Hoại tử chân là gì

Suckhoedoisong.vn – Bàn chân đái tháo đường (ĐTĐ) được định nghĩa là bàn chân của các bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị các tổn thương bệnh lý gồm nhiễm khuẩn, loét, và/hoặc sự phá hủy các mô sâu liên quan tới các bất thường về thần kinh, một số giai đoạn của bệnh mạch máu ngoại vi và/hoặc các biến chứng chuyển hóa của đái tháo đường ở các chi dưới.

Tổn thương chi nghiêm trọng

Loét bàn chân là một biến chứng quan trọng của bệnh ĐTĐ với tỉ lệ mới mắc hàng năm là khoảng 2% tổng số bệnh nhân. Tỉ lệ này tăng từ 5-7.5% ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên. Điều đáng lo ngại là có đến 15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị loét tại một thời điểm nào đó trong toàn bộ cuộc đời của họ. Biểu hiện nhiễm khuẩn là một dấu hiệu quan trọng và báo cáo cho thấy khoảng 60% các ca cắt cụt chi khởi phát do vết loét nhiễm khuẩn. Tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50-60%.

Một số yếu tố nguy cơ được xác định gồm có tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh lý mạch máu ngoại vi và nhiễm khuẩn. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Vi chấn thương, dị dạng cấu trúc, giới hạn vận động khớp, xuất hiện các vết chai, tăng đường huyết kéo dài, tăng đường huyết không kiểm soát được, tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt chi.

Tổn thương thần kinh ngoại biên là một biến chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ, xuất hiện ở khoảng 50-70% bệnh nhân ĐTĐ. Các bệnh lý thần kinh do ĐTĐ làm ảnh hưởng đến các sợi thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ. Tổn thương bệnh lý tại các sợi cảm giác khiến bàn chân không còn nhạy cảm với những kích thích đau thông thường, vì vậy các vết loét thường xuất phát từ những chấn thương nhỏ. Tổn thương các sợi vận động gây yếu cơ, teo cơ và liệt nhẹ. Từ đó gây nên sự biến dạng bàn chân, xuất hiện những điểm tăng áp lực gây chai chân, chai dày kết hợp với đi nhiều dẫn đến tổn thương rách, viêm tổ chức lâu dần dẫn đến loét chân.

Một vấn đề nữa của tổn thương thần kinh làm giảm tiết mồ hôi và gây thay đổi ở da làm giảm tính chất tự vệ của da đối với sự xâm nhập của vi sinh vật từ ngoài vào, da khô nứt nẻ tạo điều kiện nhiễm khuẩn bàn chân.

Mặc dù được chăm sóc có hệ thống nhưng các vết thương này thường chậm liền, nguy cơ cắt cụt rất cao nếu không kiểm soát được hoại tử và màng biofilm. Các hành động phòng bệnh cấp 2 sau khi loét rất quan trọng vì các vết thương này thường bị tái phát ở 30% trường hợp trong năm đầu tiên sau khi khỏi vết thương cũ.

Hoại tử chân là gì
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường.

Hoại tử chi do tắc mạch gây thiếu máu

Bệnh lý mạch máu ngoại vi được ghi nhận ở hơn 30% các trường hợp có loét bàn chân. Ở bệnh nhân ĐTĐ, sự thay đổi mạch máu biểu hiện nhiều nhất ở vi tuần hoàn, có đặc điểm là những thay đổi điển hình của chứng xơ vữa mạch. Mặt khác, trong khi vi tuần hoàn xuất hiện các thay đổi về cấu trúc, đặc biệt là sự dày lên của lớp màng đáy thì những thay đổi chức năng lại xuất phát từ các bất thường của màng trong và lớp cơ. Sự xuất hiện của màu đỏ tại chỗ trên da, một mặt là yếu tố nguy cơ xuất hiện các vết loét, mặc khác nó cũng là yếu tố làm vết loét dễ biến chứng và khó điều trị.

Các vết loét bàn chân ĐTĐ tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân, gây ra nguy cơ lớn cho những bệnh nhân này do suy giảm đáp ứng miễn dịch. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh nhân phải nhập viện và là một yếu tố nguy cơ của cắt cụt chi dưới. Việc cắt cụt chi không những gây tổn thất về mặt sức khỏe cho bệnh nhân mà còn gây ra các tổn thất về mặt kinh tế và xã hội đối với bệnh nhân và ngành y tế.

Xử trí bệnh bàn chân do ĐTĐ

Nhìn chung, cách xử trí bệnh nhân ĐTĐ có loét bàn chân thường là: Kiểm soát chuyển hóa, làm rộng vết thương, loại bỏ các áp lực tại chỗ, điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ như băng gạc bất hoạt vi khuẩn, plasma lạnh diệt vi sinh vật, đặc biệt kiểm soát màng biofilm, kiểm soát dịch tại vết thương, kiểm soát biểu bì hóa đặc biệt khiểm soát các đường hầm tạo ra do sự mất tổ chức, có thể sử dụng các yếu tố phát triển và các phương pháp tái tạo mạch nếu có chỉ định.

Sau khi kiểm soát nghiêm ngặt chuyển hóa, việc làm rộng vết thương là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị vết loét ĐTĐ và cần được tiến hành trước bất kỳ hoạt động điều trị tại chỗ nào. Bước này bao gồm lấy bỏ toàn bộ tổ chức chết và nhiễm khuẩn (bao gồm cả xương) tại vùng loét cũng như các mô xung quanh. Nên chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm trùng. Việc chẩn đoán cần dựa vào những đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn như các dấu hiệu về huyết học và hóa sinh; nuôi cấy vi khuẩn và dùng chẩn đoán hình ảnh để phát hiện viêm tủy xương. Trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn thì cần nuôi cấy vi khuẩn từ phần sâu nhất của ổ loét sau khi đã loại bỏ hoại tử và cách xử trí bao gồm loại bỏ hoại tử có thể làm rộng vết thương hoặc tiểu phẫu cắt bỏ các mô hoại tử sau đó điều trị kiểm soát vi sinh vật tại chỗ và toàn thân bao gồm cả kháng sinh phù hợp. Liều kháng sinh điều trị thường phụ thuộc vào kinh nghiệm và được điều chỉnh dựa vào đáp ứng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Những bệnh nhân này thường là bội nhiễm cả vi khuẩn ưa khí và kị khí vì vậy thường kết hợp các loại kháng sinh có phổ rộng. Nếu triệu chứng nhiễm khuẩn nhẹ thì khuyến cáo dùng kháng sinh đường uống, trường hợp nhiễm khuẩn trung bình hoặc nặng thì bệnh nhân cần được kiểm soát chặt chẽ kịp thời có thể phải phẫu thuật mở vết thương và điều trị kháng sinh đường tiêm truyền.

Theo Sức khỏe đời sống.

Ngày 12/12/2019, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận 1 người bệnh nhập viện trong tình trạng bàn chân phải hoại tử, bốc mùi, bàn chân trái cũng đang bắt đầu có hiện tượng hoại tử.

Người bệnh là ông Vũ Văn H. 39 tuổi trú tại Trại Dọc - Bình Khê - Đông Triều. Theo người bệnh cho biết trước đó tại gia đình ông có thấy bàn chân sưng, đau nhức. Tình trạng sưng đau ngày càng tăng, đến khi có hiện tượng vỡ, loét, chảy mủ có mùi hôi ông mới tới viện để kiểm tra.


Hoại tử chân là gì

Chân phải hoại tử, nhiễm trùng và được chỉ định cắt bỏ của người bệnh

Hoại tử chân là gì

Phần bàn chân trái của người bệnh đang có hiện tượng hoại tử

Hoại tử chân là gì

Hình ảnh hai bàn chân của người bệnh


Người bệnh đã được tiến hành siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch, chụp CT- Scanner: người bệnh được phát hiện bị xơ vữa động mạch chân, hội chứng mạch tận. Theo BCSKI. Nguyễn Thanh Tâm - Khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết sở dĩ bàn chân của người bệnh bị tổn thương nặng dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử như vậy là do trên nền người bệnh bị bị xơ vữa động mạch chân nhưng không được điều trị kịp thời dẫn đến việc viêm tắc mạch tận nuôi chi thể, hoại tử phần mềm vùng ngọn chi, sưng to đến mức vỡ, loét và bội nhiễm do vi khuẩn tấn công.

Cũng theo bác sĩ đối với tổn thương của người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ phần bàn chân phải bị hoại tử và 1 phần cẳng chân bị ảnh hưởng. Còn phần bàn chân trái đang có hiện tượng nhiễm trùng nhưng ở giai đoạn sớm vì vậy sẽ được điều trị bảo tồn để tránh phải cắt bỏ giống bàn chân phải.

Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện cũng khuyến cáo người dân khi có bất thường về sức khỏe cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi mắc bệnh người bệnh cũng không nên chủ quan, giấu bệnh hay tự điều trị khi không có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.


Bệnh hoại tử xương là tình trạng xương bị nhồi máu khu trú, có thể tự phát hoặc do nguyên nhân cụ thể. Xương bị hoại tử sẽ gây đau, giới hạn vận động, gây phá hủy khớp và biến dạng khớp. Các tổn thương xương bị hoại tử nhỏ có thể tự lành, nhưng các tổn thương lớn, nhất là khớp háng sẽ tiến triển nặng hơn nếu không điều trị.

Nhiều người bệnh nhân bị đau không giải thích được ở vùng háng, đầu gối, vai (đôi khi là cổ tay hoặc cổ chân) và sau gãy xương đau vẫn tiếp diễn hoặc nặng hơn thì nên nghi ngờ xương bị hoại tử. Vậy hoại tử xương là gì?

Bệnh hoại tử xương là tình trạng xương bị nhồi máu khu trú, có thể tự phát hoặc do nguyên nhân cụ thể. Tình trạng hoại tử này có thể là hoại tử xương do thiếu máu, hoại tử vô mạch hoặc hoại tử vô trùng. Hoại tử xương cũng có thể là biến chứng của tình trạng gãy cổ xương đùi, nhưng sự hiện diện của những yếu tố làm giảm tưới máu xương, chẳng hạn như lạm dụng rượu, sử dụng corticoid kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ xương bị hoại tử không do chấn thương.

Nguyên nhân xương bị hoại tử thường gặp nhất là do chấn thương. Bệnh hoại tử xương không do chấn thường xảy ra ở giới nam nhiều hơn nữ, thường ở cả hai bên (> 60% trường hợp) và chủ yếu trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Nguyên nhân phổ biến nhất của hoại tử xương do chấn thương là gãy dưới chỏm xương đùi có di lệch, ít gặp hơn là gãy liên mấu chuyển. Tỉ lệ xương bị hoại tử sau trật khớp liên quan chủ yếu tới mức độ nặng của tổn thương nhưng nếu trật khớp không được xử trí sớm thì tỉ lệ có thể cao hơn. Gãy xương và trật khớp có thể làm chèn ép hoặc đứt mạch máu kế cận dẫn đến hoại tử xương.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hoại tử xương không do chấn thương là:

  • Uống rượu nhiều. Nguy cơ xương bị hoại tử tăng lên khi uống >3 đơn vị rượu một ngày (hoặc > 500 mL ethanol/ tuần) trong nhiều năm.
  • Sử dụng corticosteroid kéo dài. Nguy cơ xương bị hoại tử tăng lên khi dùng prednisone >20 mg một ngày trong vài tuần đến vài tháng (hoặc các corticoid khác với liều tương đương), liều tích luỹ trên 2000 mg.
  • Một số bệnh được điều trị bằng corticoid (ví dụ như lupus ban đỏ hệ thống) có liên quan đến hoại tử xương. Các bằng chứng cho thấy nguy cơ xương bị hoại tử ở những bệnh nhân này chủ yếu liên quan đến việc sử dụng corticosteroid hơn là do bệnh gây ra. Khoảng 20% trường hợp là do tự phát. Hoại tử xương hàm xuất hiện ở một số bệnh nhân điều trị bằng bisphosphonate tĩnh mạch liều cao. Hoại tử chỏm xương đùi cả hai bên gặp ở 60% người bệnh.
  • Hoại tử xương khớp gối tự phát (SONK hoặc SPONK) là tình trạng tổn thương khu trú tại mâm chày hoặc lồi cầu xương đùi ở nữ giới lớn tuổi (nam giới cũng có thể bị). Nguyên nhân gây ra SONK có thể là do gãy mỏi xương (là gãy xương sau các hoạt động thông thường mà không phải do chấn thương trực tiếp).
  • Một số bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ bệnh hoại tử xương, ví dụ như rối loạn đông máu do thiếu antithrombin III, thiếu protein S, protein C hoặc các kháng thể kháng cardiolipin.

Xem ngay: Hoại tử (tiêu) chỏm xương đùi: Căn bệnh nguy hiểm diễn biến âm thầm

Hoại tử chân là gì

Giải đáp hoại tử xương là gì?

Hoại tử xương làm tế bào xương và tủy xương bị chết. Cơ chế bệnh hoại tử xương không do chấn thương bao gồm tắc mạch máu do huyết khối trong lòng mạch, do cục máu đông do mỡ hoặc chèn ép mạch máu từ bên ngoài.

Sau khi mạch máu bị tổn thương, các quá trình sửa chữa của cơ thể cố gắng loại bỏ mảnh xương bị hoại tử và thay thế bằng các mô mới. Nếu kích thước nhồi máu nhỏ, đặc biệt nếu ở vị trí không phải chịu nhiều trọng lượng cơ thể, các quá trình sửa chữa này có thể sẽ thành công. Tuy nhiên, sửa chữa khoảng không thành công xảy ra ở khoảng 80% bệnh nhân, nhồi máu tiến triển dần dẫn tới hoại tử.

Hoại tử xương thường gây ảnh hưởng cho các đầu xương dài, làm bề mặt xương bị dẹt và không đều, cuối cùng có thể dẫn tới thoái hóa và biến dạng khớp.

Các triệu chứng của bệnh hoại tử xương bao gồm:

  • Vùng xương bị hoại tử có thể không có triệu chứng trong vài tuần đến vài tháng sau khi mạch máu bị tổn thương. Mặc dù đau cũng có thể diễn biến cấp tính nhưng thông thường đau sẽ tăng dần sau đó. Cùng với tiến triển xẹp khớp, đau cũng tăng lên và nặng hơn khi vận động hay chịu trọng lực, đau giảm khi nghỉ ngơi.
  • Ở khớp háng, hoại tử vô khuẩn gây ra đau vùng háng có thể lan ra mông hoặc xuống đùi làm hạn chế vận động và khó khăn khi đi lại.
  • Hoại tử xương khớp gối tự phát thường gây đau khớp gối một cách đột ngột mà không có chấn thương trước đó. Vị trí đau và tính chất khởi phát đột ngột có thể giúp phân biệt với tình trạng hoại tử xương cổ điển. Đau thường ở vị trí mâm chày và mặt trong lồi cầu xương đùi, thường xuất hiện khi có tràn dịch khớp, khi chạm vào, đau khi vận động làm bệnh nhân khó đi lại.
  • Hoại tử chỏm xương cánh tay thường ít gây đau và tàn tật hơn so với gối và khớp háng.
  • Nếu hoại tử xương tiến triển, người bệnh sẽ đau và giới hạn vận động, mặc dù vận động thụ động ít gây đau vận động chủ động. Có thể có tràn dịch với dịch khớp không viêm, đặc biệt là ở khớp gối.

  • X-quang xương khớp có thể không nhìn thấy bất thường trong nhiều tháng. Những phát hiện sớm nhất trên phim X – quang là những vùng xơ hóa và tăng thấu quang. Dấu hiệu liềm trăng dưới sụn, xẹp bề mặt sụn và biến đổi thoái hóa rõ xuất hiện ở giai đoạn sau.
  • Khi chụp X – quang xương khớp cho hình ảnh bình thường hoặc không rõ chẩn đoán, nên chụp MRI xương vì có độ đặc hiệu và độ nhạy cao hơn. Tốt nhất là chụp cả 2 khớp háng.
  • Xạ hình xương có độ đặc hiệu và độ nhạy thấp hơn MRI xương nên ít khi được chỉ. Hiếm khi chụp CT - Scan mặc dù đôi khi cũng có giá trị để phát hiện tổn thương khớp không nhìn thấy trên phim X – quang và MRI.
  • Các xét nghiệm máu ít giá trị trong việc phát hiện bệnh hoại tử xương. Tuy nhiên, có thể làm xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh lý đi kèm như bất thường hemoglobin, rối loạn đông máu, rối loạn lipid máu.

Hoại tử chân là gì

Điều trị hoại tử xương bằng phẫu thuật cho hiệu quả cao nhất nếu được tiến hành trước khi khớp bị phá hủy

Các biện pháp điều trị triệu chứng bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.

  • Các tổn thương hoại tử xương nhỏ, không triệu chứng có thể không cần điều trị và khỏi bệnh một cách tự nhiên. 80% trường hợp hoại tử nhỏ sẽ tự lành nếu được chẩn đoán sớm.
  • Các tổn thương hoại tử xương lớn hơn, dù có triệu chứng hay không có triệu chứng nếu không được điều trị đều sẽ có tiên lượng xấu, đặc biệt khi hoại tử chỏm xương đùi. Vì vậy, hoại tử xương cần phải điều trị sớm để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và bảo tồn khớp.
  • Phương pháp điều trị xương bị hoại tử không phẫu thuật bao gồm thuốc giảm đau, thuốc điều trị loãng xương như Bisphosphonates và các phương pháp vật lý trị liệu ví dụ như sóng âm và trường điện từ.
  • Hoại tử xương khớp gối tự phát thường được điều trị không phẫu thuật.

Điều trị phẫu thuật cho hiệu quả cao nhất nếu được tiến hành trước khi khớp bị phá hủy. Phẫu thuật được chỉ định nhiều nhất trong trường hợp hoại tử chỏm xương đùi, vì có tiên lượng xấu hơn hoại tử ở các xương khác nếu không được điều trị.

  • Phẫu thuật được thực hiện thường xuyên nhất là giải chèn ép lõi vì làm tăng khả năng liền vùng tổn thương và không làm gây phá hủy khớp. Phẫu thuật này tiến hành bằng cách lấy một hoặc nhiều lõi xương từ vùng hoại tử hoặc tạo ra nhiều lỗ hay đường rạch nhỏ để giảm áp lực trong xương và kích thích quá trình sửa chữa. Giải áp lõi là kỹ thuật đơn giản và tỷ lệ bị biến chứng rất thấp. Trong khoảng 6 tuần đầu sau thủ thuật, người bệnh sẽ sử dụng nạng hoặc khung đi bộ để bảo vệ vùng xương bị tổn thương khỏi chịu trọng lượng. Đa số các báo cáo cho thấy kết quả tốt ở 65% người bệnh nói chung và 80% người bị tổn thương chỏm xương đùi nói riêng. Tuy nhiên, các kết quả của báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ cần thay khớp háng toàn bộ cũng thay đổi nhiều. Nói chung, khoảng 20% - 35% bệnh nhân cần thay khớp háng toàn bộ.
  • Các phẫu thuật khác như cắt đầu gần xương đùi và ghép xương có hoặc không kèm mạch máu đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật và phải hạn chế chịu trọng lượng lên đến 6 tháng. Phẫu thuật cắt xương nên được tiến hành ở các trung tâm lớn, giàu kinh nghiệm và đủ phương tiện nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Tiêm tủy tự thân vào vùng xương bị hoại tử là một phương pháp nhiều hứa hẹn đang được nghiên cứu.
  • Nếu xẹp chỏm xương đùi và thoái hóa ổ cối gây đau, biến dạng khớp và tàn tật nhiều thì phẫu thuật thay khớp háng là cách duy nhất để tăng khả năng vận động và giảm đau hiệu quả. Thông thường là thay toàn bộ khớp háng. Kết quả tốt đến rất tốt đạt được ở 95% trường hợp thay khớp gối và khớp háng toàn bộ, tỷ lệ biến chứng thấp và người bệnh có thể thực hiện các hoạt động sống hàng ngày trong vòng 3 tháng. Đa phần khớp gối và khớp háng giả tồn tại từ 15 đến 20 năm.
  • Ngoài thay khớp háng toàn bộ, có hai lựa chọn thay thế là phẫu thuật thay khớp bề mặt và phẫu thuật thay khớp bán phần. Thay khớp bề mặt bằng cách chèn hai mũ kim loại, một vào chỏm xương đùi và một vào ổ cối, tạo ra khớp nối kim loại - kim loại. Thay khớp bán phần thì chỉ đặt mũ kim loại vào đầu xương đùi. Phẫu thuật này chỉ mang tính chất tạm thời và chỉ được thực hiện nếu tổn thương giới hạn ở chỏm xương đùi. Hiện nay, hai loại phẫu thuật này ít được thực hiện do khớp giả thất bại, gia tăng các biến chứng tại chỗ và những ảnh hưởng lâu dài của vật liệu kim loại lên cơ thể.
  • Hoại tử xương vùng vai và gối có thể điều trị nội khoa nhưng nếu mức độ nặng có thể có chỉ định phẫu thuật thay khớp một phần hay toàn bộ.

Bệnh hoại tử xương là tình trạng xương bị nhồi máu khu trú, có thể tự phát hoặc do nguyên nhân cụ thể. Có nhiều nguyên nhân gây hoại tử xương, nếu không được thăm khám và chẩn đoán sớm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có dấu hiệu bệnh hoại tử xương thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp cùng các bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: niams.nih.gov, msdmanuals.com

XEM THÊM: