Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024

Lỵ amip là bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp, xảy ra do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập và gây hại. Tình trạng này cần được điều trị kịp thời, đúng phương pháp để tránh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024

Lỵ Amip là gì?

Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng đường ruột, xảy ra do sự xâm nhập của ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Bệnh có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau bụng cấp, nhiều trường hợp còn xuất hiện với triệu chứng không rõ ràng.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc lỵ amip. Trong đó, khu vực xảy ra phổ biến nhất là những vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, chẳng hạn như:

  • Phòng vệ sinh không sạch
  • Khu vực, vật dụng rửa tay không đảm bảo vệ sinh
  • Xử lý nước thải không đúng cách
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024
    Lỵ amip là bệnh nhiễm trùng đường ruột xảy ra do điều kiện vệ sinh không đảm bảo

Vòng đời amip

Nhóm sinh vật nguyên sinh luôn hình thành các bào nang xung quanh để chống chọi với điều kiện khắc nghiệt từ môi trường. Nói cách khác, đây là một phần quan trọng trong vòng đời của chúng.()

Tác nhân gây ra bệnh lỵ amip chính là ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Loại đơn bào này hình thành các bào nang và đi ra bên ngoài môi trường theo phân. Khi thức ăn hoặc nước chứa bào nang Entamoeba histolytica xâm nhập vào đường tiêu hóa, amip ngay lập tức sẽ được giải phóng và tiến hành quá trình lây nhiễm. Trong giai đoạn hoạt động, Entamoeba histolytica chỉ tồn tại trong vật chủ và phân tươi. Ngược lại, bào nang luôn có trong nước, đất, thực phẩm, đặc biệt là ở điều kiện ẩm ướt.

Với lớp bảo vệ cứng cáp bên ngoài, bào nang vi khuẩn này có thể tồn tại liên tục trong nhiều tuần, chống chịu được mức nhiệt lên đến 68 độ C trong vòng 5 phút. Ngoài ra, Entamoeba histolytica còn có khả năng chống lại một số hóa chất nhất định. Đó là lý do tại sao bệnh lỵ amip tương đối khó kiểm soát. Vi khuẩn tấn công thành ruột có nguy cơ gây ra các tổn thương nghiêm trọng. Nhiều trường hợp còn xâm nhập vào máu, gây hại cho gan, phổi, não và lách.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024
Giải phẫu vi khuẩn Entamoeba histolytica

Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip

Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip là do sự xâm nhập của ký sinh trùng Entamoeba histolytica vào hệ thống tiêu hóa. Các con đường lây nhiễm phải kể đến gồm:(1)

  • Ăn thực phẩm, uống đồ uống nhiễm ký sinh trùng
  • Chạm tay vào bề mặt chứa trứng ký sinh trùng sau đó đưa vào miệng
  • Tiếp xúc với phân, dễ xảy ra nhất khi: quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sống hoặc đi du lịch đến nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo…

Triệu chứng của lỵ amip

Bệnh lỵ amip thường không biểu hiện thành triệu chứng cụ thể, đặc biệt ở lần nhiễm đầu tiên. Người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiện điển hình sau trong vòng 4 tuần kể từ ngày nhiễm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Chảy máu trực tràng
  • Sốt
  • Phân lỏng
  • Buồn nôn

Trùng Entamoeba histolytica có thể tồn tại trong ruột suốt một thời gian dài, kể cả khi không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Do đó, ngay sau khi sinh sống hoặc di chuyển đến khu vực có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, giải pháp tốt nhất là nên thăm khám, xét nghiệm để phát hiện kịp thời.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024

Thời gian khởi phát ở các trường hợp thường rất khác nhau và nhiễm trùng không có triệu chứng trung bình kéo dài hơn một năm. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự thay đổi cường độ này có thể do chủng amip, phản ứng miễn dịch của vật chủ hoặc vi khuẩn, virus liên quan.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024
Tiêu chảy là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh lỵ amip

Ai có nguy cơ mắc bệnh lỵ amip

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lỵ amip, tuy nhiên, những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ cao hơn: (3)

  • Người từng đi du lịch đến những vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh không đảm bảo
  • Người nhập cư, du khách đến từ các vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh không đảm bảo
  • Những người đang sinh sống trong khu vực có điều kiện vệ sinh kém
  • Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Phương pháp chẩn đoán lỵ amip

Khi nghi ngờ người bệnh mắc lỵ amip, ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử du lịch và tình trạng sức khỏe gần đây. Sau đó, một số xét nghiệm có thể được chỉ định tiến hành để chẩn đoán chính xác, bao gồm:

  • Xét nghiệm phân: Người bệnh cần cung cấp mẫu phân trong vài ngày để sàng lọc ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng lây lan nhiễm trùng ra ngoài ruột và các cơ quan khác. Ký sinh trùng khi lan ra khỏi ruột, nguy cơ cao sẽ không còn xuất hiện trong phân.
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CT): Mục đích chính là kiểm tra các tổn thương trên gan hay lây lan đến các cơ quan khác trong ổ bụng và toàn thân.
  • Nội soi đại tràng: Phương pháp nội soi đại tràng được thực hiện để kiểm tra tổn thương của ký sinh trùng trên đại tràng.

Các biến chứng của lỵ amip

Lỵ amip nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng bao gồm: (4)

  • Áp xe gan: Ký sinh trùng và mủ hình thành trong gan
  • Lây lan ký sinh trùng qua máu đến gan, phổi, não và các cơ quan khác
  • Viêm đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc
  • Rò trực tràng âm đạo
  • Hình thành ổ áp xe não
  • Thủng ruột
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Viêm phúc mạc

Cách điều trị bệnh lỵ amip

Kháng sinh được dùng để điều trị bệnh lỵ amip, ngoài ra còn có các loại thuốc điều trị triệu chứng đường tiêu hóa. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024
Dùng thuốc là giải pháp điều trị ban đầu cho bệnh amip

Phòng ngừa bệnh lỵ amip như thế nào?

1. Giữ gìn vệ sinh cá nhân

  • Thực hiện vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xử lý, chế biến thực phẩm, ăn uống và sau khi đi vệ sinh hoặc xử lý phân
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước, chà xát trong vòng ít nhất 20 giây, sau đó rửa lại với nước sạch, lau khô bằng khăn giấy dùng một lần hoặc máy sấy chuyên dụng
  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng cồn 70 – 80 độ
  • Ngưng mọi hoạt động đi học, đi làm và đi khám tại các chuyên khoa Tiêu hóa ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy

2. Giữ gìn vệ sinh thực phẩm

  • Áp dụng công thức xử lý thực phẩm đúng chuẩn: Chọn nguyên liệu sạch, luôn giữ tay và dụng cụ chế biến sạch sẽ, tách biệt thực phẩm sống và chín, nấu kỹ trước khi ăn, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
  • Chỉ uống nước đun sôi hoặc nước uống đóng chai có nguồn gốc đảm bảo
  • Tránh uống đồ uống có đá không rõ nguồn gốc
  • Cách ly người nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh không có triệu chứng với việc chế biến thực phẩm, chăm sóc trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch.
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024
    Xử lý thực phẩm đúng cách để phòng ngừa hiệu quả bệnh lỵ amip

Các thắc mắc về lỵ amip thường gặp

Dưới đây là môt số giải đáp hữu ích liên quan đến bệnh amip, người bệnh cần nắm rõ:

1. Bệnh lỵ amip có nguy hiểm không?

Bệnh lỵ amip hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách. Trong trường hợp ngược lại, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Do đó, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ sở y tế trong trường hợp nghi ngờ.

2. Bệnh amip có lây không?

Ký sinh trùng Entamoeba histolytica chỉ sống ở người và lây truyền qua phân vi khuẩn. Con đường lây nhiễm cụ thể như sau:

  • Chạm vào phân mang mầm bệnh và tiếp tục tiếp xúc với miệng
  • Ăn uống thực phẩm hoặc nước nhiễm ký sinh trùng
  • Quan hệ tình dục miệng – hậu môn

3. Mắc bệnh lỵ amip có thể đi học, đi làm bình thường không?

Mọi hoạt động đi học và đi làm cần ngưng ngay lập tức khi phát hiện mắc bệnh amip. Đi kèm với đó, người bệnh nên rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng nhà vệ sinh, phòng tắm hoặc xử lý tã, chất thải. Điều quan trọng là cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, thời điểm có thể quay trở lại đi học, đi làm sau khi dùng kháng sinh.

4. Lỵ amip không nên ăn gì?

Người mắc lỵ amip cần tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa không rõ nguồn gốc, rau sống, đồ uống lạnh hoặc có gas. Điều này cần được duy trì trong vài ngày cho đến khi bác sĩ cho phép.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lỵ năm 2024
Tránh ăn đồ ngọt khi bị lỵ amip

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh lỵ amip, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh kịp thời, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.