Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là gì

Thế giới mình ở không chỉ có một văn hóa, mà đó là cả trăm cả ngàn văn hóa khác nhau. Mỗi quốc gia có nhiều văn hóa, chỉ lấy Việt Nam ra thôi cũng đủ cho bạn nhìn thấy sự khác biệt của các vùng miền với nhau. Nói chi đến cả Châu Âu! Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến những trải nghiệm đa văn hóa ở nước Đức và Châu Âu – nơi hội tụ nhiều nền văn hóa và con người tứ phương, trải dài từ Âu, Á, Phi, Mỹ.

Thứ nhất, mình học cách tôn trọng văn hóa của nước khác. 

Mình là người Việt Nam, đến từ quốc gia Châu Á và sinh sống tại Châu Âu. Nói ra đã thấy sự cách biệt giữa hai môi trường, giữa làn da, khuôn mặt, màu tóc. Sống ở đâu, quen với nền văn hóa của nơi đó. Mình đến Đức học tập, mọi thứ đều khác biệt với nơi mình sinh ra. Ở đây người ta không sử dụng cơm cho mọi bữa ăn, người ta không dùng đũa, người ta không nấu ăn bằng nước mắm, nước tương. Người ta không nói tiếng Việt như mình, người ta có những văn hóa Âu khác biệt với mình. Việc cần làm của mình là gì? 

Đó là mình phải biết quan sát cuộc sống, nhịp đập của đại đa số mọi người như thế nào. Mình học cách ứng xử của một nền văn hóa mới và cũng như thay đổi theo từng ngày để phù hợp với cuộc sống mới. Một ví dụ dễ thấy nhất đó là việc ở đây, người Tây khá thoáng. Mọi người dễ dàng thể hiện tình cảm cho nhau bất cứ ở nơi công cộng (tất nhiên ở giới hạn cho phép ví dụ như nắm tay, ôm nhau, hôn nhau). Chuyện đó rất bình thường, nhưng đôi khi ở nước mình thì lại khó thể hiện hơn. Hay một ví dụ khác đó là việc ăn mặc. Ở Tây mọi người rất thoải mái trong việc ăn mặc, vì sự ưu tiên trong những điều giúp họ tự tin là được. Ở đây mùa hè, không ai bận áo khoác ra đường giống ở mình đâu. “Càng hè càng hở” – đó là câu nói khá đúng khi nói về phong cách ăn mặc mùa hè ở đây. Sống ở đây giúp mình mở mang hơn được những suy nghĩ, nếp sống mới của người Tây là như thế nào cũng như hòa nhập chính bản thân mình. 

Học hỏi và tôn trọng là điều ưu tiên trong một môi trường đa văn hóa. Không thể nhìn sự khác biệt trong môi trường sống mà lại có thái độ chê bai, chế giễu vì mỗi nơi mỗi khác. Cái cần nhất đó là bạn thay đổi góc nhìn và tiếp thu nó, hiểu được cuộc sống ở nơi bạn ở như thế nào để cư xử một cách phù hợp nhất! 

Thứ hai, mình học cách thích nghi. 

Thích nghi là một thứ rất rất quan trọng trong mọi thứ ở cuộc sống hiện đại, từ việc học, việc làm và đời sống hằng ngày… Sống ở đâu, thích nghi cách người ta ứng xử với mình, thích nghi với việc “thiếu thốn” những món ăn quen thuộc, hay những món đồ phổ biến ở xứ mình mà xứ Tây không có. Thích nghi với ngôn ngữ, biển báo, việc đi chợ, việc ứng xử hằng ngày vì xung quanh mình không còn Tiếng Việt nữa, mà toàn là tiếng Đức hay tiếng Anh. Mình học thêm cách thích nghi môi trường sống thay đổi 180 độ, không còn là một Sài Gòn náo nhịp nữa mà là cuộc sống bình yên nhẹ nhàng ở thành phố mình học tập. Mình học cách thích nghi với thời tiết và nếp sống bên này như thế nào. Sự linh hoạt là cái con người ta cần để thích ứng, để không bị âu lo bỡ ngỡ rồi đâm ra trạng thái cô đơn, trầm cảm. 

Thứ ba, mình học cách giao tiếp. 

Giao tiếp là phương tiện dễ dàng nhất để con người có thể thấu hiểu lẫn nhau. Sống ở một quốc gia mới, mình cần phải học được ngôn ngữ bản địa – giống như là một phương pháp sinh tồn của con người vậy đó. Đồng ý là nước Đức có thể nói tiếng Anh rất tốt, nhưng biết một ngôn ngữ bản địa sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa của nước họ. Cũng như bản thân bạn học được cách sử dụng ngôn từ sao cho phù hợp. Mình biết tiếng Anh, nhưng mình không thể áp đặt văn hóa, cấu trúc tiếng Anh vào tiếng Đức được vì nó khác hoàn toàn. Cái cần nhất là học ngôn ngữ từ những thứ cơ bản nhất, để ra đường còn hiểu chút ít họ nói gì, hay đi siêu thị biết cách hỏi, biết cách xem món đồ mình cần mua như thế nào. Mà một lợi thế nữa, bạn học cách giao tiếp cũng là cách để trò chuyện với người bản địa và kết thêm bạn bè mới nữa đó. 

Thứ tư, mình học cách hòa nhập nhưng không hòa tan và giới thiệu nền văn hóa của nước mình. 

Câu “hòa nhập nhưng không hòa tan” nghe rất quen đúng không? Nhưng thực hành như thế nào mới là cái khó nhằn đấy! Trong một thế giới mở, con người cần học cách thích ứng, nhưng cũng đừng quên mất đi những giá trị văn hóa có trong con người, nước mẹ của bạn. Mỗi văn hóa mỗi khác, có cái hay, cái dở và quan trọng là bạn biết học cái nào tốt cho bản thân mình. Ứng xử một cách hiệu quả, đừng để bản thân luôn qua tự cao về một nền văn hóa nào đó mà quên đi những giá trị thật mình đã từng học và trải nghiệm. 

Đồng thời, một cái mới nữa đó là trong một hành động, có thể giữa hai nền văn hóa sẽ có chút khác nhau. Nhưng điều hay ho là tại sao bạn không giới thiệu nền văn hóa của nước bạn đến với người khác, thế thì thú vị hơn đúng không? Ví dụ nè, mình đã từng sống chung nhà với một bạn người Ý, văn hóa Tây khi ăn là mỗi người sẽ ăn một phần. Khác với văn hóa phương Đông, mình sẽ bày ra một dĩa lớn rồi ăn tới đâu lấy tới đó. Lần đầu bạn người Ý bảo sao ngộ nghĩnh vậy? Mình không ngần ngại chia sẻ cách người Á Đông ăn là như thế nào, sau này nhập gia tùy tục, bạn hiểu hơn về văn hóa nước mình và cũng như cảm thấy thoải mái khi ăn như thế luôn. 

Kết lại, mình cảm thấy may mắn khi có cơ hội trải nghiệm môi trường đa văn hóa là như thế nào, từ việc học, việc làm đến đời sống hằng ngày. Nó vừa mang cho mình cảm giác thú vị cũng như việc sốc văn hóa là điều khó có thể tránh khỏi. Điều cần nhất của chính mình đó là việc tiếp thu, học hỏi nền văn hóa mới là như thế nào cũng như tự tìm cách để vượt sự khủng hoảng và buộc bản thân mình linh hoạt hơn trong mọi thứ khi sinh sống tại nước Đức. Không những thế, mình recommend cho các bạn hãy xem video, hoặc đi du lịch sang nhiều quốc gia để nhìn thấy được sự khác biệt rõ nhất. Một khi mình tiếp thu được cái mới, nó cũng khiến bạn trở nên linh hoạt và biết thích nghi nhiều hơn đó! 

Cao đẳng Sài Gòn đang từng bước xây dựng môi trường học tập đa văn hóa, giúp sinh viên có trải nghiệm với nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới… thể hiện rõ nhất qua việc trường đã và đang là đối tác liên kết đào tạo của hơn 10 trường đại học nổi danh khắp nước Mỹ và Úc.

1. Đa dạng văn hóa là gì?

Đa dạng văn hóa trong môi trường giáo dục là khái niệm tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Đây được hiểu là sự pha trộn nhiều màu sắc về phong tục, tập quán, chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, quốc tịch… khác nhau trong cùng một tập thể. 

Việc va chạm với môi trường đa văn hóa giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thích ứng và bắt nhịp nhanh với nhiều nền văn hóa khác nhau, từng bước sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu.

2. Cao đẳng Sài Gòn có môi trường học đa dạng văn hóa ra sao?

Bên cạnh việc là một trong những trường Cao đẳng chính quy tại TPHCM đứng đầu về đào tạo Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn và Ngôn ngữ Anh - Cao đẳng Sài Gòn đã là đối tác liên kết đào tạo của trường Cao đẳng cộng đồng Houston, Texas, Mỹ từ hơn 20 năm nay. 

Mới đây, trường cũng đã chính thức bắt tay hợp tác với Top 8 trường Đại học hàng đầu của Úc như Curtin, Griffith, La Trobe… trở thành lựa chọn an toàn, sáng suốt của các bạn sinh viên có nguyện vọng đi du học theo lộ trình 2+2.

Theo đó, ngoài chương trình học tập khác nhau, các bạn sinh viên dù chọn chương trình Cao đẳng Việt Nam hay chương trình liên kết quốc tế với Mỹ, Úc đều được thừa hưởng một môi trường năng động, trải nghiệm cùng một không gian học tập với đầy đủ cơ sở vật chất chuẩn quốc tế. 

Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là gì

Môi trường học tập giao thoa giữa văn hóa Việt Nam - Mỹ và Úc

3. Sức mạnh của đa dạng văn hóa

Sức mạnh thứ nhất: Ngôn ngữ

Thế giới ngày càng “phẳng”, trở thành sân chơi bình đẳng kết nối mọi người ở bất kỳ đâu, trong đó ngôn ngữ, cụ thể tiếng Anh chính là công cụ thiết yếu nhất. Trên thực tế, Sinh viên Việt Nam được đánh giá khá cao về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt ở kỹ năng đọc - viết. Tuy nhiên sau 12 năm học tiếng Anh ở các bậc THPT, để tự tin trò chuyện, lắng nghe và giao tiếp như người bản ngữ vẫn còn là “nỗi sợ hãi” của khá nhiều bạn trẻ. 

Cao đẳng Sài Gòn đã và đang tích cực khuyến khích toàn bộ sinh viên sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong khuôn viên trường. Đây không chỉ là cách giúp sinh viên học chương trình liên kết quốc tế thích nghi trước với cuộc sống du học, mà còn giúp sinh viên chương trình Cao đẳng Việt Nam trau dồi vốn từ vựng và kỹ năng giao tiếp. 

Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là gì

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp bắt buộc đối với sinh viên chương trình Liên kết Quốc tế

Sức mạnh thứ hai: Trải nghiệm 

Cuộc sống sinh viên không chỉ gói gọn trong chương trình học trên lớp mà còn là những trải nghiệm trong quá trình sinh hoạt, giao lưu và khám phá cuộc sống xung quanh. Đó sẽ là hành trang vô giá hình thành thế giới quan của mỗi người, đem lại góc nhìn đa chiều, vốn sống đa dạng. 

Trải nghiệm Bản sắc thông qua những buổi giới thiệu văn hóa vùng miền Tây Nam Bộ để gìn giữ truyền thống Việt Nam, cũng như khám phá nét văn hóa miền viễn Tây của Mỹ hay vẻ đẹp xứ Kangaroo của Úc…

Trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến hàng đầu Mỹ, Úc buộc mỗi sinh viên phải chủ động trong học tập và đề cao kỹ năng tự học. Song song đó, sinh viên sẽ tham gia nhiều hoạt động thực hành, ngoại khóa hơn thay vì chỉ ngồi trên giảng đường học lý thuyết.

Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là gì

Hoạt động giới thiệu, giao lưu văn hóa miền Tây do sinh viên tổ chức

Sức mạnh thứ ba: “Biết người biết ta”

Một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ ngày nay có xu hướng “sính ngoại”, tự ti về những nét văn hóa rất Việt Nam và tôn thờ văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, có những điều ở nước này bị xem là xấu, nhưng nước khác lại cho là tốt và ngược lại. 

Ví dụ, khi con cái tranh luận với ba mẹ hay giáo viên về một vấn đề nào đó, văn hóa Việt Nam thường bị cho là “hỗn”, nhưng văn hóa Mỹ - Úc lại cực kỳ khuyến khích và gọi đó là tư duy phản biện. Ngược lại, sự tự do trong văn hóa phương Tây cho phép con cái làm bất kỳ điều gì, kể cả việc... tự trang trải học phí đại học, trong khi đó sinh viên Việt Nam hầu hết đều được “tài trợ học phí toàn phần” từ gia đình. 

Tóm lại, khi học tập trong một môi trường đa văn hóa, bạn sẽ thấy văn hóa là những mảng màu sắc đan xen, có mặt tốt và cả những điều hạn chế. Sự giao thoa này giúp sinh viên hình thành lối sống khách quan hơn, biết chọn lọc những điểm tốt để học hỏi và loại bỏ dần những điểm chưa hay.

Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là gì

Xem thêm chương trình liên kết Quốc tế

Tìm hiểu Cao Đẳng Sài Gòn