Hướng dẫn cách làm mồi câu cá rô đồng năm 2024

Làm mồi câu cá rô đồng, rô phi không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn càng có kĩ năng làm mồi điêu luyện thì xác suất câu trúng cá càng cao. Vì vậy bạn nên học tủ vài công thức ruột, tránh trường hợp không mua được mồi chế sẵn.

Thông tin sơ lược về cá rô phi

Ít ai biết rằng cá rô phi có nguồn gốc từ vùng Trung Đông và Châu Phi, cho tới nay bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hình ảnh của chúng trong kim tự tháp. Chúng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên phủ sóng khắp các con sông, suối và ao hồ.

Tuy nhiên, mức nhiệt tốt nhất dành cho loài cá này vẫn rơi vào trong khoảng từ 25 đến 35 độ C. Trong trường hợp môi trường sống hạ xuống dưới 10 độ C chúng sẽ chết. Cá rô đồng, rô phi sống theo bầy đàn nên chỉ cần biết cách làm mồi câu cá rô đồng ngon là bạn có thể câu được vài chục cân trong một buổi.

Hướng dẫn cách làm mồi câu cá rô đồng năm 2024

Cá rô đồng, rô phi sinh sống ở nhiều nơi nên dễ câu

Nên sử dụng cần và lưỡi câu như thế nào?

Bạn có thể câu loài cá này bằng lưỡi đơn và lưỡi lục. Trong trường hợp cá nhiều, khối lượng lớn thì tốt nhất bạn nên dùng lưỡi lục.

Trường hợp sử dụng lưỡi câu đơn

Bạn nên dùng loại cần có độ dài từ 4 đến 5m, làm từ carbon, nhẹ, không gây mỏi tay trong thời gian dài. Dây câu nên là loại Fluoro hoặc dây không màu, dẻo có đường kính 0,1 đến 0,15mm, bền chắc. Theo kinh nghiệm của các cần thủ thì bạn nên chọn lưỡi câu số 14 hoặc 16, phao chịu được 1g chì, chỉ cần hỏi chủ tiệm là bạn có thể dễ dàng mua được.

Trường hợp sử dụng lưỡi câu lục

Lúc này các cần thủ nên sử dụng loại cần máy nhẹ có độ dài 5m, dây nhỏ khi cá ít, dây trung và lưỡi to nếu số lượng cá đông đảo.

Nếu bạn không muốn mua sẵn loại mồi bán ở ngoài tiệm thì có thể tự chế mồi theo các công thức dưới đây:

Sử dụng mồi giun đỏ

Giun đỏ là thức ăn yêu thích của cá rô đồng, rô phi nên hay được các cần thủ dùng làm mồi khi sử dụng lưỡi câu đơn. Bạn hãy chia giun đỏ ra làm 2 phần: đầu to luồn vào lưỡi câu, đầu nhỏ băm nhuyễn trộn với thính làm mồi nhử. Đây là cách làm mồi câu cá rô đồng, rô phi được áp dụng phổ biến tại các vùng quê.

Hướng dẫn cách làm mồi câu cá rô đồng năm 2024

Giun đỏ là thức ăn yêu thích của cá

Sử dụng mồi nghiền

+ Công thức 1: Trộn khoai lang nướng cháy vỏ với bột cá, cám gạo rang, cơm nguội nát thành hỗn hợp dẻo mịn, không dính vào tay.

+ Công thức 2: Bạn có thể làm mồi câu cá rô đồng bằng cách bóp vụn 10 lát sandwich, trộn với nửa cân cám chim, một cân cám tanh. Khi chuẩn bị câu bạn trộn thêm 20g hạt phân bón u rê, đổ nước, vê thành cục rồi thả xuống.

+ Công thức 3: Bạn trộn mẻ chua với 1 cân cám tanh, một ít bột ngọt và hạt nêm, thêm nước để thành hỗn hợp sền sệt, nắm thành nắm nhỏ, ủ 2 hôm trước khi đem đi câu. Cách làm mồi câu cá rô đồng, rô phi không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị ở nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể mua mồi câu sẵn tại các cửa hàng chuyên nghiệp. Tại đây nhân viên cửa hàng sẽ tư vấn cho bạn từng loại mồi phù hợp với từng loại cá khác nhau.

Cách bắt cá rô đồng được ưa thích nhất vẫn là câu. Ra cánh đồng xã Phú Hữu (huyện Long Phú. tỉnh Sóc Trăng) sau vài tiếng đồng hồ đã mang cá về làm bữa cơm chiều và câu cá rô đồng cũng là một nghệ thuật.

Bây giờ, điều đó đã trở thành nỗi luyến tiếc về một thời quá vãng.

Thuở xưa, vào mùa lúa, khoảng tháng 5 (âm lịch), tức là ngay Tết Đoan Ngọ, cũng là lúc cá rô lên đồng sinh cá rô con.

Miền Nam gọi là cá rô tôm tích - cá rô non, miền Bắc, Trung gọi là cá rô don (tức là cá rô nhỏ). Đến khi lúa trổ cũng là lúc cá rô con đã lớn và mập mạp nhờ vào thức ăn sâu, bọ trên những cánh đồng mênh mông nước, rồi trở thành thứ đặc sản rất riêng cho bữa ăn hàng ngày.

Có nhiều cách đánh bắt cá rô, dùng lưới để kéo, đuổi, giăng và dùng cần câu để câu… Tuy nhiên, đối với nhiều người thì câu cá rô vẫn thích thú nhất, dù hơi vất vả.

“Câu cá rô đã trở thành cái thú bởi vì nó là một “môn nghệ thuật đồng quê”. Không phải ai cũng câu được cá với số lượng nhiều. Nghệ thuật đồng quê này chứng tỏ sự am hiểu của người câu từ mồi câu cho đến chọn vùng câu.

Trước hết, mồi câu bao gồm mồi dụ cá, tức là cám đem rang và mồi dùng để câu cá. Theo quan niệm dân gian, trong lúc rang cám “không được ngửi” và cũng “không được khen” thơm do như thế cá sẽ không ăn vì mất mùi.

Hướng dẫn cách làm mồi câu cá rô đồng năm 2024

Câu cá rô đồng cũng là nghệ thuật. Ảnh: KGT

Còn mồi câu phải là mồi tươi, sáng để cho cá dễ nhìn thấy. Thường câu bằng mồi trứng ong hoặc ong non của ong nghệ hoặc ong sắt, trứng kiến vàng, kiến vàng non” - Thạc sĩ Tiền Văn Triệu - Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chia sẻ.

Ngoài ra, người ta còn câu bằng tép bò (tép trấu kéo dưới mương) hoặc đào con trùn cơm hay trùng hổ đều rất nhạy với cá… Dân dã hơn và xa xưa hơn, chẳng cần mồi câu ở đâu xa, người ta chỉ cầm cần câu, đồ đựng cá là đi ra đồng. Chân đi đạp vào cỏ bắt cào cào (châu chấu) làm mồi câu thế là cũng dính cá như thường.

Bên cạnh yếu tố mồi câu, người câu cá rô còn phải chọn vùng câu. Người ta thường chọn vùng câu nơi có lúa nhiều và phải khuất bóng người đứng vì nếu để thấy bóng người, cá rô sẽ nhát không đớp mồi. Nhưng cũng phải nói rằng, ngày trước, đồng bằng mình cá nhiều, thấy bóng người nhưng chúng vẫn cắn mồi như thường. Bởi vì, cá rô đồng vốn là giống cá rất háo ăn.

Cần câu phải đạt những yêu cầu về cần, về lưỡi câu và dây câu… Cần câu phải dịu ở ngọn, khi giật cá sẽ không bị sứt mép nên người ta thường chọn cây trúc làm cần dài từ 2m trở lên, lưỡi câu phải có ngạnh dài và nhọn, người câu nhiều khi mua lưỡi câu từ chợ về đều phải sửa đi đôi chút.

Hướng dẫn cách làm mồi câu cá rô đồng năm 2024

Câu cá rô đồng là niềm vui của không ít người...

Cuối cùng là dây câu thường dùng những loại dây câu tiệp màu với màu lá lúa. Tóm dây câu phải se dây vào lưỡi câu cho chắc chắn. Người câu phải đạt trình độ khi giật con cá lên, mồi câu chạy lên vùng trên của dây câu - dính cá mà tiết kiệm mồi… Thế mới là biệt tài.

Điều quan trọng hơn cả là đi câu cá nhiều mà không để cá chết ngộp. Muốn vậy, phải thay nước cá thường xuyên và câu cá rô thì chớ nên dùng giỏ cá bằng các loại tre đan mà phải dùng ấm hay nồi, thùng, bên trên có rế nhắc nồi (cơm) tiện cho việc để “chén mồi” câu.

Bên trong để ít rong, rêu lấy từ ruộng cho cá mát lúc trời nắng. Như vậy, chắc chắn cá sẽ không bị chết. Đồng thời phải thay nước cá thường xuyên, không để cá nhả mồi ăn ra, vì mồi nhả ra sẽ bám vào lỗ mũi, cá sẽ không thở được và bị ngộp chết.

Ngày nay, đồng bằng mình nói chung, xã Phú Hữu (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) nói riêng, ít người đi câu cá rô đồng vì người dân làm ruộng phun thuốc sâu quá nhiều, cá không còn sống mấy.

Mỗi lần nhớ lại những chuyến câu cá rô xưa ở cánh đồng Phú Hữu là lòng lại khắc khoải về một thời trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho con người đi mở cõi trên vùng đất mới, nhớ những người bạn câu ra đồng sau vài tiếng đồng hồ đã mang cá về làm bữa cơm chiều. Bây giờ, điều đó đã trở thành nỗi luyến tiếc về một thời quá vãng.

Cá rô thích mồi gì?

Cá rô đồng khá ăn tạp, nghiêng về dộng vật chúng thường chuộng thức ăn có mùi thơm tanh, mùi nồng. Trong tự nhiên, cá rô đồng thường ăn tôm, tép, cá con, động vật không xương sống, côn trùng nhỏ...

Câu cá rô đồng vào tháng mấy?

Về Bến Tre, từ khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch, khi mùa mưa mới bắt đầu, những cơn mưa rào đầu mùa đổ nước xuống đồng ruộng, ấy là mùa cá rô đồng đã đến. Cá đi thành đàn nhiều lắm, đủ các loại cá đồng như cá lóc, cá trê, cá sặc, trong đó cá rô đồng là nhiều nhất.

Câu cá rô mồi gì nhạy nhất?

Mồi câu cá rô Phi thì nhạy nhất có lẽ là trùn chỉ, tiếp theo sau đó là các loại trùn đất dễ tìm, dài khoảng 4-5cm. Và lựa chọn sau cùng có thể là tép tươi lột vỏ. Câu cá rô phi được nhiều người yêu thích vì chúng xuất hiện quanh năm trên vùng sông nước từ Bắc vô Nam. Chúng sinh sống chủ yếu ở vùng nước ngọt.

Cá rô đồng thích ăn mồi gì nhất?

Cá rô cũng là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng rất đa dạng từ cào cào, châu chấu, nhện nước, sâu bọ đến tôm tép nhỏ, xác động vật thối rữa, thậm chí cả thực vật rau, củ, quả.