Giá xử lý rác thải sinh hoạt hà nội

Điều này gây khó cho các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trong đầu tư đổi mới công nghệ, giảm cường độ làm việc nặng nhọc và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của công nhân vệ sinh môi trường. Thực trạng này đòi hỏi cần nghiên cứu, ban hành chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo đảm tính đúng, tính đủ.

Mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường còn thấp

Hiện nay, trên cả nước chỉ tính riêng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000-70.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị chiếm 60%. Hơn 70% sản lượng rác được xử lý bằng phương thức chôn lấp, có 15% rác thải chôn lấp hợp vệ sinh. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng 10-16%/năm. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng nhưng phí thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình lại chưa phù hợp, điều này khiến các doanh nghiệp cũng như công nhân vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn.

Ông Phạm Văn Đức, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chỉ ra chủ nguồn thải phải chịu đầy đủ chi phí quản lý chất thải rắn và chịu trách nhiệm với chất thải. Nhưng trên thực tế, mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với cá nhân/hộ gia đình còn thấp. Ở Hà Nội mức thu 6.000 đồng/tháng/người (nội thành); ở Đà Nẵng thu 20.000 đồng/tháng/hộ gia đình; ở TP Hồ Chí Minh: Hộ gia đình nội thành nhà mặt tiền ở chung cư cao cấp là 22.000 đồng/tháng, hộ gia đình nội thành nhà trong hẻm là 16.500 đồng/tháng. Mức phí này duy trì hơn chục năm nay và chỉ chiếm 15% chi phí thu gom. Trong khi đó, mức lương cho người lao động trong ngành môi trường hiện hơn 5,1 triệu đồng/người/tháng, sau khi nộp tiền bảo hiểm xã hội thì chỉ còn lại khoảng hơn 4,6 triệu đồng/người/tháng. Theo ông Phạm Văn Đức, mức lương này không bảo đảm đời sống cho người lao động, khiến công nhân không gắn bó lâu dài với công việc, gây khó khăn trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp.

Ông Trần Quang Toàn, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai cho biết, tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa bản đồ các tuyến thu gom, vận chuyển rác thải; giám sát công tác thu gom, vận chuyển rác thải và công tác phân loại rác tại nguồn; sử dụng phần mềm tin học để thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bằng thiết bị di động thông minh theo một quy trình liền mạch, tích hợp hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai chưa có chế tài xử lý đối với trường hợp không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền dịch vụ. 

Bảo đảm tính đúng, tính đủ các chi phí

Trước thực tế giá dịch vụ vệ sinh chưa phù hợp, ông Phạm Văn Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Urenco kiến nghị, cơ quan chức năng cần ban hành lại đơn giá, bảo đảm tính đúng, tính đủ các thành phần cấu thành giá, như: Nhân công, ca máy, khấu hao... Sớm ban hành đề án giá dịch vụ vệ sinh môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và lộ trình thực hiện. Xem xét bổ sung kinh phí thực hiện công tác phân loại rác vào đơn giá duy trì vệ sinh môi trường, khuyến khích thực hiện công tác phân loại và tái chế rác thải tại nguồn.

Các chuyên gia cũng đề xuất các bộ, ngành có liên quan cần nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện. Cần có quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị. Bên cạnh đó, cần có chế tài đối với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho công nhân.

Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản, ông Hideki Wada, đại diện Công ty TNHH Quy hoạch chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Planning) gợi ý, có thể sử dụng các loại túi rác để đo lượng chất thải, từ lượng chất thải quy ra số tiền phải trả cho dịch vụ vệ sinh môi trường. Túi rác nhỏ thì giá thấp và túi rác lớn thì giá cao hơn. Khi áp dụng hệ thống thu gom bằng túi, người dân sẽ có ý thức hơn, xả ra ít rác hơn và từ đó chi phí thu gom và xử lý cũng giảm. Ông dẫn ví dụ tại thành phố Machida, Tokyo, tác động của phương pháp này khiến khối lượng rác thu gom giảm rõ rệt, từ 1.044g/người/ngày xuống 950g/người/ngày. "Tuy nhiên, khi áp dụng thu phí rác bằng túi cần cân nhắc đến kênh phân phối túi. Ở Nhật Bản, túi được bán tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị, còn Việt Nam có thể thông qua tổ dân phố, đơn vị địa phương", ông Hideki Wada lưu ý.

LA DUY

Tại Hà Nội, để tiến hành thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH từ phía chủ nguồn thải CTRSH, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2016 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với CTR công nghiệp thông thường trên địa bàn TP. Hà Nội, cụ thể như sau:

1) Các hộ gia đình, cá nhân được cung ứng dịch vụ vệ sinh đối với rác thải sinh hoạt phải thực hiện nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt hàng tháng: cá nhân cư trú ở các phường thu 6.000 đồng/người/tháng và cá nhân cư trú ở các xã, thị trấn thu 3.000 đồng/người/tháng [1].

2) Các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động khác được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt phải thực hiện nộp tiền dịch vụ vệ sinh môi trường hàng tháng theo các nội dung ghi trong hình sau:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1.

Các hộ sản xuất, kinh doanh

1.1

Hộ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, buôn bán, các mặt hàng ăn uống, giải khát, vật liệu xây dựng (gạch, cát, đá, sỏi...), rau, quả, thực phẩm tươi sống, kinh doanh hoa tươi, cơ sở làng nghề.

a

Lượng rác thải ≤ 1m3/tháng

-

Địa bàn phường

Đồng/hộ/tháng

130.000

-

Địa bàn xã, thị trấn

đồng/hộ/tháng

90.000

b

Lượng rác thải > 1m3/tháng

đồng/m3

đồng/tấn

208.000

500.000

1.2

Hộ kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán khác

đồng/hộ/tháng

đồng/hộ/ngày

50.000

3.000

2.

Trường học, nhà trẻ, khu nội trú, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, phòng giao dịch các ngân hàng, các doanh nghiệp

2.1

Lượng rác thải ≤ 1m3/tháng

đồng/đơn vị/tháng

130.000

2.2

Lượng rác thải > 1m3/tháng

đồng/m3

đồng/tấn

208.000

500.000

3.

Các tổ chức và cơ sở khác

đồng/m3

đồng/tấn

208.000

500.000

Theo báo cáo năm 2014 của URENCO Hà Nội, chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn doanh nghiệp này thực hiện vào khoảng 600 tỷ đồng/năm trong khi tổng nguồn thu từ Phí vệ sinh chỉ khoảng 30 tỷ đồng, chiếm 5% tổng số chi [2].

Năm 2019, trên toàn TP. Hà Nội, nguồn thu từ Phí vệ sinh theo chỉ tiêu thu của các quận, huyện, thị xã là 448,4 tỷ đồng trong khi toàn bộ kinh phí mà UBND TP. Hà Nội phải chi cho dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH là 1.712 tỷ đồng [3]; UBND TP. Hà Nội đã chuyển trách nhiệm thu tiền sử dụng dịch vụ vệ sinh môi trường từ chủ đầu tư là các quận, huyện, thị xã , trực tiếp là các xã, phường, thị trấn sang cho đơn vị cung ứng dịch vụ CTRSH thu, bước đầu đã hiệu quả hơn, kết quả thu đạt cao hơn.

Đơn giá thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý CTRSH

UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định 6841/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016 công bố quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá duy trì VSMT trên địa bàn; nguyên tắc và phương pháp xây dựng đơn giá thanh toán công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp CTRSH trong Quyết định 6841/QĐ-UBND theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 03 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị nay được thay thế bằng Thông tư 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.

Đơn giá thanh toán công tác thu gom, vận chuyển CTRSH được thể hiện trong hình sau:

TT

Mã hiệu

Tên công tác

Đơn vị

Đơn giá sản phẩm

(chưa VAT)

Vùng 1

Vùng 2

Quận

Huyện

1

MT.TH

Duy trì vệ sinh đường phố bằng cơ giới kết hợp với thủ công, thực hiện đối với các tuyến đường, phố có đầy đủ hạ tầng.

1.1

Các tuyến phố cổ; tuyến phố văn minh đô thị; tuyến phố chính có chiều rộng >=7m.

Km

874.072

1.2

Các tuyến phố còn lại được duy trì.

Km

777.615

737.476

707.369

2

MT01.01

Duy trì vệ sinh đường phố bằng cơ giới kết hợp với thủ công, thực hiện đối với các tuyến đường, phố chưa đầy đủ hạ tầng, tuỳ theo yêu cầu thực tế có thể thực hiện các công việc.

2.1

Duy trì vệ sinh đường phố bằng cơ giới kết hợp với thủ công (thu rác bịch bọc, rác mô) tại các tuyến phố cổ; tuyến phố văn minh đô thị; tuyến phố chính có chiều rộng >=7m.

Km

398.986

2.2

Duy trì vệ sinh đường phố bằng cơ giới kết hợp với thủ công đối với các tuyến phố còn lại.

Km

302.529

302.529

278.019

3

MT01.02

Quét đường bằng cơ giới, quét dải phân cách bằng cơ giới.

Km

118.771

108.737

107.319

4

MT01.03

Công tác duy trì vệ sinh hè phố.

m2

48

41

36

5

MT02

Công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm.

Km

186.375

158.418

140.358

6

MT03

Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH đên nơi xử lý với cự ly bình quân 20 km.

Tấn

131.492

131.492

128.035

Nguồn [4].

Đơn giá thanh toán công tác xử lý, chôn lấp CTRSH được thể hiện trong hình sau

TT

Khu xử lý/nhà máy xử lý

Địa điểm

Công nghệ xử lý

Chi phí xử lý (nghìn đồng/tấn)

1

Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn

Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Chôn lấp hợp vệ sinh.

54.852 đồng/tấn (công suất trên 3.500 tấn/ngày)

2

Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây (Công ty cổ phần DVMT Thăng Long)

Khu xử lý CTR Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội

Đốt rác không thu hồi năng lượng.

410.000 đồng/tấn

3

Nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn (HTX Thành Công)

Khu xử lý CTR Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội

Đốt rác không thu hồi năng lượng.

330.000 đồng/tấn

4

Khu xử lý CTR Xuân Sơn

Sơn Tây, Hà Nội

Chôn lấp hợp vệ sinh.

Công suất dưới 500 tấn/ngày là 44.048 đồng/tấn và 41.780 đồng/tấn

3

Khu xử lý CTR Phương Đình

Đan Phượng, Hà Nội

Đốt rác không thu hồi năng lượng.

376.688 đồng/tấn

Nguồn [4].

Một số vấn đề cần hoàn thiện để phát triển nguồn tài chính và đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý Chất thải rắn sinh hoạt.

- Nhà nước phải bù giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH cho các đơn vị cung ứng dịch vụ do hoạt động thu Phí vệ sinh chưa đáp ứng cho việc chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH:

+ Hoạt động thu Phí vệ sinh tại một số quận và các huyện chưa đạt chỉ tiêu được giao. Theo kết quả từ phiếu khảo sát do NCS thực hiện tại các đơn vị cung ứng dịch vụ CTRSH trên địa bàn TP. Hà Nội, các quận nội thành đạt tỷ lệ thu Phí vệ sinh được giao; các quận khác đạt hơn 90% tỷ lệ thu Phí vệ sinh được giao; các huyện đạt hơn 80% tỷ lệ thu Phí vệ sinh được giao; lý do chính khiến tỷ lệ thu Phí vệ sinh chưa đạt tại các quận, huyện là do thực tế dân số và các hộ kinh doanh tại địa phương được giao thu phí chưa chính xác dẫn đến nguồn thu chưa đảm bảo.

+ Quy định mức Phí vệ sinh hiện nay còn thấp, theo kết quả từ phiếu khảo sát mà NCS thực hiện với các chủ nguồn thải CTRSH trên địa bàn TP. Hà Nội, 85% người dân cho rằng Phí vệ sinh hiện nay là thấp, 10% người dân cho rằng Phí vệ sinh hiện nay là phù hợp, 5% người dân cho rằng Phí vệ sinh hiện nay là cao.

+ Phương thức thu Phí vệ sinh áp dụng theo đầu người hoặc theo cách khoán đối với hộ gia đình vừa hạn chế nguồn thu, vừa khiến việc thực hiện giảm thiểu khối lượng CTRSH gặp nhiều khó khăn; từ đó, chưa hình thành ý thức, trách nhiệm của chủ nguồn thải CTRSH về lượng CTRSH phát sinh. Theo kết quả từ phiếu khảo sát do NCS thực hiện với các chủ nguồn thải CTRSH trên địa bàn TP. Hà Nội, chỉ có 15% người dân đồng ý thu Phí vệ sinh theo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh; 85% người dân không đồng ý thu Phí vệ sinh theo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh vì chưa biết đến cách thực hiện và sợ phát sinh tiền hằng tháng.

- Đơn giá dịch vụ CTRSH trên toàn quốc phụ thuộc vào điều kiện hạ tầng, kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của ngân sách từng địa phương nên có sự không thống nhất về đơn giá. NCS đánh giá cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội như sau: 1) đối với công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm tại các quận áp dụng là 186.375 đồng/km; cấp huyện là 158.418 đồng/km; khu vực khác là 140.358 đồng/km; và 2) đối với công nghệ chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh tại Khu xử lý CTR Xuân Sơn, các huyện là 44.048 đồng/tấn, vùng khác là 41.780 đồng/tấn. Thực tế này đã tạo ra những khó khăn, bất lợi cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển; không thúc đẩy doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH mở rộng phạm vi hoạt động; hạn chế doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị.

- Việc điều chỉnh đơn giá dịch vụ CTRSH đã được quy định cụ thể, tuy nhiên, các địa phương thường chậm điều chỉnh. NCS đánh giá cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội như sau. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2017 - 2020, công tác duy trì VSMT tại các quận, huyện được Thành phố quyết định thực hiện theo phương thức đấu thầu tập trung với tổng cộng 26 gói thầu, thực hiện trong 3 năm 10 tháng (đến hết năm 2020); trong thỏa thuận khung, giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh trong thời gian thực hiện hợp đồng nhằm phản ánh những thay đổi về chi phí nhân công, vật tư; việc điều chỉnh đơn giá sẽ được thực hiện sau khi Nhà nước điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dịch vụ. Trên thực tế, từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 đến năm 2020, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh mức lương cơ sở và giá nhiên liệu đầu vào tăng cao, cụ thể như: 1) Chính phủ đã 3 lần điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1.300.000 đồng (tăng 7%); 1.390.000 đồng (15%) và 1.490.000 đồng (23%); chi phí nhiên liệu có thời điểm tăng lên 68,2% so với chi phí thời điểm đấu thầu; trong khi đó, phương án tính toán đơn giá được ban hành tại Quyết định 6841/QĐ-UBND là 1.210.000 đồng/tháng và chưa được cấp có thẩm quyền của TP. Hà Nội điều chỉnh, bù chênh lệch [5]. Việc chậm điều chỉnh đơn giá dịch vụ CTRSH sẽ có tác động toàn diện tới hoạt động của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH; khi giá các yếu tố hình thành chi phí trực tiếp tăng sẽ khiến doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH thua lỗ, phá sản làm ngưng trệ hoạt động cung ứng dịch vụ CTRSH; để duy trì hoạt động, có thể doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH sẽ cắt giảm các công đoạn trong quy trình cung ứng dịch vụ CTRSH, cả hai tác động này đều ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ CTRSH.

- Để gia tăng nguồn thu từ Phí vệ sinh đối với chủ nguồn thải CTRSH nhằm giảm sự bù giá từ Nhà nước chi trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH, cần hoàn thiện một số vấn đề như sau: 1) Xây dựng và hoàn thiện phương án thu Phí vệ sinh trên cơ sở phát sinh CTRSH nhiều phải trả nhiều và ngược lại; cần có lộ trình cụ thể, quy định rõ nguồn thu từ Phí vệ sinh thu dần đảm bảo cho chi phí thu gom, vận chuyển CTRSH để giảm bớt sự hỗ trợ từ Nhà nước.; và 2) Cải thiện cách thức giao chỉ tiêu thu Phí vệ sinh, giao chỉ tiêu thu Phí vệ sinh cần gắn với số lượng dân cư và cơ sở kinh doanh doanh thực tế trên địa bàn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH.

- Để khắc phục những hạn chế trong qúa trình triển khai, áp dụng đơn giá dịch vụ CTRSH đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ CTRSH, cần hoàn thiện một số vấn đề như sau: 1) Cần thống nhất đơn giá dịch vụ CTRSH theo từng loại hình công nghệ xử lý để áp dụng trên trên địa bàn; và 2 Cần có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chậm điều chỉnh đơn giá dịch vụ CTRSH.

NDT

Tài liệu tham khảo:

1. UBND TP. Hà Nội (2016), Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; Giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với CTR công nghiệp thông thường trên địa bàn TP. Hà Nội, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2016. 115

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019- Chuyên đề Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt, Hà Nội.

3. UBND TP. Hà Nội (2019), Báo cáo công tác BVMT năm 2019, Hà Nội.

4. UBND TP. Hà Nội (2019), Báo cáo công tác quản lý CTR trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội.

5. Báo Kinh tế đô thị (2020), Tháo gỡ bất cập trong đấu thầu thu gom rác (Bài 3: Lao đao vì chậm điều chỉnh đơn giá), truy cập ngày 06 tháng 1 năm 2021, từ [https://kinhtedothi.vn/thao-go-bat-cap-trong-dau-thau-thu-gom-rac-bai-3-lao-dao-vi-cham-dieu-chinh-don-gia-403356.html].