Hand lettering hướng dẫn brush

Calligraphy là một khĩ năng viết đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong giới designer. Nó được áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau: logo, cards, quotes,…,etc.

Calligraphy đòi hỏi sự kiên trì và kiên nhẫn của người học bới mỗi nét chữ viết được viết trên nền tảng “muscle memory”(dịch nôm na là Kí ức của cơ bắp). Nghĩa là khi bận luyện tập đến khi bạn nhớ được khung chữ nét chữ, bạn sẽ dễ dàng viết chữ và sáng tạo thêm các nét chữ của riêng bạn. Chỉ khi bạn quá quen thuộc vố font chữ và các kiến thức cơ bản, bạn có thể viết chữ đẹp một cách dễ dàng và tạo ra nhiều bức vẽ mọi lúc mọi nơi. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn newbie muốn thử sức hay bắt đầu với Calligraphy.

1. Công cụ

1.1 Brush pen

Mình sẽ biết một bài chi tiết hơn về brush pen để các bạn có thể dễ dàng tìm và mua bút bỡi có quá nhiều sản phẩm tràn lan ngoài thị trường và bán đầy trên mxh mà đôi khi chất lượng lại không như mong muốn. Tuy nhiên, mình vẫn sẽ đề cập đến những loại bút mà bạn nên có và dễ dàng để bắt đầu với Calligraphi.
A.

1. Tombow Fudenosuke

Đứng đầu danh sách là cây bút đen đã quá nổi tiếng với hai loại ngòi hard tip (ngòi cứng) và soft tip (ngòi mềm). Nếu như hard tip dành cho những bạn chưa biết cách kiểm soát nét thanh, lực tay không đủ để nhấn nét đậm; thì soft tip có công dụng hoàn toàn ngược lại. Ban đầu, bút chỉ có màu đen cơ bản, nay hãng đã cho ra mắt thêm nhiều màu sắc rực rỡ hơn ở ngòi hard tip, giúp bạn viết brush lettering tốt hơn, “đã mắt” hơn mà giá vẫn không thay đổi so với phiên bản cũ.

Số ngòi: 2 – hard tip, soft tip.

Màu sắc: 10 – vàng, cam, đỏ, hồng, tím, xanh dương, xanh lá, xám, nâu, đen.

Hand lettering hướng dẫn brush

2. Zebra Disposable Brush

Được xem là đối thủ đáng gờm của Tombow Fudenosuke, bút Zebra có đến ba loại ngòi để chọn lựa. Ngòi SF tạo ra những nét mảnh nhất, đầu bút cứng dễ đi nét thanh; ngòi F tạo ra nét nhỏ, đầu bút mềm dễ đi nét đậm; ngòi M lớn nhất, tạo ra những nét to hơn SF và F.

Hand lettering hướng dẫn brush

(Còn tiếp)

Bạn đã sẵn sàng để học nghệ thuật vẽ chữ Hand-Lettering chưa?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về những điều cơ bản và cần thiết nhất để bắt đầu với Hand-Lettering

Nội dung chính trong bài viết:

  • Hand-Lettering là gì?
  • Calligraphy là gì?
  • Typography là gì?
  • Calligraphy, Hand-Lettering, Typography khác nhau thế nào?
  • Các công cụ cần chuẩn bị để viết Hand-Lettering?

Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết:

Hand-Lettering là một hình thức nghệ thuật thị giác chủ yếu tập trung vào việc vẽ và minh họa chữ bằng tay. Khi thực hiện một tác phẩm Hand-Lettering bạn thường cần được vẽ hoặc phác thảo trước bằng bút chì, sau đó bạn dùng các công cụ khác để hoàn thiện như bút lông, bút màu, bút đi nét, thước kẻ, tẩy, …

Một điều rất thú vị mà Hand-Lettering mang lại đó là bạn có thể mặc sức sáng tạo rất nhiều kiểu chữ, các kiểu trang trí với nhiều màu sắc khác nhau. 

Hand lettering hướng dẫn brush

Tác phẩm Hand-Lettering với kiểu chữ Modern Calligraphy và bút viết trên mọi chất liệu

Hơn thế nữa, dụng cụ để viết Hand-Lettering rất đa dạng và tiện lợi cho việc sử dụng mọi lúc mọi nơi. Bạn sẽ dễ dàng thực hiện một tác phẩm Hand-Lettering ngay trên cuốn sổ của mình để viết tiêu đề trong các phần ghi chép, viết Bullet Journal. 

Hiện nay, các loại bút để viết Hand-Lettering cũng rất đa dạng, chỉ cần nắm được những kỹ thuật cơ bản, bạn cũng có thể tạo ra các tác phẩm đẹp trên nhiều chất liệu khác nhau như trên đá, gỗ, bảng menu trong cửa hàng, viết lên giày, lên túi, áo phông, quần bò, …

Calligraphy là gì?

Calligraphy có xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, gồm κάλλος – kallos nghĩa là “vẻ đẹp” và γραφή graphẽ “văn bản” tức là nghệ thuật thị giác gắn liền với chữ viết. 

Calligraphy được dịch nôm na sang tiếng Việt là thư pháp, tuy nhiên do đây là một thuật ngữ rộng và khó có thể dịch nghĩa toàn diện nên mình thường để nguyên là Calligraphy như một thuật ngữ, hay một danh từ riêng. 

Bạn có thể đọc thêm bài viết chi tiết về Calligraphy.

Một tác phẩm Calligraphy thường được tạo ra bằng cách sử dụng các công cụ như cán bút, ngòi nhọn, ngòi dẹt, đôi khi là cả bút lông. 

Khi viết, bạn sẽ tạo ra 1 chuyển động và viết một cách liền mạch các con chữ. Còn Hand-Lettering thì thường kết hợp nhiều dụng cụ, nhiều chuyển động hơn để hoàn thiện tác phẩm. 

Nếu chia theo các nền văn hóa thì Calligraphy bao gồm: 

  • Calligraphy phương Tây, 
  • Thư pháp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc … sử dụng hệ chữ tượng hình
  • Thư pháp Ả-rập
  • Thư pháp Ấn Độ
  • … 
Hand lettering hướng dẫn brush

Một tác phẩm thư pháp Trung Quốc (Nguồn ảnh trên ĐKN)

Trong bài viết này, mình nhắc tới là Calligraphy phương Tây, sử dụng chữ Latinh. Calligraphy gần gũi và nhanh chóng được nhiều người Việt Nam yêu thích do có chung một hệ chữ Latinh. Hiện nay, tiếng Anh cũng rất phổ biến, nên việc tiếp cận, học hỏi Calligraphy cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Hand lettering hướng dẫn brush

Một tác phẩm Calligraphy của George Bickham – Universal Penman 1741 (nguồn ảnh tại Panteek)

Trong Calligraphy, bao gồm Calligraphy truyền thống và Calligraphy hiện đại. Khác biệt giữa chúng là các công cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện tác phẩm. 

>> Đọc thêm về Modern Calligraphy, hướng dẫn tự học Modern Calligraphy.

Typography là gì?

Typography là một hình thức nghệ thuật thị giác sắp xếp các chữ cái một cách rõ ràng, dễ đọc và được sử dụng trên máy tính hay các thiết bị công nghệ. Typography dựa trên việc lặp đi, lặp lại của các chữ cái cụ thể.

Vào năm 1439, Johannes Gutenberg đã phát minh ra máy in cơ học. Điều này thực sự tạo ra một cuộc cách mạng về in ấn, và cùng với đó là sự suy giảm chữ viết tay. 

Hand lettering hướng dẫn brush

(Năm 1439, Johannes Gutenberg đã phát minh ra máy in cơ học, hình ảnh  tại Bảo tàng In ấn Quốc tế, Carson, California, nguồn ảnh Wikipedia)

Nhắc tới Typography, là nhắc tới những kiểu chữ được sử dụng trong in ấn trên máy tính. Hiện nay có rất nhiều kiểu chữ khác nhau. Các kiểu chữ này được dùng trong in ấn sách vở, thiết kế, quảng cáo.

Calligraphy, Hand-Lettering, Typography khác nhau thế nào?

Như vậy bạn đã có được những cái niệm cơ bản về Calligraphy, Hand-Lettering, Typography. 

Hiểu một cách đơn giản nhất thì: 

  • Calligraphy – Viết chữ 
  • Hand-Lettering – Vẽ chữ
  • Typography – Chữ cho máy tính

Sự khác nhau giữa Calligraphy, Hand-Lettering, Typography hoàn toàn nằm ở quá trình bạn thực hiện từng loại. 

Hiện nay, khoa học rất phát triển, các công cụ thiết kế dễ dàng giúp bạn tạo được các tác phẩm đẹp mắt và mang phong cách cá nhân. Đôi khi bạn khó phân biệt được đâu là tác phẩm Calligraphy, Hand-Lettering hay Typography. 

Chỉ cần thời gian luyện tập và quan sát, bạn sẽ nhanh chóng phân biệt được tác phẩm thuộc loại hình nào.

Các công cụ cần chuẩn bị để viết Hand-Lettering

Các công cụ bạn cần chuẩn bị để viết Hand-Lettering cơ bản gồm: Bút viết, Giấy, và Mực. 

Sau đây là những công cụ mình khuyến khích các bạn nên có: 

1-Bút chì 

Bút chì là công cụ không thể thiếu khi bạn hoàn thiện một tác phẩm Hand-Lettering. Đây cũng là vật dụng quen thuộc nhất với mỗi chúng ta. Từ khi thơ bé, bạn đã dùng bút chì để viết và vẽ.

Bút chì giúp bạn phác họa tác phẩm nhanh chóng, kẻ đường kẻ, bổ sung chỉnh sửa vào các phần thiếu sót giúp cho tác phẩm đẹp đẽ hơn.

Mỗi bút chì có tình chất và thuộc tính khác nhau. 

Nếu phân loại theo chất liệu thì bút chì có hai loại là bút chì than chì và bút chì than. 

Bút chì than chì được làm bằng hỗn hợp bột than chì và đất sét. Tỷ lệ của bột than chì và đất sét sẽ quyết định độ cứng của ngòi bút chì. 

Bút than chì được chia theo độ cứng và đậm của ngòi bút, từ 6H (cứng nhất) đến 8B (đậm nhất): 6H, 5H, 4H, 3H, 2H, H, F, HB, B, 2B, 3B, 4B, 5B, 6B, 7B, 8B

Nếu bạn theo đuổi lĩnh vực hội họa, bạn có thể sử dụng từng loại để cảm nhận và lựa chọn. Cây bút thông dụng nhất bạn cần đó là chì HB, 2B có độ cứng vừa phải, linh hoạt và dễ sử dụng. 

Bút chì than được làm từ bột than kết hợp chất keo dính. Lượng chất kết dính quyết định độ cứng của bút chì, càng nhiều chất kết dính thì bút chì càng cứng. 

Độ cứng của bút chì than thường dao động từ HB đến 6B: 2H, HB, 2B, 3B, 4B, 6B.

Bút chì than chì thường dễ làm việc hơn. Và được nhiều người sử dụng. 

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút chì sử dụng cho Hand-Lettering

Hai loại bút chì bạn cần có đó là: Bút chì gỗ và Bút chì kim. 

Bút chì gỗ bạn dùng khi cần vẽ chữ, và bút chì kim dùng để kẻ dòng. 

2-7 Loại Bút Tốt Nhất cho Hand-Lettering

Tất cả các loại bút lông đều có thể viết chữ hoặc tô màu. Tuy nhiên, mỗi loại bút có tính chất khác nhau nên khi sử dụng cũng cần kỹ thuật viết khác nhau. 

Dưới đây là #6 loại bút lông bạn nên thử nghiệm để viết Hand-Lettering. 

Tiêu chí lựa chọn các loại bút Brush pen: 

  • Độ linh hoạt của ngòi khi viết 
  • Tính chất màu sắc: Màu ra có chuẩn không 
  • Mức độ che phủ của màu sắc khi viết

#1. Bút Tombow Dual Brush AB-T  

Đây là cây bút được nhắc tới nhiều nhất, và có lẽ là nổi tiếng nhất trong giới Calligraphy và Hand-Lettering. 

Cây bút này có 2 đầu, 1 đầu ngòi bút lông cho nét lớn, và một đầu ngòi nhỏ để đi nét. 

Ngòi của bút Tombow mềm vừa phải, khi viết linh hoạt. 

Bút khá dài khi cầm tạo cảm giác vững chắc. 

Ngoài ra, bút Tombow còn có tới 96 màu, tha hồ cho bạn lựa chọn tông màu phù hợp. 

Nhược điểm của cây bút này là giá khá cao, mỗi cây khoảng hơn 50 ngàn đồng. 

Tham khảo nơi bán bút Tombow trên Shopee.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Tombow Dual Brush AB-T 

#2. Bút Sakura KOI

Bút Sakura có hình dáng nhỏ nhắn xinh xắn. Trọn bộ bút có 48 màu sắc để bạn lựa chọn. 

Ưu điểm loại bút này là ngòi vừa phải, linh hoạt. Tuy không trơn bằng bút Tombow nhưng bút Sakura Koi có lợi thế hơn ở giá cả vừa phải. 

Nhược điểm của cây bút này là hơi nhỏ, có thể sẽ là ưu điểm với những bạn thích nhỏ nhỏ xinh xinh. Nhưng bản thân mình thì thích bút viết vừa tay để tạo lực khi viết linh hoạt hơn.

Tham khảo nơi bán bút Sakura KOI.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Sakura KOI

#3. Bút Kuretake Zig Brushables

Cây bút ZIG 2 đầu này là lựa chọn tuyệt vời cho bạn khi viết Hand-Lettering và Calligraphy. 

Màu sắc rất tươi sáng, chuẩn màu. 

Bút có 2 đầu, 1 đầu brush, 1 đầu là ngòi scroll (ngòi dẹt 2 nét).

Cây bút này sẽ tạo cho bạn cảm giác chắc tay. Nét thanh đậm rõ nét và rất bền. 

Bạn có thể ấn hơi mạnh chút mà không sợ bút bị tòe ngòi. 

Nhược điểm là giá hơi cao. Mỗi cây có giá khoảng hơn 50 ngàn đồng.

Tham khảo nơi bán bút Bút Kuretake Zig Brushables.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Kuretake Zig Brushables

#4. Bút lông màu nước

Đây là cây bút mà mình rất thích. Tuy nhiên cây bút này sẽ chưa phù hợp với các bạn mới tập bởi lẽ ngòi bút rất mềm và bạn khó điều khiển được chúng. 

Ưu điểm của cây bút này là màu đẹp, linh hoạt. Nếu biết cách sử dụng bạn sẽ thấy bút tạo được nét thanh đậm cực rõ ràng, tạo sự tương phản rõ rệt trong tác phẩm. 

Nếu bạn muốn vẽ thêm một vài bông hoa, lá, … trong tác phẩm thì bút này cũng là lựa chọn tuyệt vời để bạn có 1 bức Tranh-Chữ kết hợp sống động. 

Nhược điểm là ngòi bút rất mềm, ban đầu rất khó điều chỉnh, bạn cần thời gian luyện tập khoảng 1-2 tuần để thành thạo bút.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút lông màu nước

#5. Bút Calligraphy 

Đây là một loại bút chuyên dụng cho viết Calligraphy. 

Loại bút này có ngòi cứng vừa phải, viết linh hoạt. 

Đặc biệt màu sắc cổ điển, rất phù hợp cho các bạn ưa phong cách vintage, hoài cổ. 

Nhược điểm nho nhỏ của loại bút ngày là chỉ có 12 màu, các màu chưa được đa dạng.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Calligraphy 

#6. Bút Brush Sign Pen

Brush Sign là tên gọi chung của các loại bút có thể tạo được nét thanh đậm một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần chú ý một chút khi viết thì cây bút này sẽ trở thành một cây bút giống như bút lá tre khi bạn dùng để luyện chữ đẹp. 

Ngòi Brush Sign Pen thường mảnh, có độ nảy vừa phải. 

Loại bút Brush Sign thông dụng nhất là Pentel Brush Sign Pen.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Pentel Brush Sign 

Ngoài ra, bạn cũng nên thử trải nghiệm loại bút Calligraphy có thể đổ mực dưới đây. 

Với cây bút này, bạn sẽ thoải mái luyện tập mà không sợ hết mực. 

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Calligraphy có ngòi tạo nét thanh đậm

#7. Bút Crayola 

Đây là cây bút không chỉ dùng cho trẻ em, mà giới yêu thích vẽ chữ cũng rất ưa chuộng. 

Bạn có thể dễ dàng tìm được các khóa học được thiết kế để sử dụng bút Crayola. 

Ưu điểm của loại bút này là rất nhiều màu sắc (120 màu). Đầu bút khá cứng nhưng có thể tạo nét thanh đậm rõ ràng. 

Khi viết bằng cây bút này, các nét viết của bạn cũng trở nên mạnh mẽ, cứng rắn hơn. 

Nhược điểm của cây bút này là ngòi cứng và khó điều khiển khi viết.

Tham khảo nơi bán bút Crayola.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Crayola loại ngòi to

3- Bút đi nét

Bút đi nét là loại bút được sử dụng để bạn bo viền chữ hay hoàn thiện các nét khi thực hiện tác phẩm Hand-Lettering. 

Bạn nên chọn cây bút phù hợp để không bị lăn tăn khi viết. 

Cây bút mình khuyến khích đó là bút Sakura Pigma Micron.

Tham khảo nơi bán cây bút Sakura Pigma Micron.

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Line đi nét bút Sakura Pigma Micron và một số cây bút đi nét khác

4- Thước kẻ, compa, cục tẩy 

Một số dụng cụ hỗ trợ thêm cho bạn khi thực hiện tác phẩm Hand-Lettering như thước kẻ, compa, cục tẩy. 

Về thước kẻ: bạn nên chuẩn bị nhiều loại thước kẻ có độ dài khác nhau (từ 15-100cm) tùy thuộc và khổ giấy hay độ rộng không gian cho tác phẩm của bạn.

Hand lettering hướng dẫn brush

 Thước kẻ, compa, cục tẩy 

6- Loại giấy bạn nên sử dụng

Tiêu chí chọn giấy đó là độ dày, và mục đích của tác phẩm Hand-Lettering của bạn. 

  • Để ghi chép hàng ngày, bạn nên chọn sổ với giấy có định lượng từ 100gr trở lên. Loại sổ này cho phép bạn sử dụng các loại bút màu mà không sự bị nhòe, bị thấm mực sang mặt sau của trang giấy. 
  • Để tạo tác phẩm khổ lớn, bạn có thể tham khảo các loại giấy mỹ thuật chuyên dụng để có loại giấy phù hợp với tác phẩm của mình.
Hand lettering hướng dẫn brush

Một số giấy viết khổ lớn

7- Các loại mực sử dụng cho Hand-Lettering

Bên cạnh các loại bút lông có sẵn mực, bạn có thể tham khảo thêm các loại bút lông chấm mực. 

Điều này giúp bạn chọn màu sắc linh hoạt hơn. 

Hand lettering hướng dẫn brush

Một số mực cho Calligraphy và Hand-Lettering

Có 3 loại màu được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là mực Watercolor (mực màu nước), mực Gouache, mực Acrylic. 

#1. Mực Gouache

Mực Gouache là loại mực giúp cho bạn dễ dàng đem theo mọi lúc mọi nơi và thỏa sức sáng tạo với rất nhiều màu sắc khác nhau. 

Màu Gouache đã tồn tại hơn 700 năm, nhưng được ít người biết tới hơn màu nước, màu Gouache gồm 3 thành phần chính là sắc tố, chất kết dính và phụ gia. Nó có độ che phủ cao, khô nhanh. 

Màu Gouache có độ che phủ cao hơn màu nước. 

Nếu màu Acrylic khô nhanh và không thể sử dụng lại, thì màu Gouache có thể tái sử dụng lại được.

Một tác phẩm viết bằng mực Gouache cũng rất bền màu theo thời gian. Và bạn có thể dùng mực Gouache trên mọi chất liệu.

#2. Mực màu nước Watercolor

Mực màu nước gần như được sử dụng nhiều nhất hiện nay, đặc biệt trong hội họa. Màu nước có quy trình sản xuất đơn giản, dễ sử dụng, bạn cũng dễ dàng tạ thành những hiệu ứng đẹp mắt. 

Màu nước thường sử dụng trên giấy chuyên dụng. Do độ che phủ màu không cao, nên mình thường dùng Gouache hơn Watercolor.

#3. Mực Acrylic

Mực Acrylic hay còn được gọi là màu 3D hay sơn Acrylic, mực Acrylic được tạo nên từ những sắc tố có nguồn gốc khoáng và hữu cơ, đây là loại màu gốc nước.

Mực Acrylic được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, có thể sử dụng để vẽ lên tường, lên giày, laptop hay vẽ các loại áo thun, vẽ lên ly thủy tinh và rất nhiều ứng dụng khác. 

Ngoài ra màu Acrylic còn dùng để pha màu đất sét Nhật và tạo các khối hình 3D nổi khi trộn với cát.

Nhược điểm của loại mực này là khô nhanh. Do vậy, bạn cần vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi sử dụng và không để mực dính lên bút hay khay quá lâu sẽ rất khó để làm sạch.

8- Một số loại bút viết trên mọi chất liệu

Bên cạnh các loại bút lông, một loại bút được sử dụng nhiều và tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt cho chữ đó là một số bút viết trên mọi chất liệu. 

Các loại bút Metallic được sử dụng để tạo ra những màu sắc lấp lánh, đẹp mắt cho tác phẩm. 

Hand lettering hướng dẫn brush

Một số loại bút có thể viết trên nhiều bề mặt, chất liệu khác nhau

Hand lettering hướng dẫn brush

Bút Metallic viết tiêu đề Bullet Journal

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về Hand-Lettering. 

Mình tin rằng bạn đã có thể tự chuẩn bị cho mình các công cụ cần thiết để bắt đầu với Hand-Lettering. Một kiểu chữ phổ biến được sử dụng rất nhiều trong Hand-Lettering đó là Modern Calligraphy. 

Bạn hãy click vào link bên dưới để tìm hiểu thêm nhé, 

Tham khảo tài liệu tự học kiểu chữ Modern Calligraphy