Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân

1. Chương 1: Giới thiệu chung (Tuần 1& 2) 2. Chương 2: Cơ sở kinh tế của các hoạt động chính phủ (Tuần 3-5) 3. Chương 3: Chi tiêu công cộng (Tuần 6-9) 4. Chương 4: Thuế (Tuần 10 -12) 5. Chương 5: Lựa chọn công cộng (Tuần 13-15)  2.1. Hàng hóa công cộng 2.1.1. Hàng hóa công cộng 2.1.2. Hàng hoá công cộng và hiệu quả 2.1.3 Giải pháp can thiệp của chính phủ  2.2. Ngoại ứng 2.2.1. Nhận diện và phân loại ngoại ứng 2.2.2. Ngoại ứng và hiệu quả 2.2.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ  2.3. Thông tin bất đối xứng 2.3.1. Nhận diện thông tin bất đối xứng 2.3.2. Thông tin bất đối xứng và hiệu quả 2.3.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ  2.4. Cạnh tranh không hoàn hảo 2.4.1. Nhận diện cạnh tranh không hoàn hảo 2.4.2. Cạnh tranh không hoàn hảo và hiệu quả 2.4.3. Giải pháp can thiệp của chính phủ Chương 2: Cơ sở kinh tế của các hoạt động CP Chương 2: Cơ sở kinh tế của các hoạt động CP CÁC THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG  Định nghĩa: + Theo nghĩa hẹp: thất bại trong việc đạt được phân bổ hiệu quả...

Không loại trừ: Bất kì ai cũng có thể xem Wilipedia một cách miễn phí. Trong thực tế, Wikipedia có thể đặt một bức tường phí ở đó để nói rằng bạn phải trả tiền để xem Wikipedia như những gì một số trang web đã làm. Nhưng họ không chọn làm vậy, họ chọn làm cho nó không có tính loại trừ. Wikipedia không kiếm được bất kỳ khoản tiền nào của bạn từ việc bạn khi xem Wikipedia, khi bạn nhìn vào bất cứ điều gì trên Wikipedia, Wikipedia sẽ không đá văng (kick) bạn ra.

  • Không cạnh tranh: Có rất nhiều người cùng lúc xem một trang Wikipedia, việc một cá nhân này đang xem thông tin trên Wikipedia không ngăn cản những người khác cũng đồng thời cũng xem nó, những người tiêu dùng trước không làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau.

Đài phát thanh

Thuộc tính:

Không loại trừ: đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng là bằng 0. Và không thể nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc nghe chương trình đài phát thanh.

Không cạnh tranh: việc một cá nhân này đang đang lắng nghe chương trình phát thanh của đài phát thanh không ngăn cản những người khác cũng đồng thời cũng lắng nghe nó, những người tiêu dùng trước không làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau.

  • Hàng hóa công cộng không thuần túy:
  • Hàng hóa công cộng không cạnh tranh nhưng có loại trừ:

Ví dụ: Đăng ký Netflix:

Tính loại trừ: Bạn phải trả tiền để có thể sử dụng những dịch vụ như xem phim, nghe nhạc phim, tải phim về máy tính,..à những dịch vụ khác trên Netflix. Có những Gói netflix bạn có thể lựa chọn, bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền nếu muốn tiếp tục sử dụng những dịch vụ trên Netflix khi gói cũ đã hết hạn.

Không cạnh tranh: Bởi vì mỗi người dùng đều sẽ có một tài khoản Netflix riêng khi đăng ký Netflix, vì vậy điều này sẽ không ảnh hưởng, không cản trở cũng như không giới hạn khả năng tiêu dùng của những người khác, kể cả khi mọi người cùng đang xem một bộ phim hay một chương trình trên Netflix.

  • Hàng hóa công cộng có cạnh tranh nhưng không loại trừ:

Ví dụ: Phòng tắm công cộng đông đúc người, không thu phí

Không loại trừ: Ở chỗ phòng tắm công cộng không thu phí, khi phòng tắm đã được xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng mà người tiêu dùng không phải chi trả bất kì khoản nào để có thể hưởng thụ dịch vụ đó.

Tính cạnh tranh: thể hiện ở chỗ đông đúc người, khi phòng tắm quá chật chội và đông đúc, điều này sẽ tác động rất nhiều đến khả năng tiêu dùng hay nói cách khác là khả năng tận hưởng dịch vụ hàng hóa của tất cả mọi người, những người tiêu dùng trước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau, bởi không phải tất cả phòng tắm và không gian tắm sẽ chứa đủ cho tất cả mọi người trong cùng một lúc, họ phải cạnh tranh nhau để dành được chỗ tắm, khi đó những người đến sau sẽ phải chờ đợi những người đến trước cho đến khi họ sử dụng xong.

  • Hàng hóa tư nhân:

Ví dụ: Thức ăn, máy tính, nhà ở

Tính loại trừ: Bạn phải thanh toán, chi trả một khoản tiền để có thể sở hữu thức ăn, cái máy tính hay cái nhà đó. Chúng phải được trả tiền để mua, và mức giá của chúng có khả năng loại trừ những người khác – những người mà muốn mua chúng.

Tính cạnh tranh: Việc một người sử dụng hàng hóa tư nhân như thức ăn, máy tính, nhà ở sẽ ngăn những người khác sử dụng hàng hóa đó. Khi bạn mua một món đồ ăn, người khác sẽ không thể mua chính món đồ ăn đó, khi bạn mua một cái máy tính người khác sẽ không thể mua chiếc máy tính đó. Và tương tự khi bạn mua một căn nhà, điều này cũng sẽ ngăn cản người khác sở hữu căn nhà đó. Những người tiêu dùng trước sẽ làm mất khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau.