Hướng dẫn cách bắt ong vò vẽ

Hơn 4h sáng, anh Phạm Văn Chiến, 35 tuổi cùng ông Lê Hoàng Đấy, 42 tuổi, ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước mang theo đồ bảo hộ, dụng cụ đi rừng. Họ lái xe máy đến xã miền núi Trà Giác, huyện Bắc Trà My, cách nhà hơn 30 km để săn tổ ong vò vẽ.

Hướng dẫn cách bắt ong vò vẽ

Anh Phạm Văn Chiến cho tổ ong vào túi mang về nuôi. Ảnh: Đắc Thành

Để xe máy ngoài bìa rừng, anh Chiến và ông Đấy chia ra mỗi người một hướng. Mặt trời chưa lên khỏi núi, họ chọn nơi thông thoáng, phóng tầm mắt quan sát ong bay để tìm hướng tổ. Đây là thời điểm dễ quan sát nhất, đến trưa chiều ánh nắng chiếu xuống khó nhìn thấy.

Ong vò vẽ có tên khoa học Vespa affinis, là một loài ong bắp cày. Chúng thường chọn địa điểm xây tổ nơi kín đáo, cây cối rậm rạp và địa hình hiểm trở. Thời gian làm tổ từ đầu tháng 5 đến tháng 9 âm lịch. Đầu mùa, ong chúa lựa chọn địa điểm thích hợp, đẻ trứng và chăm sóc trứng để tạo đàn. Những con ong non khi trưởng thành sẽ tiếp tục đi săn mồi và xây dựng tổ.

Ong vò vẽ ăn thịt nên thường đến những nơi có côn trùng như sâu, bướm, nhện và ấu trùng để săn mồi. Với kinh nghiệm hơn 10 năm săn ong, anh Chiến thông thuộc khu vực có nhiều vò vẽ làm tổ. Dừng chân nơi có nhiều hoa, anh quan sát từng con ong bắt mồi và đi theo chúng về tổ. Ngoài con săn mồi còn có ong thợ tìm các loại cành cây khô mục tha về xây tổ.

Hướng dẫn cách bắt ong vò vẽ

Thợ săn tìm và bắt tổ ong vò vẽ. Video: Đắc Thành

Đến trưa nắng nóng, hai thợ tìm đến các vũng, khe suối quan sát ong lấy nước để theo dõi tìm tổ. "Ong bay đến gần tổ thường sà xuống nên có thể xác định được khu vực chúng ở. Đến gần quan sát nơi có nhiều ong bay ra sẽ biết vị trí", anh Chiến nói. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm được tổ, thợ săn chỉ có thể quan sát chúng bay gần chứ không thể nhìn thấy khi chúng bay xa.

Khác với anh Chiến, ông Đấy tìm đến nơi có nhiều hoa xuyến chi nở. Buổi sáng ong mật đến lấy phấn, hút mật, thu hút nhiều vò vẽ đến săn mồi. Ông Đấy dùng miếng thịt lợn buộc vào cành cây để dụ ong vò vẽ đến ăn. "Đây gọi là câu ong, chờ chúng săn mồi lâu nên thợ sáng chế cách này. Chúng ăn thịt rất nhanh rồi tha về, tôi chỉ cần quan sát hướng bay là tìm ra tổ", ông nói.

Hướng dẫn cách bắt ong vò vẽ

Ông Lê Hoàng Đấy dùng thịt lợn dụ ong đến ăn. Ảnh: Đắc Thành

Sau nửa giờ tìm kiếm, hai người phát hiện được tổ ong vò vẽ ở trong bụi cây đót rậm rạp. Anh Chiến mặc đồ bảo hộ chuyên dụng giá hơn 1,3 triệu đồng tiến lại gần, dùng kìm cắt cành cây có tổ. "Ong vò vẽ có độc tính rất cao, có thể gây chết người. Do vậy chúng còn được gọi bằng cái tên tử thần", anh Chiến nói.

Mỗi ngày hai thợ tìm được nhiều là 8, ít 2 tổ. Tổ ong lấy ra khỏi bụi cây được treo gần đó để chờ ong bay vào trong. Sau nửa tiếng, anh Chiến dùng túi lưới trùm lên lấy cả tổ và ong.

Tổ ong mang về được treo trên các cành cây trong vườn nhà. Anh Chiến nói nhờ những tổ ong nuôi trong vườn mà các loại sâu hại cây trồng không còn nữa. Ong nuôi hơn một tháng, anh bắt đầu khai thác nhộng. Tổ có nhiều tầng, khi thu hoạch sẽ để lại một tầng trên cùng để chúng tiếp tục xây. Mỗi mùa một tổ khai thác được 2-3 lần, từ đầu mùa đến nay anh đã nuôi gần 50 tổ.

Hướng dẫn cách bắt ong vò vẽ

Tổ ong được anh Chiến mang về nuôi trong vườn. Ảnh: Đắc Thành

Ngoài nuôi ong vò vẽ, anh còn bán cho nhiều người trong vùng với giá 250.000 đồng tổ lớn, 150.000 đồng tổ nhỏ. Mỗi tổ nuôi sau ba tháng cho thu nhập khoảng 400.000 đồng. Thương lái thu mua nhộng ong với giá hơn 300.000 đồng một kg để bán cho nhà hàng, quán nhậu chế biến nhiều món như cháo, xào, chiên.

Nghề bắt ong vò vẽ cũng đối diện nhiều nguy hiểm. Thời gian qua đã có nhiều trường hợp nguy kịch, tử vong do bị loài này đốt. Các bác sĩ cảnh báo nọc ong vò vẽ rất độc, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ, tổn thương thận nặng... Nếu không xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Ong vò vẽ có độc tính cao, khi chích có thể gây chết người. Ong vò vẽ ăn sâu rầy, góp phần bảo vệ mùa màng, thế nhưng có người vô tình và cố ý tàn sát loài ong này.

Dùng sào lửa bắt ong vò vẽ

Tối, ông Nguyễn Quang ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), cầm bó đuốc, vác theo cây sào đi bắt ong vò vẽ. Đến nơi, ông Quang buộc bó đuốc vô cây sào rồi mồi cháy, đưa cây sào đuốc lên tổ ong vò vẽ. Ông Quang vừa làm vừa cho biết: Tổ ong vò vẽ dù to hay nhỏ thì chỉ có một cửa ra vào. Cửa tổ ong bằng ngón tay cái, khi đốt đuốc đưa lên miệng cửa, hàng ngàn ong vò vẽ từ trong tổ bay ra, có con lao vào bó đuốc chết cháy, có con bị ngọn lửa đốt cháy cánh rớt xuống đất. Chỉ có cách này mới bắt được ong vò vẽ. Còn ban ngày mà đi đốt đuốc bắt ong là “tới số”.

Nhìn lên chỗ bó đuốc đang cháy, hàng trăm con ong đang chết cháy và rụng cánh rớt xuống đất, ông Quang nói tiếp: Ong vò vẽ hung dữ, ban ngày mình đứng từ xa cầm cây sào lửa giơ lên chưa đến miệng tổ, ong “bắt hơi người” (mùi mồ hôi) là cả bầy lao ra tấn công. Có người bỏ chạy, nó bay theo về đến nhà, chui vô buồng ngủ nó cũng theo. Các loại ong khác chích như kim tiêm, còn ong vò vẽ chích như đinh “đóng” vô da thịt.

Sau khi đốt cháy đàn ong, ông Mạnh Bình, người phụ ông Quang vác thang tre, bắc thang leo lên lấy tổ, chia sẻ: Ong vò vẽ chỉ cần “đóng” một mũi là nóng lạnh, nằm đắp mền rên liền. Có người khi bị ong vò vẽ đuổi chạy lặn xuống sông. Một con bay theo phát tín hiệu cả bầy lao đến bay quần trên mặt nước chờ người đang lặn trốn ngoi đầu lên là nó đâm nọc độc vô đầu, đau như cây củi bủa trên đầu bủa xuống. Ngòi của ong vò vẽ khác với ong mật, nó không có ngạnh, nhờ đó chúng có thể “đâm” nhiều lần cho hết nọc độc mà không bị mất ngòi. Còn ong mật thì vòi có ngạnh, chích một lần dính ngòi lại trên da thịt con người; sau khi chích, ong bị “rách đít” và chết.

“Ong vò vẽ hung dữ khi mình phá tổ, còn không thì nó vẫn hiền như các loại ong khác”, ông Bình nói.

Tổ ong vò vẽ mà ông Quang, ông Bình đốt đuốc bắt nằm trên mái nhà người quen. Thời gian qua, chủ nhà đi làm ăn xa không về quê, ngôi nhà bỏ hoang, ong vò vẽ làm tổ gần cửa ra vào. Sợ đứa con gái học lớp 4 đang ở với ông bà nội gần đó chạy đi chạy về nguy hiểm nên bà nội đứa bé nhờ ông Quang bắt tổ ong.

Bí quyết bắt ong “bằng lửa” này, mấy năm trước, ông Quang đi hái cà phê ở Đắk Lắk vô tình thấy một người đi bắt ong vò vẽ làm mồi nhậu, ông học lóm.

Ông Quang cũng nhận định cách bắt bằng lửa tận diệt đàn ong cả ngàn con, kể cả lứa ong cha mẹ và lứa con non. “Thời gian qua, đàn ông ở các vùng quê hay bắt ong vò vẽ làm mồi nhậu. Do bổ dưỡng nên nhiều người rảo khắp vùng gò đồi săn lùng bắt ong vò vẽ theo kiểu tận diệt, vì vậy các vùng gò đồi trước đây có nhiều tổ ong vò vẽ nay hiếm thấy”, ông Quang cho hay.

Hướng dẫn cách bắt ong vò vẽ

Lấy nhộng từ tổ ong vò vẽ. Ảnh: MẠNH LÊ TRÂM

Thuốc bảo vệ thực vật vô tình làm chết ong

Ong vò vẽ tha hàng ngàn viên bùn đất về làm tổ. Tổ ong vò vẽ to bằng cái thúng, màu xám, nhìn từ xa trông vằn vện như mặt quỷ. Ong thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà. Tổ ong là nơi nuôi dưỡng trứng, nhộng nên chúng rất quyết liệt trong việc bảo vệ tổ. Thức ăn chủ yếu của ong vò vẽ là các loài côn trùng và sâu rầy, từ đó giúp bảo vệ mùa màng, thụ phấn bầu bí. Một tổ ong vò vẽ có đến hàng ngàn con nhưng cực hiếm. Bởi hiện nay, không chỉ nhiều người cố ý bắt ong vò vẽ làm mồi nhậu mà còn vô tình làm chết ong vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trên đồng.

Theo ông Lê Chí Thuận ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), nhiều lần ông để ý thấy khi lúa giai đoạn mạ, sâu xuất hiện cắn phá thì ong vò vẽ tìm đến ăn sâu, nọc độc ong vò vẽ chích vào sâu nái (một loại sâu xanh ăn lá) to bằng ngón tay cái, chết tại chỗ. “Có lần tôi phun thuốc trừ bệnh đạo ôn cho lúa, ong vò vẽ đang ăn sâu thì dính thuốc, ngã xuống nước chết. Có bữa tôi phun thuốc trị vàng lá trên bàu rau muống, tay quơ vòi trên cao, ong vò vẽ tha con sâu bay qua, trúng thuốc cũng rớt xuống chết. Đâu phải một người phun, cả cánh đồng hàng trăm người phun thuốc nên vô tình làm tổn hại đến ong vò vẽ và các loại ong khác”, ông Thuận nói.

Khi ong vò vẽ và các loại ong khác bị tận diệt, nông dân trồng bầu bí mất mùa vì hoa không thụ phấn, không ra trái được. Bà Trần Thị Hiền ở xã Xuân Phước nói: Mùa này, tôi thường trồng giàn bí bầu sau hè để chuẩn bị ăn tết. Tuy nhiên, bầu bí ra bông không thấy con ong nào bay đến giúp thụ phấn.

Ngoài góp phần thụ phấn cây trồng, bảo vệ mùa màng, ong vò vẽ còn có cái hay là dự báo thời tiết. Theo bà Hiền, năm nay bà gần 80 tuổi, để ý nhiều năm, năm nào ong vò vẽ làm tổ trên cao thì năm đó bão lớn, còn ong làm tổ ở dưới thấp thì lụt to. Mà không phải chúng làm tổ năm cao năm thấp, có khi 3-4 năm tổ dưới thấp, lụt lớn 3-4 năm liền; còn năm sẽ có bão lớn thì năm đó mười tổ ong vò vẽ đều làm trên cao cả mười, giống như rủ nhau. Nhờ đúc kết kinh nghiệm dân gian như vậy mà con người có thể né lụt, tránh bão.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, ong và các loài thụ phấn khác có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và môi trường sống tự nhiên. Nếu không giải quyết được vấn đề thuốc bảo vệ thực vật và nhiều tác nhân khác do con người gây ra thì sẽ dẫn đến sự suy giảm nhanh của quần thể ong và các loài thụ phấn, gây phương hại đến sức khỏe con người cũng như mất cân bằng hệ sinh thái. “Mấy năm qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên triển khai mô hình “ruộng lúa bờ hoa” nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Khi hoa đua nhau khoe sắc, sẽ dẫn dụ những đàn ong đến triệt hạ các loài sâu rầy gây hại cho lúa”, ông Nguyễn Lê Lanh Đa, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật cho biết.

“Ruộng lúa bờ hoa” nằm trong chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa bằng công nghệ sinh thái do Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai. Đây là mô hình kết hợp việc trồng hoa trên bờ ruộng giúp thu hút các loài ong đến hút mật, sinh sản và làm gia tăng quần thể thiên địch góp phần hạn chế sâu rầy, bảo vệ lúa. Ngoài ra còn giúp hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm chi phí cho người nông dân, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.