Hướng dẫn chơi cầu lông Informational

Cầu lông là bộ môn thể thao khá phổ biến được nhiều người tham gia vì tính chất đối kháng hấp dẫn cũng như rèn luyện thể chất hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn thời gian mỗi trận đấu cầu lông đều ép tuyển thủ di chuyển liên tục trong phạm vi rộng lớn với động tác lặp đi lặp lại sẽ khiến cơ rất nhanh mỏi. Những chấn thương khi chơi cầu lông hầu hết đều bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Dưới đây là những chấn thương thường gặp trong cầu lông mà người chơi cần lưu ý:

1. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (tennis elbow)

Chấn thương này còn được gọi là hội chứng khuỷu tay quần vợt, dùng để chỉ chung những cơn đau ở bên ngoài khuỷu tay có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những cú đánh cầu trái tay sai kỹ thuật do khuỷu tay bị cong hoặc yếu có thể gây nên hội chứng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay. Ngoài ra, việc khuỷu tay phải hoạt động với tần suất cao khi chơi cầu lông, kết hợp với việc khởi động không kỹ sẽ dễ dàng dẫn đến hội chứng này.

2. Viêm lồi cầu trong xương cánh tay (golfer’s elbow)

Đây cũng là một loại chấn thương tương tự như viêm lồi cầu trong xương cánh tay, chỉ khác vị trí đau nằm ở bên trong khuỷu tay. Triệu chứng đau có thể xuất hiện cấp tính khi người chơi đánh cầu quá mạnh hoặc thực hiện sai tư thế đập cầu nhưng cũng có thể tiến triển từ từ thông qua những lần vận động quá mức.

3. Chấn thương khớp vai

Một trong những chấn thương khi chơi cầu lông đó là ở khớp vai. Chấn thương khớp vai trong khi chơi cầu lông có thể xảy ra khi vung vợt sai cách hoặc cơ thể không khởi động kỹ mà phải hoạt động với cường độ cao. Ngoài ra, khi lâu ngày không vận động còn có thể dẫn đến bệnh lý vai bị viêm cũng là nguyên nhân dễ dẫn tới chấn thương vai.

Trong chấn thương vai thường gặp hai dạng sau:

  • Viêm gân chóp xoay: Là tình trạng thoái hoá ảnh hưởng đến một hay nhiều gân của chóp xoay ở vai;
  • Chấn thương chóp xoay: Là tình trạng căng hoặc rách do vận động quá mức của bất kỳ nhóm cơ nào trong số 4 nhóm cơ chóp xoay, rất dễ gặp trong các môn thể thao dùng vợt.

4. Chấn thương cổ tay

Việc chơi cầu lông khiến vận động viên buộc phải sử dụng cổ tay liên tục trong thời gian dài. Việc cầm nắm vợt quá chặt hoặc không chơi thể thao trong thời gian dài có thể khiến cổ tay chịu áp lực lớn dẫn tới chấn thương. 2 chấn thương cổ tay thường gặp gồm:

  • Viêm gân cổ tay: Là do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại được biểu hiện bởi các cơn đau ở cánh tay, cổ tay và bàn tay. Các triệu chứng của viêm gân cổ tay thường phát triển dần theo thời gian và ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể là cơn đau nhói, đau âm ỉ hoặc chỉ là cảm giác nhói đơn thuần
  • Bong gân cổ tay: Là tình trạng đau ở cổ tay, xảy ra do ảnh hưởng của lực đột ngột hoặc vận động quá mức. Các triệu chứng chính là đau ở cổ tay, có thể phát triển dần hoặc xuất hiện đột ngột, đôi khi có thể sưng tấy.

Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi việc di chuyển liên tục, điều này vô tình khiến chân rất dễ bị bong gân và dễ lặp lại nhiều lần. Phần lớn các chấn thương trong cầu lông là cổ chân bị lật vào trong, khiến dây chằng bên mác (dây chằng bên ngoài mắt cá chân) bị dãn quá mức, từ đó dẫn tới tổn thương.

Dù chỉ bị thương ở một phần của mắt cá nhưng vận động viên vẫn có thể đau toàn bộ khớp ở mắt cá chân nơi dây chằng bị tổn thương. Tình trạng sưng hoặc bầm tím có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 48 tiếng tuỳ thuộc vào phần bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

6. Chấn thương khớp gối

Khớp gối chính là bộ phận nhạy cảm nhất của đôi chân, là điểm chịu nhiều áp lực nâng đỡ cơ thể. Do đó khi chơi thể thao không thể tránh khỏi khớp gối bị chấn thương như viêm gân bánh chè. Viêm gân bánh chè hầu hết do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại do chạy nhảy quá nhiều. Đây là một chấn thương khó điều trị và cần thời gian nghỉ ngơi để bình phục, không quên các phương pháp phục hồi chức năng khi cần thiết.

7. Chấn thương lưng khi chơi cầu lông

Sau 30 tuổi các khớp xương sẽ giảm dần độ dẻo dai và cơ thể thoái hoá nhanh hơn. Lúc này những kỹ thuật khó trong cầu lông như reverse hoặc rướn thân để đỡ cầu sẽ khiến thân bị đau nhức. Người tham gia cầu lông cần lượng sức mình để tránh các chấn thương lưng không đáng có vì nơi đây có bao gồm cả cột sống là bộ phận quan trọng hàng đầu trong cơ thể.

Trên đây là các chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông, các bạn cần chú ý khi chơi để tránh và luyện tập chăm chỉ, nâng cao kĩ thuật chơi nhé!

Please dial for more information or register for an appointment . Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Với những bạn mới tập chơi cầu lông thì kỹ thuật cơ bản đầu tiên mọi người cần phải học đó chính là cách cầm vợt. Việc cầm vợt đúng cách sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp người chơi phát huy tối đa sức mạnh của các khớp cổ tay, khuỷu tay, vai… giúp kiểm soát tốt đường cầu bay và hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cổ tay.

Đối với kỹ thuật cầm vợt cầu lông có 2 cách cơ bản đó là: cầm vợt thuận tay và cầm vợt trái tay. Cụ thể như sau:

Cách cầm vợt thuận tay

Tay trái cầm thân vợt, mặt vợt vuông góc với mặt đất. Hai ngón cái và ngón trỏ áp vào hai mặt rộng của cán vợt, khe giữa ngón cái và ngón trỏ nằm ở cạnh của cán vợt bên trái. Ngón tay trỏ và ngón giữa hơi tách ra còn ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm cán vợt, lòng bàn tay không cần áp sát và phần cuối của cán vợt ngang bằng với mắt cá nhỏ ở cổ tay.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Cách cầm vợt trái tay

Dựa trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, thì cầm vợt trái tay đúng cách thực hiện bằng cách ngón cái và ngón trỏ đưa cán vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng hoặc ở cạnh cán vợt bên trái. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại, giữ cán vợt. Phần cuối của cán vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay có được một khoảng trống, mặt vợt cầu lông hơi ngửa ra sau.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Lưu ý: Ngoài 2 cách cơ bản trên thì dựa vào mỗi động tác kỹ thuật cầu lông khác nhau đều có một cách cầm vợt và tư thế ngón tay riêng của nó. Đánh cầu từ các góc độ khác nhau hoặc đánh cầu ra có đường bay khác nhau cũng cần có cách cầm vợt khác nhau tương ứng với góc độ và đường đi. Vì vậy, có thể nói cách cầm vợt và tư thế ngón tay phối hợp trong kỹ thuật cầu lông rất đa dạng muôn hình muôn vẻ.

2. Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông

Đối với môn cầu lông một trong các kỹ thuật cầu lông cơ bản mọi người cần phải nắm vững đó là di chuyển. Việc di chuyển tốt sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các cú đánh chủ động và hiệu quả và người lại nếu di chuyển không tốt sẽ luôn luôn rơi vào tình huống bị động và làm giảm uy lực kĩ thuật đánh cầu.

Hiện nay kỹ thuật di chuyển trong cầu lông có 3 cách cơ bản đó là: di chuyển lên lưới, di chuyển sang ngang hai bên, di chuyển 2 góc đằng sau.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Với kỹ thuật, cách di chuyển trong cầu lông WikiSport đã có một bài viết riêng chia sẻ chi tiết mọi người nếu muốn tham khảo có thể Click vào đường link sau: https://wikisport.vn/bo-mon-cau-long/cach-di-chuyen-trong-cau-long.html.

3. Kỹ thuật giao cầu lông

Phát cầu hay giao cầu là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cực kỳ quan trọng, là sự khởi đầu của tổ chức tấn công và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay bị động, dẫn tới thắng được điểm hay mất điểm pha cầu đó.

Đối với kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông được chia làm 2 loại đó chính là: phát cầu thuận tay và phát cầu trái tay.

Kỹ thuật giao cầu thuận tay

Kỹ thuật giao cầu thuận tay thường được sử dụng trọng các trận thi đấu đơn và có 3 kiểu chính đó là giao cầu thuận tay thấp gần, giao cầu thuận tay cao xa sâu, giao cầu thuận tay cao xa đường cầu xiên.

  • Đối với thi đấu chuyên nghiệp thì kỹ thuật phát cầu thuận tay này chỉ sử dụng những cú giao cầu thấp gần sát lưới khiến đối thủ không thể tấn công và người phát cầu dành chủ động trong tình huống cầu tiếp theo.
  • Đối với thi đấu phong trào thì mọi người thường sẽ sử dụng những cú giao cầu thuận tay cao xa để lấy khoảng trống từ đó tạo điền kiện thuận lợi để áp đặt đối thủ theo chiến thuật của mình và dễ dàng thực hiện các cú đánh tiếp theo.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Kỹ thuật giao cầu trái tay

Kỹ thuật giao cầu trái tay thường được sử dụng trọng cả đánh đơn và đánh đôi nhằm chiếm ưu thế trong các cú đánh tiếp theo. Với kỹ thuật cầu lông này gồm 2 kiểu đó là giao cầu trái tay thấp gần sát lưới, giao cầu trái tay về phía sau đối phương và giao cầu trái tay cao sâu.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Video hướng dẫn chi tiết cách thực hiện kỹ thuật giao cầu cơ bản

4. Kỹ thuật đập cầu lông

Đập cầu hay Smash là một kỹ thuật đánh cầu lông dùng để tấn công và được xem là hình thức ghi điểm chủ yếu trong thi đấu môn cầu lông nếu thực hiện tốt. Các cú đập cầu lông được thực hiện bằng cách đánh nhanh, mạnh từ trên cao cho quả cầu lông đi nhanh, chếch xuống phần sân đối phương khiến đối thủ không kịp thời ứng phó hoặc xử lý cầu hỏng, từ đó giúp bạn dành điểm số.

Đối với kỹ thuật đập cầu được phân thành: Đập cầu đường thẳng thuận tay, đập cầu đường chéo thuận tay, đập cầu đường thẳng trên đỉnh đầu, đập cầu chéo góc trên đỉnh đầu, đột kích đập cầu đường thẳng thuận tay trên không và đột kích đập cầu đường thẳng trái tay trên không.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách đánh cầu lông giỏi nhờ kỹ thuật đập cầu thì có thể tham khảo bài viết “Cách đánh cầu lông mạnh & Kỹ thuật đập cầu (Smash) uy lực” mà WikiSport đã từng chia sẻ trước đó nhé.

5. Kỹ thuật phông cầu

Kỹ thuật phông cầu hay còn gọi là lốp cầu (đánh cầu bay bổng qua đến phần cuối sân đối phương). Đây cũng là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản chủ yếu được sử dụng trong đánh đơn, ít có khả năng ghi điểm trực tiếp nhưng lại buộc đối thủ phải di chuyển nhiều trên sân, từ đó để lộ ra những lỗ hổng giúp bạn chiếm được lợi thế, dễ dàng ghi điểm hơn.

Đối với kỹ thuật này được chia thành 2 dạng đó là phông cầu tấn công (phông bắn) và phông cầu phòng thủ (phông cầu cao sâu). Cụ thể như sau:

Kỹ thuật phông cầu tấn công

Áp dụng trong trường hợp người chơi bắt bài được đối thủ, trong tư thế tấn công, cầu trên cao và phía trước mặt người chơi, phong mạnh và cao về cuối sân và sâu đối phương, khiến đối thủ lùi sâu và phải với cầu.

Kỹ thuật phông cầu phòng thủ

Áp dụng trong trường hợp chúng ta đang trong tư thế bị động, cần thời gian để quay lại vị trí trung tâm và chuẩn bị cho các pha cầu sau.

Về tư thế phông cầu

Cầm vợt cầu lông theo cách cơ bản, thả lỏng toàn bộ cổ tay, khi cầu chạm mặt vợt thì bật cổ tay ra, dùng cổ tay và lực đẩy của ngón trỏ để đưa cầu đi. Trong phông cầu, ta tập trung dùng nhiều lực cổ tay và khủy tay.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Video hướng dẫn cơ bản cách phông cầu trong đánh cầu lông

6. Kỹ thuật bỏ nhỏ trong cầu lông

Kỹ thuật bỏ nhỏ được xem là một trong các kỹ thuật cầu lông cơ bản nhưng đòi hỏi sự tinh tế trong cách chơi cầu lông của người chơi. Thường mọi người sẽ sử dụng kỹ thuật này khi đối thủ đang xa lưới hay đang bị mất thăng bằng từ đó khiến đối phương bị bất ngờ phải đỡ cầu ở phần trước sân, tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân giúp bạn ghi điểm một cách dễ dàng. Đối với cách đánh cầu lông này bạn có thể thực hiện thuận tay hoặc trái tay.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Video hướng dẫn cách bỏ nhỏ cơ bản trong đánh cầu lông

7. Kỹ thuật hất cầu trong cầu lông

Hất cầu hay vớt cầu là kỹ thuật phòng thủ cơ bản trong môn cầu lông chuyên dùng để phòng thủ được trong tình huống bị động. Kỹ thuật này dùng để trả những đường treo cầu sát lưới từ phía đối phương đánh sang, bằng cách hất cầu cao ra phía cuối sân đối phương. Ở kỹ thuật đánh cầu lông này cũng chia làm 2 kiểu đó là hất cầu thuận tay và hất cầu trái tay.

Kỹ thuật hất cầu thuận tay

Người thực hiện cầm vợt thuận tay và đưa vợt ra trước ngực. Chân phải bước một bước dài về phía sát lưới, chân trái ở phía sau, dồn trọng tâm vào chân phải. Khi vớt cầu sử dụng lực cổ tay phải và ngón trỏ đưa vợt hất cầu lên từ trên và ra trước. Cách thực hiện dùng cho người thuận tay phải, đối với người thuận tay trái thì ngược lại.

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

Kỹ thuật hất cầu trái tay

Giống như kỹ thuật hất cầu thuận tay thì hất cầu trái tay cũng thực hiện cầm vợt ở phía trước ngực, chân phải bước dài một bước lên về phía bên trái và sát lưới, chân trái ở phía sau, trọng tâm dồn vào chân phải. Khi thực hiện vớt cầu đưa vai phải xoay về phía cùng phía với chân phải, sử dụng cổ tay kết hợp với đốt thứ nhất của ngón cái ép chặt xuống mặt rộng của cán vợt, tạo lực hất trái cầu lên cao và ra phía cuối phần sân của đối thủ. Đây là cách thực hiện cho người thuận tay phải, đối với người thuận tay trái thì ngược lại.

Video hướng dẫn kỹ thuật hất cầu cơ bản cho người mới chơi cầu lông

Trên đây là những thông tin giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản dành cho người mới được tổng hợp từ giáo trình giảng dạy môn cầu lông và từ các HLV, VĐV cầu lông chuyên nghiệp. WikiSport hi vọng kiến thức có trong bài viết này sẽ dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của mọi người từ đó các bạn áp dụng vào để tập luyện nhé.

Ngoài ra hiện nay WikiSport cũng đang cung cấp các loại dụng cụ cầu lông như: vợt cầu lông, quả cầu lông, trụ lưới cầu lông… chính hãng với mẫu mã đa dạng dùng để tập luyện, thi đấu và giá bán tốt nhất. Nếu mọi người có nhu cầu mua bất kỳ dụng cụ nào xin liên hệ tới số Hotline: 0398 175 623 hoặc đặt hàng trực tiếp qua Website: https://wikisport.vn/ sẽ có nhân viên tư vấn 24/7. Xin cảm ơn!

Hướng dẫn chơi cầu lông	Informational

WikiSport phân phối hàng trăm mẫu Máy Chạy Bộ, Xe Đạp Tập, Ghế Tập Gym, Giàn Tạ Đa Năng và các thiết bị thể thao khác... giá tốt, chất lượng, giao hàng Toàn Quốc nhanh chóng.