Hướng dẫn thực hiện nghị định 150 cuwuj chiến binh

(Bqp.vn) - Ngày 24/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 157/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Theo đó, Nghị định số 157/2016/NĐ-CP đã bổ sung thêm đối tượng cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc vào điểm b, điểm c khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền.

Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 5 Điều 2 của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30/4/1975.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Quyền lợi của Cựu chiến binh thuộc diện nghèo tại khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn An cho biết, thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam ngày 7-10-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 150/2006/NĐ-CP và Nghị định số 157/2016/NĐ-CP của Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác cực chiến binh (CCB) và chăm lo xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội CCB hoạt động, từ công tác biên chế, tổ chức các cấp Hội; công tác cán bộ Hội; chế độ lương và phụ cấp cho cán bộ Hội; đến kinh phí hoạt động của Hội; quan tâm hỗ trợ nguồn vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến phát biểu tại buổi làm việc

Cùng với việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chính sách, chế độ của Trung ương đối với CCB, thành phố còn ban hành nhiều chế độ mới có tính chất vượt trội để giải quyết khó khăn cho CCB, được nhân dân và CCB đồng tình, đánh giá cao. Cụ thể, thành phố luôn quan tâm chỉ đạo công tác xóa nghèo, nâng cao đời sống hội viên CCB như: phát động phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi; chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố, quận huyện thực hiện ủy thác vốn vay cho cán bộ, hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, với tổng dư nợ đạt trên 804, 4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,05%.

Bằng nhiều nguồn kinh phí, thành phố đã vận động hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 1.320 nhà ở, trị giá trên 39 tỷ đồng; xét bố trí nhà chung cư cho 29 hộ CCB có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, đến nay toàn thể hội viên CCB thành phố đều có nhà ở ổn định. UBND thành phố quan tâm hỗ trợ cho cán bộ Chi hội trưởng CCB được hưởng phụ cấp 500.000 đồng/người/tháng; ước tính từ năm 2017 đến nay thành phố đã chi hỗ trợ gần 40 tỷ đồng. Hỗ trợ kinh phí gặp mặt cho 117 Ban Liên lạc truyền thống các đơn vị quân đội trên địa bàn do Hội CCB và Bộ Chỉ huy quân sự thành phố quản lý, với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng trong 5 năm qua; hỗ trợ kinh phí cho 56/56 Ban Liên lạc Cựu quân nhân ở xã phường mỗi năm 10 triệu đồng, tổng kinh phí trên 2,8 tỷ đồng.

Thành phố cũng hỗ trợ mua sắm lễ phục tiêu binh hội viên CCB từ trần 480 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cho CCB 407,3 triệu đồng; hỗ trợ phương tiện lao động cho các Câu lạc bộ môi trường CCB 865 triệu đồng. Ngoài ra, Hội CCB thành phố vận động mua 66 Sổ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đến khi hết tuổi lao động được hưởng chế độ lương bảo hiểm hằng tháng.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Thị Kim Yến, việc triển khai kịp thời, đồng bộ các chính sách đối với cựu chiến binh trên địa bàn thành phố đã phát huy được tác dụng to lớn, thiết thực, tạo được chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; đồng thời, phát huy được tiềm năng to lớn của CCB và Hội CCB trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở.

Thượng tướng Phạm Hồng Hương, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phạm Hồng Hương đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố đối với việc triển khai tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công nói chung, cựu chiến binh nói riêng theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP và Nghị định số 157/2016/NĐ-CP của Chính phủ, thể hiện qua hệ thống văn bản rất hoàn chỉnh, từ văn bản lãnh đạo của Thành ủy, văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, các quyết định, chương trình, kế hoạch thực hiện cũng như các quy chế phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành và Mặt trận; từ đó, tạo sự thống nhất về mặt nhận thức, cũng như đề cao được trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đối với việc thực hiện Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam.

Theo Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, hầu hết các chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc, chặt chẽ; bên cạnh đó, qua thực tế giám sát, Đoàn công tác ghi nhận và đánh giá rất cao những chính sách riêng vượt trội của Đà Nẵng so với các địa phương khác. “Việc quan tâm, dành nguồn lực cho thực hiện các chính đối với cựu chiến binh thể hiện rõ tình cảm, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố. Chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ những chính sách vượt trội này của Đà Nẵng để báo cáo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, đồng thời thông tin đến các tỉnh, thành trên toàn quốc để nghiên cứu, vận dụng theo điều kiện thực tế của địa phương”, Thượng tướng Phạm Hồng Hương cho biết.

Thời gian đến, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phạm Hồng Hương đề nghị thành phố tiếp tục làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước đối với cựu chiến binh đến tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, để từ đó tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CCB; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các quy chế phối hợp trong xử lý những nội dung còn vướng mắc về giải quyết chế độ chính sách cho CCB một cách kịp thời.

“Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, giám sát của nhân dân để thực hiện chế dộ chính sách đối với người có công nói chung, đối với CCB nói riêng, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện chính sách”, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam lưu ý.