Hóa đơn đỏ ghi lô date sau tên thuốc năm 2024

Đối với các mặt hàng như mỹ phẩm, nông sản, dược phẩm, hay thời trang, việc theo dõi và kiểm soát quản lý hàng hóa theo lô và hạn sử dụng là một điều cực kỳ quan trọng.

Người quản lý kho cần phải nắm rõ về thời hạn sử dụng cũng như đặc điểm của lô hàng trong quá trình kiểm kê để đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp các chủ cửa hàng hiểu hơn về cách quản lý hàng hóa theo từng lô, theo hạn sử dụng.

- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích -

Xem thêm: QUẢN LÝ HÀNG HÓA BẰNG MÃ VẠCH mang lại BAO NHIÊU LỢI ÍCH?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách quản lý hàng theo lô hạn sử dụng, các bạn cần hiểu chính xác định nghĩa lô sản xuất là gì? Số lô sản xuất là gì? Ký hiệu số lô sản xuất hiển thị như thế nào và kiểm tra số lô sản xuất ra sao.

Mỗi loại hàng hóa sẽ được sản xuất theo nhiều đợt khác nhau, do đó mỗi lần nhà sản xuất phân phối đến các cửa hàng bán lẻ sẽ được gọi là một lô sản xuất. Mỗi lô đều được đánh số với ngày sản xuất và ngày hết hạn khác nhau.

Số lô sản xuất là ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ, hoặc kết hợp cả số và chữ nhằm nhận biết lô và nguyện liệu sản xuất lô, bên cạnh đó còn cho phép chủ shop kiểm tra số lô sản xuất bằng cách truy xét nguồn gốc của lô bao gồm các công đoạn, quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối lô đó.

1. Làm sao để quản lý hàng hóa theo lô

1.1. Những ngành hàng nào cần quản lý hàng hóa theo lô

Quản lý hàng hóa theo lô là cách theo dõi hàng hóa theo lô sản xuất của nó, đảm bảo hạn sử dụng của các lô hàng. Điều này sẽ giúp chủ cửa hàng xác định cần bán lô hàng nào trước, giảm bớt thời gian bán hàng cho nhân viên cũng như tránh tình trạng lãng phí cho cửa hàng.

Hóa đơn đỏ ghi lô date sau tên thuốc năm 2024
Quản lý hàng hóa theo lô, hạn sử dụng tránh lãng phí cho cửa hàng

Thông thường, các mặt hàng có vòng đời sản phẩm ngắn như thực phẩm, dược phẩm, đồ mỹ phẩm,… sẽ cần đến công tác quản lý hàng hóa theo lô. Những ngành hàng này khi quản lý theo lô sẽ giúp các hoạt động như xuất bán, sắp xếp hay kiểm kê dễ dàng hơn và giúp chủ cửa hàng nắm rõ tình hình hạn sử dụng của từng mặt hàng trong kho.

1.2. Những cách giúp quản lý hàng hóa theo lô

Để theo dõi và kiểm soát hàng hóa theo lô, chủ cửa hàng có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

1.2.1. Quản lý hàng hóa theo lô bằng quy trình ngoài

Phương pháp này yêu cầu chủ cửa hàng phải kiểm soát hoàn toàn từ khâu nhập hàng, khâu quản lý kho cho đến khâu bán hàng. Các nhân viên có trách nhiệm phải theo dõi những mặt hàng theo lô một cách thường xuyên và kỹ càng nhất nhằm nắm rõ trạng thái của hàng hóa. Tuy nhiên cách này sẽ tốn nhiều thời gian cũng như chi phí thuê nhân công.

1.2.2. Quản lý hàng hóa theo lô, hạn sử dụng bằng phần mềm

Đây là phương pháp sử dụng phần mềm để theo dõi tình hình hàng hóa theo lô. Khi các lô hàng được nhập vào kho, thông tin về hàng hóa sẽ được ghi nhận trên hệ thống phần mềm. Người dùng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý hàng dựa trên các tính năng thông minh của phần mềm. Đặc biệt khi các lô hàng gần đến ngày hết hạn sử dụng, phần mềm có thể thông báo cho chủ cửa hàng để có cách xử lý kịp thời.

Xem thêm: KiotViet ra mắt tính năng: Quản lý hàng hóa theo LÔ & HẠN SỬ DỤNG

2. Quản lý hàng hóa theo lô, theo hạn sử dụng tuy khá phức tạp nhưng sẽ giúp việc theo dõi các mặt hàng có vòng đời ngắn dễ dàng và thuận tiện hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách quản lý này và áp dụng hiệu quả cho cửa hàng.

Trong quá trình kinh doanh, có đơn vị (người bán) xuất cho công ty ông (người mua) tờ hóa đơn có địa chỉ là “..., thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương”. Ông Thời hỏi, với trường hợp này, hóa đơn trên có hợp lệ không?

Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời vấn đề này như sau:

Điều 12 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính quy định trách nhiệm, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế:

“Điều 12. Trách nhiệm, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế

Việc thay đổi thông tin đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Quản lý thuế, cụ thể:

1. Doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hiện hành. Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư này”.

Điều 25 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về sử dụng hóa đơn của người mua hàng:

“Điều 25. Sử dụng hóa đơn của người mua hàng

1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách Nhà nước theo các quy định của pháp luật.

2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại Khoản 1 phải là:

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại Khoản 1, Điều 4 và Điều 24 Thông tư này.

- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.

- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.

- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này”.

Căn cứ Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014:

“1. Nguyên tắc lập hóa đơn

… b) Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

…b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.

Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải bảo đảm xác định đúng người mua, người bán.

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”; “Thành phố” thành “TP”; “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải bảo đảm đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp...”.

Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc, khi lập hóa đơn đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp địa chỉ của công ty của ông Huỳnh Út Thời theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “…, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, trong thời gian chờ làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người bán lập hóa đơn cho công ty ghi địa chỉ là: “…, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương” nhưng bảo đảm đầy đủ số nhà, tên đường phố, khu phố, xã… xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và các nội dung khác trên hóa đơn đều bảo đảm đúng, phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp theo Khoản 2, Điều 25 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì các hóa đơn này được coi là hóa đơn hợp lệ để sử dụng kê khai, hạch toán theo quy định.