Hội chứng rung lắc là gì

Hội chứng rung lắc là gì

Bạn có con nhỏ, hãy cẩn thận khi bế và đùa nựng với trẻ. Nếu bạn có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh…, cần thay đổi ngay vì các động tác quá mạnh đối với trẻ nhỏ có thể gây những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ.

Bạn có con nhỏ, hãy cẩn thận khi bế và đùa nựng với trẻ. Nếu bạn có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh…, cần thay đổi ngay vì các động tác quá mạnh đối với trẻ nhỏ có thể gây những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ.

Hội chứng rung lắc là gì

Sơ đồ mô tả tổn thương có thể gặp trong hội chứng trẻ bị lắc.

Mọi động tác rung lắc mạnh đều làm hại cho trẻ nhỏ

Nghiên cứu của các chuyên gia của CDCP (Center for Disease Control and Prevention), tần suất tử vong do hội chứng “trẻ bị lắc” đến khoảng 2.000 trẻ mỗi năm ở Mỹ. Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken baby syndrome - SBS) còn gọi là tổn thương não lạm dụng (abusive head trauma, AHT), là một hội chứng hay gặp, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu bị tổn thương não nặng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng vì có liên quan đến đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này. Trong lứa tuổi này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não. Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là bố mẹ thường không biết trẻ bị tổn thương vì rung lắc mạnh do người lớn gây nên, vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị “tra tấn” bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo do người lớn vô tình gây ra khiến trẻ bị tổn thương ngày càng nặng. Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì dù đã bị tổn thương thật sự. Do đó, bạn cần hiểu biết những dấu hiệu báo động sau đây để kịp thời cứu đứa trẻ. Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà những triệu chứng xuất lộ như: nhẹ thì thấy trẻ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn, trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê... khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

Cách phòng tránh hội chứng trẻ bị lắc

Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ; không bao giờ bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ. Những lúc bạn quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay, vì thế, bạn cần lưu ý kiềm chế. Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ.

BS. Nguyễn Minh Hiền


Hội chứng rung lắc là gì

Đừng vì trẻ khóc mà rung lắc trẻ. Ảnh: irishtimes.com

Hội chứng rung lắc ở trẻ em là một dạng bạo hành nghiêm trọng trên trẻ em. Nó thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu gắt hoặc thất vọng, thường bởi trẻ không ngừng khóc.

Nhóm cơ cổ trẻ còn rất yếu và không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn hơn. Rung lắc mạnh làm đầu trẻ di chuyển thô bạo từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Lực này sẽ tăng lên nếu sự rung lắc bị gián đoạn đột ngột khi đầu trẻ bị va vào bề mặt cứng.

Việc rung lắc, dù có hoặc không có sự giảm tốc đột ngột của đầu do va vào bề mặt cứng, có thể gây ra những hậu quả sau:

- Tụ máu dưới màng cứng: Là sự tích tụ máu giữa bề mặt não và màng cứng (lớp màng xơ bao quanh bề mặt não). Nó xảy ra khi những tĩnh mạch cầu nối giữa não và màng cứng bị kéo căng vượt quá khả năng đàn hồi, vỡ ra và chảy máu.

- Tụ máu dưới nhện: Là sự tích tụ máu giữa màng nhện (lớp màng giống như màng lưới bao quanh bề mặt não chứa đầy dịch não tủy) và não.

- Chấn thương trực tiếp trên bề mặt não khi não đập vào mặt trong của bản sọ.

- Sự xé rách hoặc đứt gãy các nhánh tế bào thần kinh (sợi trục) ở vỏ và các cấu trúc sâu của não gây bởi sự va đập thô bạo đối với não.

- Những tổn thương không hồi phục khác ở não do sự thiếu hụt oxy nếu trẻ ngừng thở trong khi bị lắc.

- Những tổn thương cho tế bào não khi những sợi thần kinh bị tổn thương giải phóng chất hóa học gắn kết với oxy lấy đi từ não.

Những tổn thương khác bao gồm:

- Xuất huyết võng mạc ở nhiều mức độ từ vài điểm xuất huyết rải rác cho đến xuất huyết lan tỏa nhiều lớp của võng mạc.

- Vỡ xương sọ: Hậu quả từ sự va chạm đầu trẻ với những bề mặt cứng hoặc mềm.

- Gãy xương: Bao gồm xương sườn, xương đòn và tứ chi, bầm tím mặt, đầu và toàn cơ thể.

Tỉ lệ và tỉ suất mắc bệnh

Hội chứng này chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, với đa số các ca xảy ra trước khi trẻ 1 tuổi. Độ tuổi trung bình trong khoảng từ 3 đến 8 tháng. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể là nạn nhân của việc bạo hành này cho đến khi 4 tuổi. Người gây ra có thể là cha, bạn trai của mẹ, người giữ trẻ hoặc mẹ.

Những phụ huynh phải trải qua nhiều căng thẳng do môi trường xung quanh, xã hội, sinh học, hoặc tình trạng tài chính có thể thúc đẩy hành vi bạo lực. Những ai đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc bị ngược đãi sẽ dễ có hành vi tương tự như vậy với người khác.

Trung tâm quốc gia về hội chứng rung lắc trẻ em ước tính có khoảng từ 600 đến 1400 ca bệnh hàng năm ở Mỹ. Hiện tại chưa có phương pháp đáng tin cậy nào để thống kê các con số này nên tỉ suất mắc thật sự vẫn chưa biết. Hội chứng này là nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong và tàn tật lâu dài ở trẻ nhỏ

Triệu chứng

Triệu chứng cơ năng

Thường không thể tìm thấy rõ rệt bằng chứng bên ngoài hoặc biểu hiện thực thể của bạo lực, hậu quả hội chứng này khó được chẩn đoán. Những người chăm sóc hoặc ngay cả nhân viên y tế nếu không nhận thấy những điều đã xảy đến với trẻ sẽ không thể phát hiện những tổn thương chủ yếu xuất phát từ bên trong, nên gán cho những khó chịu của trẻ cho những nguyên nhân khác như nhiễm vi rút.

Triệu chứng rất thay đổi và gây ra do sự phù não lan tỏa thứ phát sau chấn thương. Chúng có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi bị rung lắc, và đạt đỉnh điểm sau 4-6 giờ. Những triệu chứng cơ năng và thực thể sau có thể giúp nhận ra trẻ có hội chứng rung lắc:

- Rối loạn tri giác ở nhiều mức độ;

- Lừ đừ kèm theo vật vã, kích thích;

- Hôn mê;

- Co giật;

- Đồng tử giãn và không đáp ứng với ánh sáng;

- Chán ăn;

- Nôn;

- Nằm ở tư thế đầu ngửa ra sau và lưng cong hình vòng cung;

- Thở bất thường và không đều;

- Nhịp thở chậm và nông bất thường;

- Ngưng tim;

- Tử vong.

Triệu chứng thực thể

- Xuất huyết võng mạc;

- Xuất huyết não kín (dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới nhện, dưới lớp Galea);

- Vết rách da;

- Đụng dập;

- Chấn thương;

- Bầm tím mặt, da đầu, cánh tay, bụng hoặc lưng;

- Phù nề phần mềm chỉ điểm cho vỡ xương sọ hoặc xương khác;

- Tổn thương bụng;

- Tổn thương ngực;

- Huyết áp thấp bất thường;

- Thóp phồng.

Các yếu tố giúp chẩn đoán

- Bệnh sử;

- Soi đáy mắt tìm xuất huyết võng mạc;

- Chụp cắt lớp điện toán vi tính (CT hoặc CAT scanner) đầu và bụng;

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong một số trường hợp;

- Chọc dịch não tủy (cần cẩn thận);

- Khảo sát hệ xương;

- Xạ hình;

- Tầm soát ngộ độc thuốc;

- Xét nghiệm máu thường quy.

Tiên lượng

Tiên lượng trẻ bị hội chứng rung lắc rất thay đổi tùy thuộc mức độ tổn thương, nhưng nhìn chung là xấu. Rất nhiều trường hợp tử vong hoặc dẫn đến tổn thương thần kinh nặng nề. Tử vong thường là hậu quả của tăng áp lực nội sọ không kiểm soát được thứ phát sau phù não, xuất huyết não, hoặc xé rách mô não. Tuy nhiên, ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể gây cho trẻ chậm phát triển. Thông thường, khảo sát ở trẻ mắc hội chứng này có thể dẫn đến những khiếm khuyết sau:

- Bại não;

- Liệt;

- Mù hoặc giảm thị lực;

- Chậm phát triển tâm thần;

- Động kinh;

- Co giật.

Phòng ngừa

Hội chứng rung lắc ở trẻ em hoàn toàn có thể đề phòng được. Chăm sóc trẻ có thể là thử thách, đặc biệt là với những người lần đầu làm cha mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng phải ghi nhớ rằng không bao giờ được chấp nhận việc rung lắc, ném hoặc đánh trẻ. Những mẹo sau có thể giúp ích trong việc ngăn ngừa hành vi ngược đãi:

- Hít thở sâu và đếm đến 10;

- Dành thời gian đi ra ngoài và để trẻ khóc một mình;

- Gọi sự trợ giúp tâm lý từ người thân;

- Gọi cho bác sĩ nhi – có thể có nguyên nhân bệnh lý nào đó làm trẻ khóc;

- Không bao giờ để trẻ ở chung với người chăm trẻ, bạn bè, hoặc thành viên gia đình mà bạn không hoàn toàn tin tưởng;

- Luôn kiểm tra kỹ lưỡng sự an toàn trước khi giao con bạn cho người khác chăm sóc hoặc nhà trẻ.