Giáo trình quản lý thiết chế văn hóa năm 2024

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao không chỉ là nơi nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, mà còn là cầu nối quan trọng để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng hệ thống này nhiều năm qua vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều đại biểu cho rằng, cần có cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ hệ thống thiết chế này trong thời gian tới.

KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO TẠI SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giáo trình quản lý thiết chế văn hóa năm 2024

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao có vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao có vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đoàn Khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tiến hành khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa thể thao tại nhiều đơn vị, địa phương trong nước để nắm tình hình và chuẩn bị các nội dung, các điều kiện đảm bảo để tổ chức Phiên giải trình về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013-2023” vào đầu tháng 12/2023 tới đây.

Nội dung này được nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia và dư luận xã hội lâu nay đặc biệt quan tâm khi thời gian qua các thiết chế văn hóa, thể thao chưa được quản lý và sử dụng hiệu quả. Bởi hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao không chỉ là nơi nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, mà còn là cầu nối quan trọng để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Giáo trình quản lý thiết chế văn hóa năm 2024

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, thiết chế văn hóa ở nước ta đang vừa thừa, vừa thiếu. Chúng ta còn thiếu rất nhiều thiết chế văn hóa như bảo tàng, nhà hát, thư viện, công viên... đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện lớn, mang tầm khu cực và quốc tế, được tổ chức và vận hành một cách chuyên nghiệp, nhưng lại thừa những thiết chế không đáp ứng được các tiêu chuẩn này.

Điều này có nhiều lý do khác nhau, trong đó có những lý do lịch sử của nó. Đó là việc các thiết chế đã được xây dựng từ lâu, với những thiết kế, chức năng, và cả công năng sử dụng phù hợp với một thời kỳ lịch sử cụ thể, lúc đó chúng ta chưa hình dung được sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ như ngày hôm nay, chúng ta cũng chưa đủ nguồn lực để có thể tạo ra những cơ sở vật chất xứng tầm, chưa kể tư duy quản lý, tổ chức các hoạt động ở các thiết chế văn hóa cũng rất khác.

.jpeg)

Đại biểu Quốc hộiTrần Thị Thu Đông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, bất cập hiện nay đối với hệ thống thiết chế văn hóa. Thứ nhất, kinh phí hoạt động ít; cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp; nhân lực tổ chức khai thác, vận hành các thiết chế này thiếu và yếu về chuyên môn. Công tác quản lý, tổ chức hoạt động trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, thiếu chủ động, sáng tạo; Thứ hai, một số thiết chế văn hóa ở địa phương xây dựng có quy mô lớn, nhưng ít người biết đến hoặc không được quan tâm, dẫn đến nguồn thu hàng năm đạt thấp; Thứ ba, nhu cầu và thị hiếu của người dân đã và đang thay đổi, trong khi thiết chế văn hóa, thể thao các cấp chưa bắt nhịp kịp để đổi mới phương thức hoạt động, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của người dân…

Bày tỏ quan điểm về nội dung này, nhiều ý kiến đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của nhân dân.

Giáo trình quản lý thiết chế văn hóa năm 2024

Đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai- Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Ngoài nỗ lực của địa phương, đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai- Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị Chính phủ cần cân đối bảo đảm nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; hỗ trợ các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ban hành hướng dẫn quy chế quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thiết chế văn hóa để các địa phương tổ chức quản lý đồng bộ, thống nhất…

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, để thực sự nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của nhân dân, chúng ta cần một hướng đi mới - một tư duy khác về phát triển văn hóa như chuyển đổi mô hình đầu tư công, quản trị tư, hợp tác công tư, sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng, hay việc áp dụng các kỹ năng kinh doanh... nhất là cần có nguồn nhân lực phù hợp thì mới giúp có những chuyển biến căn bản cho các thiết chế văn hóa.

"Và muốn có được điều này, chúng ta lại cần có một môi trường thể chế, chính sách hỗ trợ để toàn xã hội có thể tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành các thiết chế văn hóa một cách hiệu quả. Đó là những thay đổi liên quan đến Luật Đất đai, thuế, đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, quản lý sử dụng tài sản công... Đây là những bài toán lớn, khó khăn, rất cần giải trong bối cảnh hiện nay.", PGS.TS Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm./.