Hàng hóa đất đai là gì năm 2024

(VNTB) – Với những gì đang diễn ra ở phiên tòa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba), cho thấy đất đai là thứ tài sản có thể bán buôn lẫn bán lẻ.

Bị cáo đầu vụ, ông Nguyễn Thái Luyện cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo là oan sai, bị cáo không lừa ai cả, mọi việc đều công khai.

Bị cáo Luyện khai trước khi mở Công ty Alibaba vào năm 2016, ông Luyện đã có thời gian dài làm trưởng phòng kinh doanh trong một công ty kinh doanh về bất động sản. Ông Luyện cũng đã học chuyên ngành kinh tế luật, nên bị cáo có kinh nghiệm về việc kinh doanh bất động sản, cũng như pháp lý về kinh doanh bất động sản.

Khi thành lập doanh nghiệp thì bị cáo Luyện đã có kinh nghiệm cả về phát triển kinh tế lẫn pháp lý bất động sản.

Một điểm nữa của cáo trạng mà bị cáo Luyện khẳng định không đúng, đó là cáo trạng quy kết Luyện chỉ có một số tiền nhỏ mua đất, còn lại là tiền chiếm đoạt. Nguyễn Thái Luyện khẳng định các thửa đất Luyện làm đều được mua từ trước, sau đó mới được làm dự án bán cho khách hàng nên không thể kết luận tiền mua đất là chiếm đoạt của khách hàng.

Do đó, bị cáo Nguyễn Thái Luyện khẳng định mình không lừa đảo, tất cả mọi thứ đều làm công khai. Đối với việc làm hợp đồng bán đất dự án của Alibaba cho khách hàng đều là hợp đồng chọn quyền. Việc tách thửa làm dự án để bán cho khách hàng cũng không sai.

Nguyễn Thái Luyện cũng khai số tiền mua đất ban đầu vốn là tiền Luyện kinh doanh bất động sản và dành dụm trong nhiều năm. Sau khi mở công ty thì có hùn tiền của bạn bè, gia đình để lập công ty và tuyển dụng nhân sự.

Khẳng định mình bán bất động sản uy tín và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nên có hàng trăm ngàn khách hàng đã mua đất dự án của Alibaba, bị cáo Luyện nói từ năm 2016 đến 2017, Công ty Alibaba bắt đầu bán hàng và mỗi tháng bán đến 2.000 sản phẩm.

“Như vậy, khách hàng không phải là 4.500 người như cáo trạng truy tố, mà hàng trăm ngàn, nhưng có thể họ bảo vệ công ty nên không lên cơ quan điều tra để tố cáo” – ông Luyện nhận định.

Trên thực tế đúng là trong số những khách hàng ký hợp đồng mua đất nền của Alibaba, có nhiều khách là nhân viên của Alibaba, thậm chí là chính các bị cáo trong vụ án.

Với những diễn biến như trên đưa đến một thắc mắc cần phải được giải đáp thỏa đáng: đất đai có phải là hàng hóa để mua bán trên thị trường như trong vụ án đang xét xử? Đất đai hay quyền sử dụng đất mới là hàng hoá?

Câu trả lời ở đây: Đất đai và quyền sử dụng đất đều không phải là hàng hóa. Bất động sản mới là hàng hóa, nhưng không bao gồm đất, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Còn các bất động sản khác như nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng mới được coi là hàng hóa. Tất cả nội dung đó có thể tham khảo khoản 2 điều 3 của Luật Thương mại 2005.

Thực tế thì mang tiếng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng hầu như toàn bộ đất đai có thể sử dụng được thì nhà nước đã giao cho các tổ chức cá nhân sử dụng lâu dài.

Còn nơi nào nhà nước “bỏ quên” liền bị một số tổ chức cá nhân chiếm dụng. Khi nhà nước muốn thu hồi đất sử dụng vào bất kỳ mục đích gì cũng phải bồi thường và hỗ trợ cho người bị thu hồi, kể cả những trường hợp chiếm dụng trước năm 1993 nếu không có tranh chấp, khiếu kiện.

Trong khi những người mua lại quyền sử dụng đất từ năm 1993 trở lại đây, nếu chưa làm thủ tục sang tên trước bạ thì chẳng những không được bồi thường mà còn bị vướng vào tội vi phạm Luật Đất đai. Chính quy định này đã khiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, khiếu kiện.

Bao giờ đất đai là hàng hóa? Ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng băn khoăn, nếu đất đai không được coi là hàng hóa và huy động như một nguồn vốn thì đó là sự lãng phí nghiêm trọng một nguồn tài sản to lớn của đất đai.

Hơn nữa, nếu không được đưa ra thị trường một cách công khai, minh bạch thì các giao dịch ngầm lại càng tăng thêm. Ông Tuấn đặt câu hỏi, liệu đang có một cuộc phân chia lại ruộng đất ở nông thôn hay không khi nhiều khu đất trồng lúa đang bị thu hồi cho các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị?

Băn khoăn của ông Vũ Quốc Tuấn giờ cũng chính là câu chuyện của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba. Vai trò nhà nước là đại diện chủ sở hữu, không thể không liên can trong vụ án đang xét xử phiên hình sự sơ thẩm đó.

Tôi không hiểu bạn muốn hỏi thông tin về tình hình đất đai là của nước nào, nếu là Việt Nam thì thông tin như sau:

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á của Châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1281 km), Lào (2130 km) và Cam pu chia (1228 km) và bờ biển dài 3444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 331 688 km vuông, bao gồm khoảng 327 480 km vuông đất liền và hơn 4200 km vuông biển. Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20 phần trăm. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Miền Bắc gồm có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3144 mét, tại đỉnh Fan Si Pan, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Đất đai có phải là một loại hàng hoá không? tại sao đất đai laị bị biến động theo giá trị? Tôi không trả lời cụ thể mà để quyền nhận định cho bạn, bởi lẽ để trả lời câu hỏi này ta phải hiểu hàng hoá là gì? và giá trị hàng hoá là gì? (theo quan điểm nào?); sau đó bạn "tra" xem đất đại có thuộc "danh mục hàng hoá không nhé"

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về hàng hoá và giá trị hàng hoá bạn có thể xem tại: http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_29.htm

Tại sao đất đai là hàng hóa?

Với quan niệm như nêu trên thì chúng ta có thể thấy rằng đất đai trở thành đất đai hàng hóa khi đảm bảo hai điều kiện sau: Điều kiện về vật chất: là một khu vực đất đai cụ thể có có diện tích, ranh giới rõ ràng; Điều kiện về pháp lý: là quyền “sở hữu” đối với khu vực đất đai đó.

Đất vòi đất đai khác nhau như thế nào?

Như vậy, khái niệm đất hẹp hơn đất đai, bởi đất ở đây chỉ là một dạng vật chất trong Trái Đất không có quy định pháp lý và sở hữu rõ ràng, còn đất đai hay thường được gọi là vùng đất, thửa đất, mảnh đất được pháp luật thừa nhận sự tồn tại và trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức.

Đặc điểm đất đai là gì?

Đặc điểm đất đai là một thuộc tính của đất, có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước,...

Đất đai là gì theo Luật đất đai 2013?

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành: Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán ...