Hồ chí minh có nghĩa là gì năm 2024

Ngày 13-3-2021, một con đường trong Cụm y tế công nghệ cao Tân Kiên, Bình Chánh (TP.HCM) đã được đặt tên Trần Hữu Nghiệp nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Ai cũng đã biết bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, người được gọi là "kẻ sĩ Gia Định", một trong những người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ tại Pháp, nhưng lại không ngần ngại một phút nào khi đứng về phía Tổ quốc mình, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ngay từ 23-9-1945.

Nhưng điều ít ai biết là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp chính là người đầu tiên đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ những ngày tháng 8-1946.

Tháng 2-1946, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được lãnh đạo Khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre lựa chọn tham gia vào đoàn vượt biển ra Bắc báo cáo với Trung ương cùng bà Nguyễn Thị Định, giáo sư Ca Văn Thỉnh, ông Nguyễn Văn Khước.

Được giữ lại Hà Nội tiếp tục công tác, ông Nghiệp hăng say hòa mình vào cuộc sống mới rất khác với miền Nam. Và, một bài báo trên báo Cứu Quốc ra ngày 26-8-1946 tường thuật: "Nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, phòng Nam bộ trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.

Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua; những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.

Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ...".

Hồ chí minh có nghĩa là gì năm 2024

Báo Tuổi Trẻ ngày 2-7-1976

Bản quyết nghị viết: "Xin Quốc hội và Chính phủ trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ". 57 người đã ký tên, đứng đầu là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.

Sau đó là những năm Sài Gòn ngập trong khói lửa chiến tranh với bao nhiêu biến động chính trị, xã hội. Vậy nhưng ý nguyện ấy vẫn chưa bao giờ phai mờ, chưa bao giờ bị lãng quên. Đến 2-7-1976, gần trọn 30 năm sau, khi đất nước đã hòa bình, Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất lần thứ hai đã ra quyết định chính thức để đô thành Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài xã luận trang 1 của báo Tuổi Trẻ ra ngày 2-7-1976 ghi tít lớn: "Chào ngày mới của Tổ quốc, chào hạnh phúc tương lai, tuổi trẻ vươn cánh bay cao".

Đến nay đã 45 năm, đã thêm hai thế hệ trẻ nữa được sinh ra, lớn lên trên thành phố này. Khát vọng của TP.HCM vẫn không khác khát vọng những bước chân lưu dân Việt đầu tiên cuối thế kỷ 16 xác lập Sài Gòn: bình an, thịnh vượng, hùng cường.

Ngày kỷ niệm 45 năm mang tên Hồ Chí Minh này, thành phố đang phải đương đầu với trăm ngàn khó khăn của một đại dịch. Nhưng mấy trăm năm lịch sử thành phố đã bao giờ dễ dàng, vậy nên người Sài Gòn - TP.HCM nào cũng biết khó khăn này rồi sẽ lại đi qua, và ngày mai lại là một ngày mới tươi đẹp trên thành phố.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức bình chọn và trao giải báo chí chủ đề "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM vì hạnh phúc của nhân dân".

Giải thưởng được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-7-1976 - 2-7-2021), đồng thời kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2021).

Các tác phẩm tham gia xét tặng thuộc các thể loại ghi chép, phản ánh, điều tra, phóng sự, ký báo chí, chân dung nhân vật, gương người tốt việc tốt, phỏng vấn, bình luận, phóng sự ảnh...

Thời gian nhận tác phẩm đề nghị xét tặng giải thưởng từ ngày 1-7 đến 30-9-2021. Hồ sơ gửi về Ban Tuyên giáo - đối ngoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP, số 55 Mạc Đĩnh Chi (phường Đa Kao, quận 1) và gửi kèm bản mềm về thư điện tử: [email protected].

(LSVN) - Hơn một năm sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, vào lúc 08h20’ ngày 02/7/1976, cùng với Nghị quyết thống nhất đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VI cũng thông qua Nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

Tên gọi thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức của thành phố từ 02/7/1976, tuy nhiên thế hệ sinh sau năm 1975 hẳn sẽ có sự ngạc nhiên thú vị khi biết thành phố Sài Gòn - Gia Định đã được gọi là thành phố Hồ Chí Minh từ trước đó rất lâu. Thậm chí, nhiều người thuộc thế hệ trước cũng nói rằng cái tên thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào đầu họ từ lúc nào mà họ không còn nhớ nữa.

Ngày 12/5/1975, Tạp chí Time, tờ Tạp chí hàng tuần uy tín của Mỹ, dành gần như toàn bộ số báo hôm đó để nói về sự kiện quan trọng nhất thế giới bấy giờ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Trang bìa tờ Tạp chí có một bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với dòng title lớn: “The Victor” - “Người chiến thắng”. Bản đồ phần đất liền của đất nước Việt Nam thống nhất được in màu đỏ rực rỡ, ngôi sao vàng ở vị trí của thành phố Sài Gòn - Gia Định được chú thích: “Ho Chi Minh City” - “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Hồ chí minh có nghĩa là gì năm 2024

Trang bìa Tạp chí Time ngày 12/5/1975.

Thời điểm chiến thắng lịch sử 30/4/1975, bài tường thuật đầu tiên tại Dinh Độc lập của phóng viên Việt Nam Thông tấn xã Trần Mai Hạnh được đăng trên Bản tin Đấu tranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã và được đọc trang trọng trong bản tin thời sự đặc biệt trưa 01/5/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam có tựa đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng”.

Trong dòng chảy của sự kiện lịch sử này, ngày 01/5/1975 các tờ báo khác như Báo Nhân dân, Hà Nội Mới… cũng đã sử dụng tên gọi “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật.

Hồ chí minh có nghĩa là gì năm 2024

Báo Nhân dân số ngày 01/5/1975.

Báo Sài Gòn Giải phóng số đầu tiên, ra ngày 05/5/1975, ghi rõ là “Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn - Gia Định”, đã đăng thông báo về việc thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, ban hành ngày 03/5/1975, do Thượng tướng Trần Văn Trà ký, có đoạn: “Cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân dân miền Nam ta nhằm đập tan ngụy quyền tay sai đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn, thành phố vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải phóng”.

Cũng trên số báo này, trong bài xã luận có nhan đề “Toàn thắng đã về ta”, có những câu: “Ôi sung sướng biết bao! Tự hào biết bao, thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng!”, “Sài Gòn biết rõ mình đã vĩnh viễn làm chủ thành phố của mình và quyết xứng đáng là: Thành phố Hồ Chí Minh”.

Như vậy, tên gọi thành phố Hồ Chí Minh đã được sử dụng thường xuyên sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam và trước ngày được Quốc hội thông qua. Ngược dòng lịch sử xa hơn nữa thì tên gọi của thành phố mang tên Bác Hồ đã đi vào tâm trí của người dân Việt Nam từ rất lâu trước đó.

Năm 1954, trong bài thơ “Ta đi tới”, in trong tập Việt Bắc, Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ tuyệt hay, trong đó có đoạn:

“…

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Ai qua Phú Thọ

Ai xuôi Trung Hà

Ai về Hưng Hoá

Ai xuống khu Ba

Ai vào khu Bốn

Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang

Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

Rực rỡ tên vàng.

…”.

Bài thơ cho thấy tên gọi thành phố Hồ Chí Minh đã có từ năm 1954 hoặc trước đó. Lần giở lại các tư liệu lịch sử, tên gọi này thực sự đã xuất hiện từ sau ngày thành lập nước không lâu, như một sự biết ơn và ngưỡng vọng của nhân dân thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đối với Bác Hồ kính yêu.

Theo Nhà báo Đinh Phong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I (diễn ra từ ngày 02/3/1946), “Huỳnh Văn Tiểng đã thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội Sài Gòn - Chợ Lớn đề nghị Quốc hội cho phép thành phố Sài Gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh”. Huỳnh Văn Tiểng là một trong 5 đại biểu, cùng với Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Văn Tư, của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Báo Cứu quốc, số ra ngày 27/8/1946, in trên trang 1 và tiếp theo ở trang 4, đã nêu việc đổi tên này, toàn văn như sau:

“Thành phố Sài Gòn từ nay sẽ đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, ngày 25/8/1946, nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, Phòng Nam bộ Trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.

Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua, những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.

Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ.

Dưới đây là bản quyết nghị:

“26 tháng tám - Dân chủ Cộng hòa năm thứ II

Bản Quyết nghị gửi Quốc hội và Chính phủ Trung ương

Toàn thể đồng bào Nam bộ đủ các đảng phái, giai cấp, họp mặt tại Hà Nội hôm nay, 25 tháng tám năm thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để kỷ niệm ngày Nam bộ khởi nghĩa.

Xin Quốc hội và Chính phủ Trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hi sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ”.

Bản kiến nghị này có danh sách ký tên 57 người, trong đó có một số tên tuổi như bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, Luật sư Trần Công Tường, bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, bà Đỗ Đình Thiện…

Hồ chí minh có nghĩa là gì năm 2024

Trang nhất báo Cứu quốc ngày 27/8/1946.

Trong cuốn “23 tháng 9”, xuất bản vào năm 1950, gồm 35 trang khổ nhỏ (12x17cm), không có tên tác giả, chỉ đề “Việt Nam Thông tấn phát hành, 1950”, có nội dung ôn lại quãng thời gian 5 năm kể từ ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945). Ngay đoạn đầu, sách nêu: “Hôm nay, cách đây đúng năm năm, cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam bắt đầu. Bắt đầu ở Nam bộ, phần đất xinh tươi của Tổ quốc mà Cụ Chủ tịch đã gọi là “thịt của thịt chúng ta, máu của máu chúng ta”. Bắt đầu ở Sài Gòn - Chợ Lớn, đô thành lớn nhất ở Việt Nam mà đồng bào Nam bộ đã xin cải tên lại là “thành phố Hồ Chí Minh” vừa để cảm ơn người chí sĩ đã sáng lập nền dân chủ cộng hòa, vừa để tiêu biểu ý chí quật cường, lòng dạ quyết thắng của bao triệu dân theo gót của vị anh hùng dân tộc”.

Có thể khẳng định rằng ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh đến từ đồng bào Nam bộ. Đề nghị này đã chưa thể thành hiện thực ngay được, mãi cho đến ngày thống nhất đất nước. Dù chưa được chính thức đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh nhưng người dân Nam bộ cũng như người dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vẫn gọi thành phố mình đang sống là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hồ Chí Minh có tên gọi khác là gì?

Hồ Chí Minh (chữ Nho: 胡志明; 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (chữ Nho: 阮生恭), còn được biết với tên gọi Bác Hồ, là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam.

Tên Hồ Chí Minh có từ khi nào?

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương.

Tại sao lại có tên là Thành phố Hồ Chí Minh?

Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh Họ gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.