Hay nêu ví dụ về các vật thể khác nhau có cùng một chất

Câu hỏi :Chất là gì? Vật thể là gì? Phân loại vật thể và lấy ví dụ minh họa?

Trả lời:

- Chất cấu tạo nên vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

- Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ chất. Vậy tất cả những gì thấy được (kể cả cơ thể người) làvật thể.

- Phân loại vật thể gồm:

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Ví dụ: Con người, cây, cỏ, động vật . . .

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra.

Ví dụ: quần áo, xe, bút, sách vở . . .

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chất và vật thể nhé!

I. Chất là gì?

1. Khái niệm chất

Chấtlà một phạm trùtriết họcdùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa cácthuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

Trong hóa học, hợp chất được cấu tạo bởi từ hai nguyên tố khác loại trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định. Thành phần của hợp chất khác với hỗn hợp, ở chỗ không thể tách các nguyên tố hóa học ra khỏi hợp chất bằng phương pháp vật lý. Trái ngược với hợp chất là đơn chất.

Nói chung, tỷ lệ cố định này phải tuân theo những định luật vật lý, hơn là theo sự lựa chọn chủ quan của con người.

Một công thức hóa học xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử hợp chất, sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn cho các nguyên tố hóa học và số kí hiệu. Trên toàn cầu, hơn 350.000 hợp chất hóa học (bao gồm cả hỗn hợp hóa chất) đã được đăng ký để sản xuất và sử dụng.

Một hợp chất có thể được chuyển đổi thành một thành phần hóa học khác nhau bằng cách tương tác với một hợp chát hóa học thứ hai thông qua một phản ứng hóa học. Trong quá trình này, liên kết giữa các nguyên tử bị phá vớ trong cả hai hợp chất tương tác và liên kết mới được hình thành.

Đến nay con người đã biết trên bảy triệu hợp chất khác nhau, trong số đó phần rất lớn những hợp chất hữu cơ.

2. Phân loại chất

Chất được phân loại thành 2 loại chất chủ yếu làĐơn chất và Hợp chất. Quá trình phân loại về chất như ở trên có được do chúng ta lấy nguồn gốc là những liên kết của các nguyên tố Hóa Học cấu thành nên chất đó do vậy:

Tỷ lệ của mỗi nguyên tố trong hợp chất được thể hiện bằng tỷ lệ trong công thức hóa học của nó. Một công thức hóa học là một cách để thể hiện thông tin về tỷ lệ của các nguyên tử tạo thành một hợp chất hóa học đặc biệt, sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn cho các nguyên tố hóa học và kí hiệu để chỉ số nguyên tử có liên quan. Trong trường hợp của các hợp chất không cân bằng hóa học, tỷ lệ có thể tái sản xuất liên quan đến việc chuẩn bị của họ với và đưa ra tỷ lệ cố định của các yếu tố thành phần của họ, nhưng tỷ lệ mà không phải là không thể thiếu.

a, Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố Hóa Học duy nhất

Ví dụ: Đơn chất kim loại (Na, K, Ba . . . ) Đơn chất phi kim ( P,Cl2, I2 . . .)

b. Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố Hóa Học trở lên

Ví dụ hợp chất như H2O, NaCl, KOH . . .

Trong nước(H2O) là một chất được cấu thành nên chất từ 2 nguyên tố Hóa Học là [O] và [H]. Nước gồm có 2 nguyên tử Hidro[H] liên kết với 1 nguyên tở Oxy[O] bằng liên kết cộng Hóa Trị
Trong phân tử NaCl cũng tương tự như trong phân tử nước.

Trong Kali Hidroxit (KOH) là một chất được cấu tạo nên bởi 3 nguyên tố Hóa Học là [K],[H] và[O] liên kết với nhau
Ngoài ra, hợp chất trong khi chúng ta học môn Hóa Học cũng được phân loại thành hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ là các hợp chất mà trong phân tử[trong chất] không có nguyên tử cacbon(C). Chúng ta phải loại trừ một số chất có chứa nguyên tử C nhưng vẫn được xếp vào loại hợp chất vô cơ như CO, CO2, H2CO3, CaCO3 . . .

Hợp chất hữu cơ là những hợp chất hóa học trong phân tử chất đó có chưa các nguyên tố Hóa Học cơ bản là Cacbon[C] và Hidro[H] như C2H5OH, CH3COOH, CH4 . . .

II. Vật thể là gì ?

1. Định nghĩa Vật thể

Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ vật chất để cụ thể hóa hơn những gì gọi là vật thể mà chúng ta quan sát được bằng mắt thường hoặc các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ quan sát.

2. Phân loại vật thể gồm có Vật thể tự nhiên và Vật thể nhân tạo

Vật thể tự nhiên gồm con người, cây cỏ hoa lá cành, động vật . . . như vậy thì Vật thể tự nhiên bao gồm tất cả những gì mà tự nhiên tạo ra, chúng có sẵn trong tự nhiên mà không bị tác động dưới bàn tay của con người tạo nên vật thể đó.

Vật thể nhân tạo gồm có quần áo, thuyền xe, máy tính, sách vở . . . thì Vật thể nhân tạo bao gồm tất cả vật thể mà do bàn tay con người tạo ra nhằm mục đích sử dụng những chức năng của vật thể đó giúp ích cho đời sống, xã hội.

Bài tập Hóa học 8

Phân biệt chất và và vật thể lớp 8 là tài liệu rất hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Để phân biệt được chất và vật thể chúng ta cần nắm được các lý thuyết về chất và vật thể. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn lý thuyết, ví dụ minh họa kèm theo một số dạng bài tập kèm theo. Qua đó giúp các bạn nắm vững kiến thức để giải nhanh các bài tập Hóa 8.

1. Vật thể

- Vật thể là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.

- Vật thể gồm hai loại:

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra.

2. Chất

- Chất là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể.

- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gốm tính chất vật lí, tính chất hóa học

+ Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng.

+ Tính chất hóa học: là khả năng bị biến đổi thành chất khác.

Lưu ý: Chất nguyên chất hay còn gọi là chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.

II. Ví dụ minh họa phân biệt chất và vật thể

Ví dụ 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày. Số vật thể nhân tạo là

A. 4.

B. 2.

C.5.

D. 3.

Gợi ý trả lời

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo nên.

Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe máy, máy bay, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày

Chọn C

Ví dụ 2: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?

A. Nước suối.

B. Nước cất.

C. Nước khoáng.

D. Nước đá từ nhà máy.

Gợi ý trả lời

Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Chọn B

Ví dụ 3: Trong các vật thể sau, đâu là vật thể tự nhiên?

A. Chậu nhựa.

B. Hộp bút.

C. Không khí.

D. Máy điện thoại

Gợi ý trả lời

Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Chọn C

III. Bài tập phân biệt chất và vật thể

Câu 1: Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể tự nhiên

A. Cây mía, con ếch, xe đạp.

B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.

C. Cây tre, con cá, con mèo.

D. Máy vi tính, cái cặp, radio.

Đáp án: Chọn C

Câu 2: Chất tinh khiết là

A. Chất lẫn ít tạp chất.

B. Chất không lẫn tạp chất.

C. Chất lẫn nhiều tạp chất.

D. Có tính chất thay đổi.

Đáp án: Chọn B

Câu 3: Mọi vật thể được tạo nên từ

A. Chất liệu.

B. Vật chất.

C. Vật liệu.

D. Chất.

Đáp án: Chọn D

Câu 4: Vật thể nào sau đây không phải là vật thể nhân tạo

A. Sách vở.

B. Quần áo.

C. Động vật.

D. Bút mực.

Đáp án: Chọn C

Câu 5: Khi ta quan sát kỹ một chất thì có thể biết được

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.

C. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.

D. Trạng thái, màu sắc.

Đáp án: Chọn D

Câu 6: Trong các vật thể sau đây, vật thể nào được làm bằng nhôm?

A. Chảo nhôm.

B. Bịch nilon.

C. Ruột bút bi.

D. Ống nghiệm.

Đáp án: Chọn A

Câu 7: Hãy cho biết điểm giống nhau về tính chất giữa nước khoáng và nước cất

A. Dùng để pha chế thuốc tiêm.

B. Trong suốt, không màu.

C. Có lẫn các tạp chất khác.

D. Sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Đáp án: Chọn B

Câu 8: Hãy cho biết đâu không phải là tính chất của chất

A. Hình dạng.

B. Nhiệt độ nóng chảy.

C. Tính tan.

D. Nhiệt độ sôi.

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Cho các từ sau: dây điện, chất dẻo, lốp xe, cái bàn. Hãy cho biết từ nào chỉ chất?

A. Dây điện.

B. Chất dẻo.

C. Lốp xe.

D. Cái bàn.

Đáp án: Chọn B

Câu 10: Trong các ý sau đây, hãy chỉ ra những từ chỉ vật thể

a. Lốp, ruột xe làm bằng cao su.

b. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram (vonfram là kim loại chịu nóng).

c. Cây mía chứa nước, đường saccarozơ và bã.

A. Cao su, thủy tinh, cây mía, nước.

B. Ruột xe, đường saccarozơ, đồng, cây mía.

C. Lốp, ruột xe, bóng đèn điện, cây mía.

D. Đồng, cao su, thủy tinh, lốp.

Đáp án: Chọn C

Cập nhật: 19/11/2021