Hóa thân thành nhân vật rồi kểm lại đè văn

Từng làm gián điệp rồi bảo vệ Bác Hồ, từng bị tù oan rồi được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Cuộc đời ông là một câu chuyện đầy bí ẩn.

Kỳ 1: “Dí súng vào người bóp cò, gì mà chẳng trúng”!

Hóa thân thành nhân vật rồi kểm lại đè văn
Ông Tạ Đình Đề

Xung quanh Tạ Đình Đề có rất nhiều mẩu chuyện vừa giai thoại, vừa mang tính huyền thoại. Xin được dẫn một số chuyện vẫn được lưu truyền trong dân gian và bạn bè ông.

Người ta kể rằng, Tạ Đình Đề là tình báo địch, từng nhận nhiệm vụ theo dõi bác Hồ. Vào một bữa trưa, Bác Hồ nói với cần vụ lấy thêm bát đũa rồi nói to: "Xin mời anh Tạ Đình Đề vào ăn cơm trưa với tôi".

Biết đã bị lộ, một thanh niên nhảy vọt ra đứng ngay trước mặt Bác Hồ. Không hiểu hai người nói chuyện gì mà Tạ Đình Đề thay đổi mục đích chuyến "viếng thăm" này và nói "Vậy tôi quyết định chấm dứt nhiệm vụ của địch giao cho, và xin đặt mình dưới quyền sử dụng của Bác". Từ đó Tạ Đình Đề trở thành cận vệ thân tín của Bác Hồ. Và nhiều lần ông đã chứng tỏ tài năng xuất chúng của mình.

Nhà văn Mai Ngữ trong "Lãng đãng chiều sương" kể một câu chuyện đặc biệt ly kỳ: “Tôi nhớ lại hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn cả trẻ em đến ngồi đầy trong sân toà án. Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trợn trạo: "Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, có người mời Bác hút thuốc lá.

Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn "oành" một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là người ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà... Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe"...

Tài bắn súng như trong phim

Dân gian cũng nói nhiều đến tài nghệ bắn súng "bách phát bách trúng" của Tạ Đình Đề. Ông Vi Hải, nguyên là Thành đội trưởng Hà Nội, thời kỳ ông Đề làm đội trưởng biệt động Hà Nội kể với các nhà báo: Tạ Đình Đề chuyên dùng Broning, hai khẩu hai tay, cứ vẩy một cái là trúng. Có lần trước mặt bá quan và hoa khôi ở Hà Đông, viên sỹ quan Tàu tuyên bố dân Việt Nam không ai biết bắn súng.

Ông Đề nóng mặt nhưng vẫn nhỏ nhẹ: Nếu ông thích thì tôi xin hầu, có gì ông dạy bảo. Viên sỹ quan Tàu lớn giọng: Ai thua thì phải đãi chư vị đây một chầu trong nhà hàng ASIA (như khách sạn 5 sao hiện nay - PV).

Chiếc xe máy của Tạ Đình Đề.

Dù trong túi không có một cắc nhưng ông Đề vẫn nhận lời thách đấu. Viên sỹ quan Tàu hăm hở cầm súng ngắm cẩn thận, bắn 5 viên, chỉ trúng 3. Ông Đề lặng lẽ cầm súng, vẩy tay 5 cái, trúng cả 5. Thế là tất cả mọi người được ăn một chầu ở ASIA.

Một giai thoại khác không kém phần "gay cấn" là vụ nổ súng ngay tại sân khấu khiến cho khán trường ngơ ngác. Số là có lần đi dự một buổi trình diễn sân khấu, khi ca sỹ chưa kịp nói lời chào khán giả thì Tạ Đình Đề đứng dậy, rút súng bắn diễn viên chết ngay. Khi khám xét tử thi, người ta phát hiện ra một cục thạch anh và một khẩu súng nhỏ xíu được cất giấu trong người. Hoá ra, đó là một nữ điệp viên muốn nhân cơ hội ám sát lãnh tụ...

Người ta cũng kể lại rằng, hồi những năm 1976, người dân Hà Nội thấy một người đàn ông oai vệ cưỡi một chiếc xe máy diễu trên đường phố. Đó là Tạ Đình Đề. Một hôm, ông đang chạy trên đường thì gặp tai nạn với một chiếc ô tô.

Tiếng va quệt mạnh, cộng thêm tiếng sắt thép, kính vỡ khiến cho người đi đường tá hoả nghĩ ông Đề "chết là cái chắc". Khi lại gần, chẳng ai thấy ông Đề đâu. Một lát sau, có một người đàn ông từ trên cành cây xuống và... cười, không mảy may bị làm sao cả.

Đại tá Quách Hải Lượng người từng gặp ông Tạ Đình Đề ở chiến khu Việt Bắc thì kể rằng: Tôi hỏi "Người ta nói anh bắn súng giỏi lắm phải không?", anh Đề nói luôn: "Chúng mày chẳng biết gì về tình báo cả, thằng tình báo nào mà chẳng bắn trúng, khi cần bắn người ta thì nó... dí súng vào người ta mà bóp cò, làm gì mà chả trúng. Chúng mày đừng nghĩ như tiểu thuyết và xi-nê".

Còn nhà báo Lê Xuân Kỳ kể: khi hỏi Tạ Đình Đề về những giai thoại trên, ông cười ngặt nghẽo và nói: Làm gì có chuyện đó. Chuyện về tớ cũng như chuyện về Bút Tre.

Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình. Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:

- Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.

Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn. Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay dằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:

- Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.

- Thầy cho sáu xu.

- Không, bốn xu là đúng giá rồi.

Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuổi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: "Bốn đồng xu từ đây về nhà bò". Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt:

- Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:

- Lại đây đi mà.

Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:

- Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ.

Anh xe cãi lại:

-Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá!

- Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.

Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe.Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu "con lợn" cái tên hiệu cũng xứng đáng một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi vẫn phải đi. Anh xe này đã vào đây kéo trộm, vì xe ngoại ô không được phép vào thành phố đón khách, nếu không tuân lệnh thì bị phạt từ ba đến bốn đồng bạc. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.

- Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá.

- Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:

-Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉcó trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ. Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.

- Ê! Đứng lại! Người kéo xe dừng chân... Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:

- Lạy thầy... thầy nói giúp con... thầy làm ơn...Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe. Người cảnh sát tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:

- Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt! Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.

- Người này kéo ông từ trong phốra hay ông đi khứ hồi? Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe.

Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:

-Tôi đi từ phố hàng Bún.

-Vậy phiền ông xuống xe. Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:

- Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người. Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợthuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi ban nãy. Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt.

Theo Thạch Lam

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về người kể chuyện trong câu chuyện về anh phu xe?

  1. Người kể chuyện hạn chi nắm bắt được tâm lí nhân vật.
  1. Người kể chuyện toàn chi nắm bắt được tâm lí nhân vật.
  1. Người kể chuyện hạn chi thuận, tham gia vào câu chuyện.
  1. Người kể chuyện toàn chi, tham gia vào câu chuyện.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung văn bản.

  • Đáp án : C (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Nhận định đúng: Người kể chuyện hạn chi, tham gia vào câu chuyện. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 2: Theo anh Thanh, sự giận dữ có thể khiến con người trở nên như thế nào?

  1. Mất kiểm soát
  1. Nhỏ nhen
  1. Cục súc
  1. Nhẫn tâm.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung văn bản.

  • Đáp án : B (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Theo anh Thanh, sự giận dữ có thể khiến con người trở nên nhỏ nhen không ngờ. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 3: Trước khi gặp anh phu xe, điều gì khiến anh Thanh cảm thấy khó chịu?

  1. Sự nóng nực của mùa hè.
  1. Công việc gặp nhiều bất trắc.
  1. Gặp phải những con người khó ưa
  1. Không có lí do gì cụ thể.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung văn bản.

  • Đáp án : D (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Trước khi gặp anh phu xe, trong lòng anh Thanh cảm thấy chán nản và buồn bực nhưng không có lí di cụ thể cho sự chán nản, buồn bực đó. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 4: Em cảm thấy thái độ của anh phu xe như thế nào?

  1. Thái độ rất niềm nở. Việc anh Thanh cảm thấy khó chịu là do tự bản thân anh ấy.
  1. Thái độ bình thường. Việc anh Thanh cảm thấy khó chịu là do bản thân anh ấy.
  1. Thái độ rất quá đáng, tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng đi xe.
  1. Thái độ khinh bỉ khách hàng. Việc anh Thanh tức giận là có căn cứ.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.

  • Đáp án : B (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Thái độ của anh phu xe trong câu chuyện trên rất bình thường. Sự nài nỉ cũng là điều dễ hiểu cho những người chạy xe. Việc anh Thanh tức giận là do trước đó, anh đã cảm thấy trong người không được vui. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 5: Vì sao anh Thanh lại quyết định không giúp anh phu xe?

  1. Vì bản thân cảm thấy khó chịu sẵn với anh ta nên không muốn giúp.
  1. Vì anh Thanh là một người rất nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.
  1. Vì bản thân anh Thanh cũng rất sợ cảnh sát.
  1. Vì anh Thanh muốn người phu xe nhận ra sai lầm để sửa chữa.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.

  • Đáp án : A (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Bản thân anh Thanh đã có ác cảm với anh phu xe. Chính vì vậy, khi anh phu xem bị cảnh sát bắt anh Thanh đã quyết định không giúp mặc dù đã bắt gặp ánh mắt có vẻ cầu xin. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 6: Điều gì đã khiến anh phu xe cảm thấy ân hận mãi về sau?

  1. Anh đã lỡ quát mắng một người tội nghiệp như anh phu xe trên suốt hành trình chuyến đi của mình.
  1. Anh đã không kiềm chế được sự tức giận trước những lời nói quá đáng của anh phu xe.
  1. Vì sự tức giận vô căn cứ của mình mà anh đã có hành động gây tổn hại cho người phu xe nghèo khổ.
  1. Anh đã vì hèn nhát mà không dám đứng lên giúp đỡ anh phu xe.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.

Đáp án : C

(0) bình luận (0) lời giải

Giải chi tiết:

Chính vì sự giận hờn vô cớ của bản thân mình, anh Thanh đã không chiến thắng được sự ích kỉ, hẹp hòi của bản thân. Điều đó dẫn tới hành động không giúp đỡ anh phu xe khiến cho anh phu xe phải chịu phạt với số tiền vượt quá sức của bản thân mình. Với khả năng của anh phu có lẽ số tiền ấy sẽ khiến anh phải khốn khổ.