Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

Từ ngày 01/01/2021, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực sẽ sửa đổi một số quy định về việc xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Theo đó, dưới đây là cách xác định hiệu lực của VBQPPL mọi người cần biết.

1. Xác định ngày VBQPPL có hiệu lực

Theo khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015 quy định thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được quy định tại văn bản đó và:

  • Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương;
  • Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh;
  • Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.

Riêng đối với VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

2. Xác định tình trạng hết hiệu lực của VBQPPL

Theo Điều 154 Luật ban hành VBQPPL 2015 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
  • Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính CQNN đã ban hành văn bản đó;
  • Bị bãi bỏ bằng một văn bản của CQNN có thẩm quyền;
  • VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
  • Trường hợp VBQPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;

Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều VBQPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.

Mặc dù Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 (gọi tắt là Luật 2015) đã quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL nói chung và nghị quyết QPPL của HĐND cấp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên để xác định chuẩn xác, khả thi về thời điểm có hiệu lực của nghị quyết QPPL ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc quy định của Luật 2015 cần chú ý quỹ thời gian cho công tác chuẩn bị, tổ chức thực thi nghị quyết QPPL.

Thực hiện đúng Luật 2015

Theo khoản 1 Điều 151 của Luật 2015 thì thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 126, khoản 3 Điều 137 và khoản 4 Điều 143 của Luật 2015 thì sau khi HĐND biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, Chủ tịch HĐND sẽ ký chứng thực nghị quyết. Như vậy, thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần nghị quyết của HĐND các cấp được quy định tại nghị quyết đó. Mốc thời điểm tính để bảo đảm quy định không sớm 10 ngày đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được tính kể từ ngày Chủ tịch HĐND ký chứng thực nghị quyết.

Đây là một quy định mới, rõ ràng và chặt chẽ hơn của Luật 2015 so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004 (Luật 2004 quy định nghị quyết QPPL của HĐND cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua).

Việc quy định như Luật 2015 là cần thiết, bởi thực tế sau khi HĐND tỉnh biểu quyết thông qua thì cần quỹ thời gian để thực hiện quá trình chỉnh lý, hoàn thiện nghị quyết. Nếu vẫn giữ quy định như Luật 2004 sẽ dẫn đến trường hợp HĐND thông qua nghị quyết ngày 10, có hiệu lực từ ngày 20 nhưng phải sau ngày 20 việc chỉnh lý, hoàn thiện nghị quyết mới thực hiện xong.

Nhìn lại các nghị quyết QPPL do HĐND cấp tỉnh ban hành trong thời gian qua vẫn còn khá nhiều nghị quyết lấy ngày thông qua để làm mốc thời gian xác định thời điểm có hiệu lực, chưa thực hiện theo đúng tinh thần của Luật 2015. Do vậy, việc thực hiện đúng Luật 2015 là một yêu cầu trong ban hành nghị quyết QPPL thời gian đến. Bên cạnh đó, cả Luật và thực tiễn cũng cần hạn định một quỹ thời gian nhất định để thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện nghị quyết, tránh kéo dài quá trình này.

Có quỹ thời gian cho công tác chuẩn bị, áp dụng nghị quyết

Một vấn đề khác cũng cần được lưu ý trong xác định thời điểm có hiệu lực của nghị quyết QPPL do HĐND tỉnh ban hành là quỹ thời gian cho công tác chuẩn bị, áp dụng nghị quyết. Lâu nay việc xác định thời điểm có hiệu lực của nghị quyết QPPL do HĐND tỉnh ban hành chỉ căn cứ nguyên tắc quy định tại Điều 156 Luật 2015. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể việc xác định thời điểm có hiệu lực của nghị quyết QPPL mặc dù không trái nguyên tắc nhưng lại chưa đảm bảo thời gian thực hiện công tác chuẩn bị để áp dụng nghị quyết. Dẫn đến việc phải lùi, kéo dài thời gian áp dụng hoặc nghị quyết có hiệu lực về pháp lý nhưng chưa được tổ chức thực hiện trên thực tế.

Đơn cử, Nghị quyết 12/2019/NQ-HĐND ngày 03.10.2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; chế độ hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư trên địa bàn tỉnh. Đây là nghị quyết cụ thể hóa Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ và có hiệu lực từ 15.10.2019 (đảm bảo nguyên tắc sau 10 ngày). Tuy nhiên thực tế đến hết tháng 3.2020 có rất nhiều địa phương chưa thực hiện đúng các quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp theo quy định của Nghị quyết 12 bởi so với quy định trước đây thì số lượng người hoạt động không chuyên trách đã giảm rất lớn (8 hoặc 9 người/xã) nhưng từ khi ban hành đến thời điểm có hiệu lực thì thời gian rất ngắn (12 ngày), không đủ quỹ thời gian bố trí, sắp xếp, dẫn đến nghị quyết mặc dù có hiệu lực pháp lý nhưng chưa được áp dụng trong thực tế.

Hoặc Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND ngày 17.12.2019 của HĐND tỉnh về Chương trình Sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại 06 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2020; thời điểm áp dụng: Từ tháng 01.2020 đến hết tháng 5.2022. Tuy nhiên trên thực tế để triển khai được chương trình này (sữa đến được với học sinh) phải thực hiện rất nhiều thủ tục như chọn sữa, đấu thầu, đấu giá chọn đơn vị cung cấp, vận chuyển, cấp phát sữa đến các điểm trường. Do vậy việc áp dụng từ tháng 01.2020 là chưa khả thi. Đến tháng 02.2020 UBND tỉnh mới ban hành kế hoạch thực hiện chương trình theo tinh thần Nghị quyết 15. Đến ngày 01.6.2020 đối tượng thụ hưởng chính sách mới được uống sữa theo chương trình. Như vậy, so với thời điểm có hiệu lực, thời điểm áp dụng chính sách quy định tại Nghị quyết thì để chính sách đến được đối tượng thụ hưởng phải có quỹ thời gian là 05 tháng đã khiến thời gian thụ hưởng chính sách bị rút ngắn lại (thay vì được hưởng 23 tháng thì chỉ được hưởng 18 tháng do đã mất độ trễ 05 tháng để đưa chính sách vào thực tiễn).

Các ví dụ nêu trên cho thấy việc xác định thời điểm có hiệu lực của nghị quyết QPPL nhưng không dự lường một khoảng thời gian cần thiết để triển khai công tác chuẩn bị đã khiến chính sách mặc dù có hiệu lực pháp lý nhưng lại chưa được áp dụng và chưa có hiệu lực trên thực tế.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Đây chính là nguyên tắc chủ đạo trong việc áp dụng pháp luật. Do vậy, đối với những nghị quyết QPPL liên quan đến tổ chức, con người, chế độ chính sách cần phải có một quỹ thời gian nhất định cho công tác chuẩn bị, áp dụng nghị quyết. Trong quá trình xây dựng, thẩm tra về các dự thảo nghị quyết QPPL cơ quan tham mưu và cơ quan thẩm tra cần trao đổi, xác định quỹ thời gian cần thiết để quy định cụ thể trong nghị quyết QPPL để vừa đảm bảo hiệu lực pháp lý, vừa đảm bảo hiệu lực trong thực tế.

Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khi nào?

- Đối với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước Trung ương: sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực. - Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh: sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?

(1) Hiến pháp..

(2) Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội..

(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;.

(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước..

Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Như vậy, hiệu lực Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự. Đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định. Là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành. Thực ra, hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật.

Có bao nhiêu loại hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?

Xét từ góc độ mỗi văn bản là một chỉnh thể độc lập, hiệu lực pháp lý của VBQPPL bao gồm ba nội dung là hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo đối tượng tác động.