Khái niệm khởi tố vụ án hình sự là gì năm 2024

(LSVN) - Truy tố và khởi tố là các giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự, tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn về hai khái niệm này. Vậy, truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự khác nhau như thế nào?

Khái niệm khởi tố vụ án hình sự là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH A&H, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, truy tố và khởi tố bị can đều được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, đây là các giai đoạn trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cụ thể giải thích thế nào là truy tố và khởi tố. Theo đó, căn cứ vào thực tễn của hoạt động tố tụng hình sự, có thể hiểu:

- Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Thẩm quyền đưa người phạm tội ra trước tòa thuộc Viện Kiểm sát nhân dân. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Truy tố là giai đoạn thứ 03 trong tố tụng hình sự.

- Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, ở giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc mà có dấu hiệu của tội phạm hoặc ban hành quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được người hoặc pháp nhân đã thực hiện tội phạm đó.

Theo đó, sau đây là 06 điểm nổi bật giúp phân biệt truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự:

STT

Tiêu chí

Truy tố

Khởi tố

1

Căn cứ pháp lý

Điều 236, Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 143, Điều 179, Bộ luật Tố tụng hình sự

2

Thẩm quyền

- Viện Kiểm sát

- Cơ quan điều tra.

- Viện Kiểm sát.

- Hội đồng xét xử.

- Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

3

Giai đoạn trong tố tụng hình sự

Là giai đoạn thứ ba trong tố tụng hình sự, được thực hiện sau khi kết thúc điều tra.

Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, sau giai đoạn này sẽ tiến hành điều tra

4

Công việc thực hiện

Đánh giá các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết

Xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm không, từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

5

Thời hạn ra quyết định

- 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng

- 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

- Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện Kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá:

+ 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

- Trường hợp phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn không quá 02 tháng

- Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.

Khởi tố vụ án được tiến hành trong một thời hạn nhất định, có nhiệm vụ riêng, chủ thể và các hoạt động tố tụng độc lập, có quyết định tố tụng riêng với các giai đoạn tố tụng khác nên được coi là giai đoạn tố tụng độc lập.

Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý làm phát sinh các hoạt động điều tra và biện pháp tố tụng tiếp theo. Quyết định này phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chủ yếu được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải làm sáng tỏ những tài liệu đầu tiên, xác định hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm, thu thập những vật chứng và những tình tiết có giá trị cho việc phát hiện tội phạm, tiến hành khám nghiệm hiện trường; trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì bắt người trước khi khởi tố vụ án.

Khái niệm khởi tố vụ án hình sự là gì năm 2024
Hình minh họa. Khởi tố vụ án hình sự là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa khởi tố vụ án hình sự


2. Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền có các nhiệm vụ sau đây:

Tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm. Mọi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền và trách nhiệm thông báo hoặc tố giác đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát về tội phạm. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác này theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền khởi tố cũng có trách nhiệm tự mình phát hiện tội phạm để xử lý theo thẩm quyền.

Xác minh tin báo, tố giác về tội phạm. Khi tiếp nhận tin báo, tố giác hoặc tự mình thu thập được thông tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án phải tiến hành xác minh có sự việc xảy ra hay không; nếu có sự việc xảy ra phải xem xét sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm

Ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Trên cơ sở kết quả xác minh thông tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm hoặc tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể (khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015) hay có những căn cứ luật định (những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự) thì ra quyết định không khởi tố vụ án.


3. Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự. Vì vậy, giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội.

Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng làm cơ sở làm phát sinh các hoạt động tố tụng tiếp theo. Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra và các biện pháp tố tụng khác, trừ một số trường hợp cấp thiết để ngăn chặn tội phạm (bắt khẩn cấp, quả tang), bảo đảm thu thập chứng cứ (khám nghiệm hiện trường…).

Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân. Nếu không thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt động điều tra, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sau một thời gian điều tra không xác định được dấu hiệu của tội phạm, không chứng minh được người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nên phải ra quyết định đình chỉ tố tụng thì người đó đã bị xâm phạm quyền tự do thân thể.

Khởi tố vụ án hình sự nghĩa là gì?

Theo Từ điển luật học, khái niệm về khởi tố vụ án hình sự được mô tả như sau: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập, đánh dấu sự khởi đầu của hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm.

Người đã bị khởi tố về hình sự là ai?

Người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội thì được hiểu là người đó đang bị truy cứu TNHS. Sau giai đoạn truy cứu TNHS là giai đoạn thi hành án hình sự.

Giai đoạn khởi tố là gì?

- Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, ở giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc mà có dấu hiệu của tội phạm hoặc ban hành quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được người hoặc pháp nhân đã thực hiện tội phạm đó.

Vụ án hình sự là như thế nào?

Vụ án hình sự là gì? Vụ án hình sự là Vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng.