Hạn chế đối với hoạt động sản xuất hóa chất năm 2024

Theo đó, dự thảo bổ sung quy định "Thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp" như sau:

Giấy phép cấp mới và cấp điều chỉnh có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp.

Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.

Đối với việc phân loại và ghi nhãn hóa chất, dự thảo nêu rõ: Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau: Tên hóa chất; mã nhận dạng hóa chất (nếu có); hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có); biện pháp phòng ngừa (nếu có); định lượng; thành phần hoặc thành phần định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng (nếu có); tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; xuất xứ hóa chất; hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Dự thảo quy định, trước ngày 15/02 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.

Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trước ngày 01/3 hàng năm, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị; thẩm định hồ sơ; cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân.

Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự ra đời của Luật Hóa chất là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động hóa chất trên cả nước.

Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

Mức độ Mức độ 3 Cơ quan Công bố/Công khai Bộ Công thương Mã thủ tục BCT-275255 Cấp thực hiện Cấp bộ Loại TTHC Không có thông tin Lĩnh vực Hóa chất Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định;

- Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.

- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Thành phần hồ sơ

STTLoại giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng 1 + Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định; mẫu 01d Phụ lục 1 của Thông tư 32/2017/TT-BCT MẪU SỐ 1d - Copy.docx 2 + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; 3 + Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc Xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; 4 + Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 5 + Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;; 6 + Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa; 7 +) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất; 8 +) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; 9 + Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định; 10 + Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.12

Số bộ hồ sơ 01 bộ Phí

Mô tảMức phí Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.

Lệ phí

Mô tảMức phí Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.

Mức giá

Không có thông tin

Thời hạn giải quyết 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp Cơ quan thực hiện Cục Hóa chất Cơ quan có thẩm quyền quyết định Không có thông tin Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Không có thông tin Cơ quan được ủy quyền Không có thông tin Cơ quan phối hợp Không có thông tin Kết quả thực hiện Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Căn cứ pháp lý của TTHC

  • Thông tư 08/2018/TT-BTC
  • Thông tư 32/2017/TT-BCT
  • Nghị định 113/2017/NĐ-CP
  • Luật 06/2007/QH12

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

Điều kiện sản xuất:

- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề sản xuất hóa chất;

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP

- Diện tích, nhà xưởng, kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cở sở sản xuất có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ;

- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;