Giao lưu tiếp biến văn hóa trung hoa năm 2024

  1. Tiếp xúc, tiếp biến văn hóa và vấn đề tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt

Nam:

-Tiếp xúc vh: Là hiện tượng xảy ra khi ít nhất hai tộc người, hai dân tộc

hay hai nhóm người có văn hóa khác nhau tiếp xúc lâu dài, ổn định và

trực tiếp với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một

trong số tộc người, dân tộc hay nhóm người đó. Sự biến đổi này có thể

là tích cực hay tiêu cực (phụ thuộc vào khả năng tương tác của các thành

phần tham gia giao lưu).

-Tiếp biến vh: Là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn

hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản

địa, tức phù hợp với văn hóa bản địa. Và sau một thời gian sử dụng và

biến đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại

sinh.

\=> Nói cách khác, tiếp xúc giao lưu, tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận

văn hóa nước ngoài của một dân tộc chủ thể. Trong quá trình này, luôn

có hai yếu tố là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Quá trình này diễn

ra thông qua một số con đường như thương mại, chiến tranh, di cư và

cũng từ đó, chia ra thành 2 hình thức tiếp nhận yếu tố ngoại sinh: tự

nguyện, bị cưỡng bức. Dân tộc chủ thể tiếp nhận yếu tố ngoại sinh có

thể có thái độ tiếp nhận đơn thuần hoặc tiếp nhận sáng tạo. Sự tiếp nhận

có sáng tạo được chia thành 3 mức độ: chọn lọc những giá trị thích hợp,

tiếp nhận cả hệ thống và sắp xếp lại, hoặc mô phỏng và biến thể một số

thành tựu.

-Vấn đề tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt Nam:

Văn hóa Việt Nam có những đặc điểm, thuộc tính riêng khi ta đặt nó bên

cạnh các nền văn hóa khác trong khu vực và quốc tế. Là một quốc gia

Đông Nam Á, nền văn hóa Việt Nam có các yếu tố nội sinh mang nét

đặc trưng của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á (văn hóa núi, văn hóa đồng

bằng, văn hóa biển): nền văn hóa hình thành từ nông nghiệp trồng lúa

nước, dùng trâu, công cụ bằng đồng, sắt, đề cao giá trị văn hóa gia đình

truyền thống, đề cao vai trò người phụ nữ, đa dân tộc, thống nhất trong

sự đa dạng,với những tín ngưỡng như bái vật giáo, thờ tự nhiên, tổ

tiên…, cùng tư lối tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, ngôn ngữ đơn tố…

Trong lĩnh vực ứng xử với môi trường xã hội, với vị trí ngã tư đường

của các nền văn minh, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn

hóa nhân loại.

Trước hết phải kể đến thượng tầng giao lưu, tiếp biến văn hóa với văn

hóa Trung Hoa. Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa

Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kỳ của lịch

sử Việt Nam. Quá trình ấy diễn ra dưới cả hai hình thức: Tự nguyện và

Như chúng ta đã biết, việc giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nước ta với Trung Quốc (văn hoá Hán, Nho giáo, Đạo giáo) và Ấn Độ (văn hoá Phật giáo) diễn ra rất lâu dài và phức tạp dưới thời Bắc thuộc và ở cả trong thời kỳ Đại Việt sau này. Trong diễn trình đó, các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa của người Việt, đã được chấp nhận và thay thế cho các yếu tố nội sinh, làm cho các yếu tố nội sinh này bị mai một, hoặc bị giảm đi đáng kể vai trò của mình trong nền văn hoá bản địa. Việc biến đổi các mô thức văn hoá người Việt trong quan hệ với các yếu tố ngoại sinh được thể hiện rất rõ trong vô’n từ vựng của tiếng Việt, trong hệ thông nghi lễ của lễ hội cổ truyền và trong rất nhiều lĩnh vực văn hoá tinh thần khác. Chẳng hạn như, trước thế kỷ XV, Nho giáo mặc dầu đã được du nhập vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên dưới thòi Bắc thuộc, song vẫn chưa tìm được vị trí vững chắc trong nền văn hoá dân gian bản địa, thì các nghi lễ nông nghiệp như: nghi lễ cầu mưa, cầu nắng, cầu mùa màng bội thu…, đặc biệt nghi lễ phồn thực cầu sinh sôi nảy nở, vốn là các nghi lễ trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, tồn tại từ rất lâu đời trong nền văn hoá nông nghiệp bản địa của người Việt vẫn là các nghi lễ chính của các lễ hội nông nghiệp cổ truyền. Đến khi triều đình nhà Hậu Lê quyết định lấy Nho giáo làm quốc giáo, thì mọi nghi lễ, nghi thức của các lễ hội dân gian này đều do triều đình quy định theo kiểu nghi lễ của Nho giáo.