 1m chỉ chuyên dùng chở hàng kiện như máy biến thế, turbin... Mà những chiếc xe đặc chủng như vậy cũng có rất ít, cả Hiệp hội vận tải HP chỉ có vài ba chiếc, trong khi đó mỗi tháng có cả ngàn container cao nhập cảng. Cũng có một biện pháp khắc phục là hạ độ cao của rơmooc kéo xuống bởi nếu rơmooc có độ cao 0,9m thì sẽ không còn vi phạm quy định chiều cao cho phép nữa. Tuy nhiên giải pháp này hoàn toàn không khả thi bởi việc đầu tư quá tốn kém. Theo ông Thịnh, việc đầu tư hàng trăm rơmooc thấp chở container cao sẽ tốn hàng chục tỷ đồng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô VN nói: "Nếu đòi hỏi khi chở container HC 40 phải đảm bảo chiều cao xếp hàng là 4,2m thì DN phải hoặc là hoán cải để hạ thấp sàn xe 15cm hoặc phải đầu tư đổi mới phương tiện. Cái khó cho DN là: cải hoán thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải có thời gian nghiên cứu, thiết kế và chế thử; còn đầu tư đổi mới thì tìm đâu ra vốn?"

Các DN vận tải và xuất nhập khẩu đều bức xúc trước tình trạng này. Họ cho rằng, không có lý do gì những container sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, các xe moóc sản xuất theo tiêu chuẩn ASEAN lại không thể phù hợp với quy chuẩn của VN. Theo ý kiến phản ánh của nhiều DN, tiêu chuẩn quốc tế cho phép chiều cao của mỗi container tính từ thân xe là 4,3m, còn chiều cao 4,2m theo quy định của VN có từ năm 1999, những năm đó chưa có container cao như hiện nay. Cũng với xu hướng phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng container cao càng tăng bởi nếu 1 container thường đóng được 58m3 hàng thì container cao đóng được tới 68m3. Quy định của Bộ Giao thông Vvận tải đã không còn phù hợp với xu thế phát triển.

Container cao có thể lưu hành được hay không? Trong lúc đang còn rất nhiều ý kiến tranh luận chưa ngã ngũ về việc coi container cao là vận tải siêu trường siêu trọng hay vận tải thường thì trên thực tế những chuyến hàng vận chuyển bằng container cao vẫn có thể thực hiện được. Ông Thịnh- Hiệp hội Vận tải đường bộ HP đã bức xúc khẳng định: "Nếu Bộ Giao thông cần khảo sát kỹ thuật thì xin đi theo chúng tôi, với chiều cao này xe container không vướng vào bất kỳ một gầm cầu vượt nào cả". Hiện trạng của quốc lộ hiện nay thì quy định cấm vận chuyển loại container này vẫn có thể chỉnh sửa được, đặc biệt trong trường hợp quy định đó đã không còn phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế nữa. Còn nhớ cách đây 2 tháng, cũng với quy định coi vận tải container là quá tải trọng cho phép đã gây hiện tượng ùn tắc hàng hoá trầm trọng kéo dài hàng tuần lễ tại các cảng biển. Quy định đó đã phải chỉnh sửa để kịp thời khắc phục. Trở lại vấn đề này, thực tế cho thấy, mặc dù đã có quyết định cấm và Cảnh sát giao thông cũng xử lý rất gắt gao nhưng mỗi tháng vẫn có hàng ngàn container cao chở hàng cập cảng. Biện pháp san hàng từ container cao sang container thường đã được coi là một trong những giải pháp nhưng khó khăn xuất hiện ngay từ khâu san hàng này. Theo phương thức vận tải bằng container thì tất cả các container đều được kẹp chì, muốn mở phải có mặt chủ hàng, Hải quan, đại diện doanh nghiệp vận tải. Và điều cơ bản là gánh nặng tài chính thêm đè nặng xuống DN bởi thay vì một chuyến xe thì sau khi san tải chủ hàng sẽ phải chịu chi phí 2 chuyến, đó là chưa kể công bốc dỡ. Mặt khác, theo ông Cao Tiến Thụ- Giám đốc cảng Hải Phòng thì cảng HP không có đủ kho bãi và nhân lực để bốc dỡ san tải san cao độ của container. Vì vậy các container cao vẫn tiếp tục ra khỏi cảng bất chấp lệnh cấm. Và người ta gọi Quyết định 2074/2003 của Bộ Giao thông Vận tải là một "quyết định tiếp tay cho mãi lộ". Một vị giám đốc vận tải cho biết mỗi chuyến xe container cao thường phải "làm luật" vài trăm ngàn. Nếu không thế thử hỏi hàng ngàn container cao chỉ riêng tại cảng HP từ đầu năm đến nay đi thoát về đâu? Và chỉ một đêm 20/4 lực lượng liên ngành Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông phối hợp làm chặt chẽ thì có đến gần 40 xe container cao bị ách lại.

"Chúng tôi vẫn đang chờ đợi, trong khi chờ đọi ai có can đảm thì "làm luật" để lách qua khe cửa hẹp, ai thấy sợ thì chừa loại hàng khó chơi đó ra" - vẫn vị đại diện Hiệp hội vận tải đường bộ HP, ông Phạm Trọng Thịnh nói như vậy. Kết thúc bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nói thêm một điều rằng, những gì là nhu cầu và là xu thế phát triển thì không thể cấm được. Một con đường quốc lộ trị giá nhiều triệu đô la như quốc lộ 5 chẳng lẽ lại không thể đáp ứng được một phương thức vận tải đã được quốc tế thừa nhận từ nhiều năm nay.