Giáo trình xoa bóp bấm huyệt đại học y hà nội

Giáo trình xoa bóp bấm huyệt đại học y hà nội

  1. Kho dữ liệu số Trường Đại học Y Hà Nội
  2. Luận án/ Luận văn
  3. Luận văn chuyên khoa 2

Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1276

Title:  ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA “TẦN GIAO THIÊN MA THANG” KẾT HỢP VỚI ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP GIAI ĐOẠN I VÀ II
NGUYỄN THỊ, BÍCH
Advisor:  Ngô Quỳnh, Hoa
Nguyễn Văn, Phúc
Keywords:  Y học cổ truyền
Issue Date:  2020
Publisher:  TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract:  Viêm khớp dạng thấp (VKDT - Rheumatoid Arthritis) là một bệnh đặc trưng bởi quá trình viêm mạn tính các khớp có tính chất đối xứng, thường kèm theo cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. Đây là một bệnh tự miễn và chiếm tỷ lệ khá cao trong bệnh nội khoa nói chung và các bệnh về khớp nói riêng. Bệnh không những làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh mà còn để lại di chứng như đau kéo dài, biến dạng khớp, dính khớp làm hạn chế hoặc mất vận động của khớp 1. Bệnh VKDT gặp ở mọi nơi trên thế giới chiếm khoảng 1% dân số. Tại Mỹ theo Mac Duffic, tỷ lệ VKDT là 0,5 - 1% trong quần thể dân cư từ 20 - 80 tuổi; ở nhóm tuổi 55 - 75, tỷ lệ này là 4,5%. Ở Nam Phi, tỷ lệ mắc bệnh là 0,19%. Ở Pháp, tỷ lệ mắc bệnh VKDT là 0,5%. Ở Trung Quốc: 0,13% 2. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân và cộng sự, bệnh chiếm khoảng 0,5% dân số và chiếm 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, chủ yếu ở nhóm nữ tuổi trung niên 2. Bệnh thường diễn biến phức tạp với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở các mức độ khác nhau. Hiện nay, việc điều trị VKDT phải phối hợp nhiều phương pháp: nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa 3… Điều trị VKDT bằng YHHĐ chủ yếu là dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm hoặc tiêm trực tiếp vào khớp 4. Bên cạnh những hiệu quả tích cực trong điều trị của thuốc YHHĐ vẫn có những tác dụng không mong muốn như viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương 5. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các thuốc có hiệu quả điều trị và ít tác dụng không mong muốn vẫn là mục tiêu của các nhà y học. Trong các tài liệu y văn của y học cổ truyền (YHCT) cũng như kinh nghiệm dân gian có nhiều các bài thuốc dùng điều trị VKDT có hiệu quả như Quế chi thược dược tri mẫu thang (Kim quỹ yếu lược), Quyên tý thang (Bách nhất uyển phương), Độc hoạt ký sinh thang (Thiên kim phương)… và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bài thuốc này có tính an toàn cao vì ít hoặc không gây các tác dụng phụ 6. Bài thuốc “Tần giao thiên ma thang” trích từ “Y học tâm ngộ” 7 có tác dụng phát tán phong thấp, hành khí hoạt huyết, được chỉ định trong chứng phong hàn thấp tý, đã được sử dụng trên lâm sàng cho thấy tác dụng khá tốt 7. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị không dùng thuốc như điện châm có tác dụng làm dịu đau, kích thích hoạt động của các cơ, tăng cường dinh dưỡng ở tổ chức, giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ 8. Xoa bóp bấm huyệt không chỉ có tác dụng giảm đau, giải cơ, bổ chính khí, nâng cao công năng các tạng phủ mà còn khai thông kinh mạch, điều tiết cân bằng âm dương trong cơ thể 9. Để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, nên phối hợp giữa phương pháp điều trị bằng thuốc YHCT và các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu đánh giá một cách khoa học về hiệu quả của việc kết hợp này. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của “Tần giao thiên ma thang” kết hợp với điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II” với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của “Tần giao thiên ma thang” kết hợp với điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
URI:  http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1276
Appears in Collections: Luận văn chuyên khoa 2

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

Giáo trình xoa bóp bấm huyệt đại học y hà nội

  1. Kho dữ liệu số Trường Đại học Y Hà Nội
  2. Luận án/ Luận văn
  3. Luận văn thạc sĩ

Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2270

Nhan đề:  ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA ĐIỆN CHÂM, XOA BểP BẤM HUYỆT KẾT HỢP VỚI THỦY CHÂM MECOBALAMIN TRấN BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO
CỒ BÁ, TUẤN
Người hướng dẫn:  DƯƠNG TRỌNG, NGHĨA
Từ khoá:  Y học cổ truyền
Năm xuất bản:  2020
Nhà xuất bản:  TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt:  Đau dây thần kinh hông to là tình trạng đau từ thắt lưng lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên trong đó chủ yếu là nhóm nguyên nhân tại cột sống thắt lưng. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt của bệnh nhân 1, 2, 3. “Tại Hoa Kỳ, đau thần kinh hông to chiếm 5% số người trưởng thành và mỗi năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này” 4. “Ở Việt Nam, theo thống kê của Trần Ngọc Ân và cộng sự thì đau thần kinh hông to chiếm tới 2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi, đau thần kinh hông to chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh thần kinh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất” 4. Theo thống kê của bệnh viện Châm cứu trung ương năm 2005, số bệnh nhân đau dây thần kinh hông to đến viện điều trị chiếm khoảng 50% số bệnh nhân tổn thương dây thần kinh ngoại vi 3. Theo Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị đau dây thần kinh hông to như: Điều trị nội khoa, các phương pháp vật lý trị liệu, thể dục trị liệu, kéo dãn cột sống. Một số trường hợp phải dùng các phương pháp điều trị phẫu thuật. Các phương pháp điều trị YHHĐ có ưu điểm thu được hiệu quả điều trị nhanh nhưng nhược điểm là có nhiều tác dụng phụ, đôi khi xảy ra tai biến nặng nề, đòi hỏi kỹ thuật và chi phí điều trị cao. Theo Y học cổ truyền (YHCT) đau dây thần kinh hông to được mô tả trong chứng Tọa cốt phong, Yêu cước thống,…. do các nguyên nhân ngoại tà, chấn thương, nội thương gây nên. YHCT sử dụng rất nhiều biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc. Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh được áp dụng từ lâu trong điều trị chứng Tọa cốt phong, châm là thủ thuật dùng kim tác dụng lên huyệt trên các đường kinh, lạc, để gây tác dụng điều trị. Các phương pháp không dùng thuốc ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi với mục đích giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường 5, 6. Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh dùng biện pháp của YHHĐ phối hợp với phương pháp châm kim của YHCT, thông qua tác dụng của thuốc và châm cứu, duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị 7. Hiện nay Điện châm kết hợp với Xoa bóp bấm huyệt và Thủy châm các chế phẩm vitamin B là một phương pháp điều trị khá phổ biến. Mecobalamin là một chế phẩm dạng Coenzym của vitamin B12 có trong máu và dịch não tủy, hoạt chất này được vận chuyển vào mô thần kinh cao hơn các dạng khác của vitamin B12. Về mặt dược lý học, Mecobalamin có tác dụng phục hồi những mô thần kinh bị tổn thương và ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh bất thường. Mecobalamin là chế phẩm vitamin B12 liều cao được chứng minh có hiệu quả lâm sàng bằng những nghiên cứu mù đôi 8. Để góp phần hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của phương pháp kết hợp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với thủy châm Mecobalamin trên bệnh nhân đau thần kinh hông to” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với thủy châm Mecobalamin trên bệnh nhân đau thần kinh hông to. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với thủy châm Mecobalamin.
Định danh:  http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2270
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.