Hình chiếu đứng là hình gì

Answers ( )

  1. Hình chiếu đứng là hình gì

    thucquyen

    1

    2021-08-02T04:53:07+00:00 02/08/2021 at 04:53

    Reply

    Hình chiếu đứng của hình trụ là Hình chữ nhật bạn nhé. Vote 5* cho mik nha. Chúc bạn học tốt!!!

  2. Hình chiếu đứng là hình gì

    tonhu

    0

    2021-08-02T04:53:28+00:00 02/08/2021 at 04:53

    Reply

    – Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.

    – Hình chiếu đứng sẽ có dạng hình chữ nhật, hình chiếu cạnh có dạng hình tròn.

Quan sát hình 2.3 và hình 2.4 cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

Xem đáp án » 17/03/2020 5,904

Hãy quan sát các hình 2.2 và nhật xét về các đặc điểm của các tia chiếu chiếu trong các hình a,b và c?

Xem đáp án » 17/03/2020 3,993

Em hãy quan sát hình 2.5 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

Xem đáp án » 17/03/2020 3,469

Khái niệm:Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.

Bạn đang xem: Vị trí hình chiếu đứng ở trên bản vẽ là

Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

Em hãy quan sát hình 2.5 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

Bài 2. Hình chiếu – Câu 3 trang 10 SGK Công Nghệ 8 . Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ?

Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ? 

Hình chiếu đứng là hình gì

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Câu hỏi: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

Trả lời:

Gồm 3 hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng

+ Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hình chiếu và cách vẽ hình chiếu nhé!

1. Khái niệm về hình chiếu

Khái niệm:Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.

- Hình chiếu của vật thể bao gồm:hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

+ Hình chiếu chính ( hình chiếu đứng)

+ Hình chiếu cạnh

+ Hình chiếu bằng

Các quy ước vẽ hình chiếu:

+ Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước ( Hình chiếu chính) sao cho thể hiện nhiều nhất và tương đối rõ ràng nhất những phần tử quan trọng của khối vật thể.

+ Căn cứ vào mức độ phức tạp của khối vật thể mà chọn loại hình chiếu và số lượng hình chiếu cho đủ (không thừa, không thiếu)

+ Nếu các vị trí các hình chiếu thay đổi vị trí thì phải ký hiệu bằng chữ.

2. Các loại hình chiếu cơ bản

Theo TCVN 5-78 qui định sáu mặt của một hình hộp được dùng làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu tương ứng. Sau khi chiếu vật thể lên các mặt của hình hộp, các mặt đó sẽ được trải ra trùng với mặt phẳng bản vẽ. Mặt 06 có thể được đặt cạnh mặt 04. Như vậy hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản được gọi là hình chiếu cơ bản. Sáu hình chiếu cơ bản có tên gọi và bố trí như sau:

1. Hình chiếu từ trước ( hình chiếu đứng, hình chiếu chính)

2. Hình chiếu từ trên ( hình chiếu bằng)

3. Hình chiếu từ trái

4. Hình chiếu từ phải

5. Hình chiếu từ dưới

6. Hình chiếu từ sau

Nếu hình chiếu từ trên, từ trái, từ dưới, từ phải và từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính như đã qui định ở hình trên thì chúng phải ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi, và trên hình chiếu liên quan phải vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn và kèm theo chữ ký hiệu.

Nếu các hình chiếu cơ bản đặt phân cách với hình biểu diễn chính bởi các hình biểu diễn khác, hoặc không cùng trên một bản vẽ với hình chiếu chính thì các hình chiếu này cũng phải có ký hiệu như trên.

Các phương pháp chiếu và cách bố trí các hình chiếu như hình trên gọi là phương pháp góc phần tư thứ nhất. Đây là phương pháp được sử dụng theo tiêu chuẩn của các nước châu âu và thế giới.

3. Các quy ước vẽ hình chiếu

a. Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước

– Khi muốn biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta phải thực hiện việc đặt vật thể hoặc là hình dung đặt vật thể theo nguyên tắc sau:

– Đặt vật thể sau cho khi biểu diễn lên hình chiếu đứng thì nó phải thể hiện được cơ bản về kết cấu và hình dạng của vật thể.

– Trên hình chiếu cạnh và chiếu bằng phải bổ xung được toàn bộ các kết cấu và hình dạng chưa thể hiện rõ ở hình chiếu đứng.

– Các kích thước được thể hiện trên các hình chiếu phải là kích thước thật.

– Hình dạng vật thể trên các hình chiếu không bị biến dạng sau phép chiếu.

b. Chọn số hình chiếu và loại hình chiếu thích hợp

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

+ Hình chiếu chính ( hình chiếu đứng)

+ Hình chiếu cạnh

+ Hình chiếu bằng

Trong trường hợp ba hình chiếu trên không thể hiện được hết về kết cấu và hình dạng của vât thể ta có thể sử dụng thêm một số mặt cắt, một số hình cắt riêng phần, hình trích hoặc phóng to hay thu nhỏ để biểu diễn thêm cho hoàn thiện.

c. Cách ký hiệu hình chiếu cơ bản khi đặt sai vị trí quy định

Theo TCVN 5-78 quy định vị trí các hình chiếu thể hiện trên bản vẽ, nhưng khi bố trí các hình chiếu trên bản vẽ đôi khi ta không để theo quy định mà ta bố trí sao cho bản vẽ hợp lý. Trong trường hợp này ta phải ghi rõ trong bản vẽ hoặc trong khung tên bản vẽ. Ví dụ hình 5.3

d. Cách ghi kích thước hình chiếu vật thể

a/ Phân tích kích thước

Việc ghi kích thước trên bản vẽ thể hiện chính xác độ lớn của vật thể, do đó kích thước này phải được chính xác, đầy đủ và rõ ràng nhất. Gồm các loại kích thước sau:

+ Kích thước định hình:là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cơ bản tạo thành vật thể.

+ Kích thước định vị:là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học cơ bản. Chúng được xác định theo không gian ba chiều, mỗi chiều thông thường có một mặt hoặc một đường để làm chuẩn.

+ Kích thước định khối:( kích thước bao hay kích thước choán chỗ) là kích thước xác định ba chiều chung cho vật thể.

b/ Phân bố kích thước

Để kích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng và đầy đủ ta phải bố trí kích thước hợp lý và theo nguyên tắc sau đây:

+ Mỗi kích thước trên bản vẽ chỉ ghi một lần, không được ghi thừa.

+ Các kích thước được ghi cho bộ phận nào thì nên ghi ở hình chiếu thể hiện bộ phận đó rõ nhất và không bị biến dạng về mặt hình học và đặc trưng cho bộ phận đó.