Giải Vở Thực hành Công nghệ lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 9: Thực hành – Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Công Nghệ Lớp 6

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 6
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 6

    Giả sử em có một phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm một giường cá nhân, một tủ đầu giường, một tủ quần áo, một bàn học, hai ghế, một giá sách.

    Em hãy sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi?

    I – CHUẨN BỊ (theo nhóm) (Trang 29 – vbt Công nghệ 6)

    – Phóng to hình 2.7 đã được vẽ theo đúng tỉ lệ (tr.39 – SGK) tương đương với khổ giấy A4 hoặc to hơn (vẽ hoặc photocopy).

    – Cắt rời đồ đạc và phòng ở (đã được dán lên bìa hoặc xốp mỏng).

    – Dùng băng dính 2 mặt dán vào mặt sau của bìa hoặc xốp mỏng đã cắt rời để dễ điều chỉnh khí thực hành sắp xếp.

    II – THỰC HÀNH (Trang 29 – vbt Công nghệ 6)

    1. Nhóm học tập

    – Thảo luận và sắp xếp sơ đồ đồ đạc lên sơ đồ mặt bằng phòng ở (hoặc mô hình).

    – Dán sơ đồ đã sắp xếp lên bảng đúng vị trí quy định của giáo viên.

    2. Làm việc cả lớp

    – Đại diện nhóm học tập trình bày về cách sắp xếp của nhóm.

    – Nghe góp ý kiến của các nhóm bạn.

    – Điều chỉnh để có phương án sắp xếp tối ưu theo tổng quát của giáo viên.

    Với giải sách bài tập Công nghệ lớp 6 Bài 12: Nồi cơm điện sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Công nghệ 6. 

    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

    • Giới thiệu
    • Chính sách
    • Quyền riêng tư
    Copyright © 2020 Tailieu.com

    Với bộ tài liệu hướng dẫn giải VBT Bài 3: Thực hành - Lựa chọn trang phục Công Nghệ 6 có lời giải chi tiết, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bám sát nội dung yêu cầu trong vở bài tập. Giúp học sinh củng cố kiến thức trọng tâm và ôn tập hiệu quả.

    Giải VBT Công nghệ lớp 6 Bài  3: Chuẩn bị trang 12

    1. Xác định

    - Đặc điểm vóc dáng người mặc.

    - Loại áo, quần hoặc váy và kiểu mẫu định may.

    2. Lựa chọn

    - Vải: phù hợp với loại áo, quần, kiểu may và vóc dáng cơ thể.

    - Vật dụng đi kèm: phù hợp với quần áo đã chọn.

    Giải vở bài tập Công nghệ lớp 6 Bài 3: Thực hành trang 12 

    Bài tập tình huống về chọn vải, kiểu may một bộ trang phục mặc đi chơi.

    1. Làm việc cá nhân

    Dựa vào kiến thức đã học, em hãy ghi những nội dung thích hợp vào chỗ trống (...).

    Lời giải:

    - Những đặc điểm về vóc dáng của bản thân: vai rộng, cao, cân đối.

    - Kiểu quần áo định may: quần vải, áo sơ mi trắng.

    - Chọn vải (chất liệu, màu sắc, hoa văn) phù hợp với vóc dáng và kiểu may: vải mặc thoáng mát, áo màu trắng, quần màu tối (xanh hoặc đen), không có hoa văn hoạ tiết.

    Chọn những vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn: lắc tay hoặc đồng hồ.

    2. Thảo luận trong tổ học tập

    - Trình bày phần chuẩn bị của các nhân

    - Thảo luận, ghi nhận xét của các bạn

    3. Điều chỉnh phần chuẩn bị của mình sau khi nghe góp ý và trình bày của các bạn.

    - Phụ kiện đi kèm nên đơn giản để phù hợp với lứa tuổi học sinh.

    - Xác định rõ được loại vải cần may.

    ►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải VBT Bài 3: Thực hành - Lựa chọn trang phục Công nghệ lớp 6, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải pdf hoàn toàn miễn phí.

    Đánh giá bài viết

    Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 bài 27

    Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 bài 27: Thực hành: Bài tập tình huống về thu chi trong gia đình là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức SGK Công nghệ lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi học kì đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

    Giải Công nghệ lớp 6 bài 27

    I. Xác định thu nhập của gia đình

    a) Gia đình em có 6 người, sống ở thành phố.

    Ông nội công tác tại một cơ quan Nhà nước có mức lương tháng là 900.000đ, bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350.000đ một tháng.

    Bố là công nhân ở một nhà máy với mức lương tháng là 1.000.000đ, mẹ là giáo viên có mức lương tháng là 800.000đ, chị gái học ở trường Trung học phổ thông và em học lớp 6.

    Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng.

    Hướng dẫn:

    Tổng thu nhập của gia đình em trong một tháng:

    T = Lương ông nội + lương bà nội + lương bố + lương mẹ.

    = 900.000 + 350.000 + 1.000.000 + 800.000 (đồng)

    = 3.050.000 đồng.

    b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại đem ra chợ bán với giá 2.000đ/1kg.

    Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 1.000.000 đồng.

    Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.

    Hướng dẫn:

    Số thóc đem bán = 5 – 1,5 = 3,5 (tấn) = 3.500 (kg).

    → Số tiền bán thóc là: 3.500 * 2.000 = 7.000.000 (đồng).

    Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là:

    T = tiền bán thóc + tiền bán sản phẩm khác

    = 7.000.000 + 1.000.000 = 8.000.000 đồng.

    c) Gia đình em có 6 người, sống ở nông thôn, sống ở miền trung du Bắc Bộ, lao động chủ yếu là trồng cây công nghiệp (chè, thuốc lá), trồng rừng, làm nương,… Ngoài ra còn trồng rau và chăn nuôi gà, lợn. Mỗi năm có thu nhập như sau:

    - Tiền bán chè: 10.000.000 đồng

    - Tiền bán lá cây thuốc lá: 1.000.000 đồng

    - Tiền bán củi: 200.000 đồng

    - Tiền bán các sản phẩm khác: 1.800.000 đồng

    Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.

    Hướng dẫn:

    Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là:

    T = Tiền bán chè + Tiền bán lá cây thuốc lá + Tiền bán củi + Tiền bán các sản phẩm khác.

    → T = 10.000.000 + 1.000.000 +200.000 + 1.800.000 = 13.000.000 đồng.

    II. Xác định mức chi tiêu của gia đình

    Với mức thu nhập đã tính ở mục I, hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng hoặc 1 năm.

    - Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.

    - Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí,…

    - Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng.

    - Chi khác:

    - Tiết kiệm:

    Hướng dẫn:

    a) Tổng thu nhập trong một tháng: 3.050.000 đồng.

    - Chi cho ăn mặc ở: 1.000.000 đồng.

    - Chi cho học tập: 500.000 đồng.

    - Chi cho việc đi lại: 500.000 đồng.

    - Chi khác: 550.000 đồng.

    - Tiết kiệm: 500.000 đồng.

    b) Tổng thu nhập trong một năm: 7.000.000 đồng.

    - Chi cho ăn mặc ở: 2.000.000 đồng.

    - Chi cho học tập: 1.000.000 đồng.

    - Chi cho việc đi lại: 1.000.000 đồng.

    - Chi khác: 1.000.000 đồng.

    - Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.

    c) Tổng thu nhập trong một năm: 13.000.000 đồng.

    - Chi cho ăn mặc ở: 5.000.000 đồng.

    - Chi cho học tập: 3.000.000 đồng.

    - Chi cho việc đi lại: 2.000.000 đồng.

    - Chi khác: 1.000.000 đồng.

    - Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.

    III. Cân đối thu chi trong gia đình

    a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập hàng tháng là 2.000.000 đồng (ở thành phố) và 800.000 đồng (ở nông thôn). Em tính mức chi tiêu cho các thu nhập cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được ít nhất được 100.000 đồng.

    Hướng dẫn:

    1. Ở thành phố:

    - Chi cho ăn mặc ở: 700.000 đồng.

    - Chi cho học tập: 500.000 đồng.

    - Chi cho việc đi lại: 300.000 đồng.

    - Chi khác: 300.000 đồng.

    - Tiết kiệm: 200.000 đồng.

    2. Ở nông thôn:

    - Chi cho ăn mặc ở: 250.000 đồng.

    - Chi cho học tập: 150.000 đồng.

    - Chi cho việc đi lại: 100.000 đồng.

    - Chi khác: 100.000 đồng.

    - Tiết kiệm: 100.000 đồng.

    b) Mỗi ngày bố mẹ cho em 1.500 đồng để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1.000 đồng/ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em có để dành được tiền không?

    Trả lời: Không vì số tiền còn lại em mua truyện và quà sinh nhật hết rồi!

    c) Em tham gia kế hoạch nhỏ như: nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ… để bán lấy tiền và tiền mừng tuổi Tết…

    Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 200.000 đồng.

    Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào?

    Em để dành được bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    * Em có thể sử dụng khoản tiền đó như sau:

    - Mua truyện: 30.000 đồng.

    - Ăn quà vặt: 20.000 đồng.

    - Mua quà tặng bạn: 20.000 đồng.

    - Mua sách vở, đồ dùng học tập: 30.000 đồng.

    - Đầu tư kinh doanh nhỏ: 50.000 đồng.

    * Em để dành được: 50.000 đồng.

    Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 bài 27, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Công nghệ lớp 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.