Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Học guitar cho người chưa biết gì tưởng chừng rất gian nan, vất vả nhưng thật sự sẽ rất dễ dàng nếu bạn biết được những chia sẻ bổ ích sau. Đọc ngay bài viết để hành trình chinh phục guitar của bạn trở nên suôn sẻ, nhanh chóng hơn nhé.

1. Chia sẻ bổ ích để học guitar cho người chưa biết gì

Bạn là 1 trong các người yêu thích bộ môn đàn guitar, nhưng chưa biết mình phải xuất phát từ đâu và học chơi đàn như thế nào. Nếu bạn nào rơi vào các trường hợp phía trên thì hạy đừng chán nãn nhé vì việc học đàn guitar cơ bản khá là đơn giản, và để giúp người chơi có thể chơi đàn 1 cách tốt nhất thì hôm nay chúng tôi xin chia sẽ tới cả nhà 1 bài viết khá hay nói về ” Chia Sẻ Kinh Nghiệm Bổ Ích Để Học Guitar Cho Người Chưa Biết Gì ” đây là 1 bài chia sẽ khá hữu ích vì thế chớ nên bỏ qua nhé:

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Tư thế ngồi chơi đàn

Việc học guitar cho người chưa biết gì có thành công hay không một phần là do tư thế ngồi chơi đàn quyết định. Cách nhanh nhất là hãy tập đứng để chơi đàn với một dây đeo vì khi đứng mà chơi đàn tốt, tự khắc bạn ngồi sẽ chuẩn. Đây là một bí quyết rất ít người biết đấy!

Luyện chạy âm giai

Bạn thường thắc mắc tại sao những giáo viên dạy đàn thường bắt mình chạy nốt hợp âm (Scale) trong khi bạn thấy nó chẳng có ích lợi gì. Đừng xem thường, âm giai sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình bạn tập chuyển đoạn sau này. Đặc biệt là nó giúp ngón tay linh hoạt, sau này khi bạn muốn đi sâu vào guitar lead sẽ không gặp nhiều khó khăn.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Một cây đàn đắt tiền?

Điều này không thực sự cần thiết! Vì khi học guitar cho người chưa biết gì, các bạn nên chọn những cây đàn giá tầm trung trở xuống để sau này khi đạt đến một trình độ chuyên nghiệp nhất định như biểu diễn, tự khắc bạn sẽ cảm thấy cần một cây đàn tương xứng.

Chơi đệm hát thì có cần học cổ điển?

99% những master về đệm hát hay trên thế giới đều học qua cổ điển, nó giúp bạn biết cách xếp ngón, trang bị đầy đủ hành lý để “bước những bước nhảy vọt dài nhất” trên con đường chinh phục guitar. Bạn nên học đệm hát song song với những bài cổ điển hoặc semi đơn giản.

Tự học tại nhà hay trường nhạc?

Thực tế, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích học tập của bạn. Nếu chọn học guitar để giải trí, để có thể hòa nhạc cùng nhóm bạn trong những lúc rảnh rỗi, hoặc để chơi một bài hát kỉ niệm cho một dịp nào đó, bạn có thể hoàn toàn tự học tại nhà. Chỉ cần tìm được nguồn học tập phù hợp, bài bản và chăm chỉ mỗi ngày thì sẽ rất nhanh thành thạo.

Tuy nhiên, nếu guitar là niềm đam mê mãnh liệt và bạn quyết tâm trở thành một nghệ sĩ trình diễn guitar thành thạo thì trường nhạc sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Đặc biệt để học guitar cho người chưa biết gì trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp thì càng phải cần được đào tạo bài bản tại trường dạy nhạc.

2. Mới bắt đầu nên học guitar classic hay guitar acoustic?

Học guitar cho người chưa biết gì đòi hỏi một sự kiên trì, nỗ lực không ngừng. Vì nếu học guitar dù là học guitar cơ bản hay học guitar nâng cao, nếu không chăm chỉ luyện tập mỗi ngày thì sẽ mau quên bài, ngón đàn bị cứng và rất dễ bỏ cuộc. Tuy nhiên, nếu xác định được thể loại guitar yêu thích thì quá trình học sẽ dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Vì bắt đầu bằng đam mê và sở thích bao giờ cũng làm chúng ta hứng thú hơn bao giờ hết.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Bạn thích sự náo nhiệt, cùng tụ tập bạn bè ngoài trời để nghêu ngao ca hát thì có thể chọn dòng guitar modern (guitar acoustic) hay còn gọi là guitar đệm hát. Đặc thù của dòng guitar này là cần đàn nhỏ, dây sắt với thùng đàn lớn cho âm thanh chắc và vang, giúp việc đệm hát ngoài trời được dễ dàng.

Còn nếu như bạn là người thích dòng nhạc cổ điển, lãng mạn với những giai điệu không lời sâu lắng thì dòng đàn guitar classic hay còn gọi là guitar cổ điển là sự lựa chọn thích hợp. Đặc thù của dòng guitar này là cần đàn lớn để dễ chạy nốt, dây nylon và tiếng đàn thiêng về âm trầm và ấm.

Vì vậy, nếu học guitar cho người chưa biết gì, người học đừng nên lo lắng về việc học guitar classic hay học guitar acoustic cái nào dễ hơn, nhanh hơn vì thực tế, sở thích, đam mê mới là yếu tố quyết định.

Về nguyên lý sử dụng dây thì nó vẫn thế, bạn vẫn hoàn toàn lắp được tuy nhiên âm thanh nó sẽ không vang như dây sắt thôi và tất nhiên bạn có thể hiểu như thế này. “Đàn ông có thể mặc váy tuy nhiên nó không giống ai thôi”. Tuy nhiên, nếu bạn thay dây sắt và đàn guitar classic thì không có sự thay đổi là mấy âm thanh phát ra sẽ không khác gì mấy so với guitar acoustic.

Nếu bạn để ý, có rất nhiều người nghi ngờ việc họ có khả năng chơi được đàn guitar, và rất có thể bạn cũng nằm trong số đó, vì vậy hãy để tôi làm rõ ngay với bạn: 1. Bàn tay của bạn không quá lớn hoặc quá nhỏ; 2. Bạn không quá trẻ hoặc quá già, và 3. Không thành vấn đề nếu bạn muốn chơi đàn điện hay đàn acoustic. Mỗi người đều có những thách thức riêng của họ, nhưng tôi tin rằng nếu bạn luyện tập và tập trung tâm trí của mình vào việc học đàn guitar, bạn sẽ thành công.

Trong Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản này, tôi sẽ nhắc đến những điều quan trọng nhất bạn cần biết ngay lúc này để thành công trong việc chơi đàn guitar. Đầu tiên tôi sẽ giới thiệu những điều cơ bản như: làm thế nào để gọi tên dây đàn guitar, cách cầm cây guitar của bạn, và các bộ phận của đàn guitar. Sau đó, ở Phần 2 của Hướng Dẫn Học Đàn Guitar Cơ Bản, chúng ta sẽ đi vào kỹ thuật: đánh đàn như thế nào, làm thế nào để tạo ra những hợp âm đầu tiên, và cách chơi bài hát đầu tiên của bạn.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Khi đã thực hành theo các hướng dẫn này, bạn sẽ biết cách cầm đàn guitar, xác định các bộ phận của đàn guitar acoustic và guitar điện, điều chỉnh dây, chơi 4 hợp âm guitar quan trọng, và thậm chí kết hợp tất cả những thứ trên để chơi bài hát đầu tiên của bạn. Một khi bạn đã hoàn thành những bài học cơ bản này, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để chơi guitar trong tương lai và bạn sẽ có một ý tưởng tốt về những gì bạn nên làm tiếp theo.

Hướng Dẫn Cách Cầm Đàn Guitar

Biết cách cầm đàn guitar sẽ giúp bạn có được tư thế tốt và giúp bạn tránh được những chấn thương và mệt mỏi. Nó cũng đảm bảo mọi bài luyện tập của bạn được thực hiện đúng cách. Có ba cách cơ bản để cầm cây đàn guitar của bạn: phương pháp thông thường, phương pháp cổ điển, và đứng với dây đeo.

Phương Pháp Thông Thường

Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy đặt cây guitar trên chân phải của mình. Mẹo đầu tiên tôi dành cho bạn là sử dụng đế đặt chân. Đế đặt chân thường có giá trong khoảng 300 – 500 nghìn đồng tại các cửa hàng nhạc cụ, và bạn nên mua một chiếc đế này nếu bạn định cầm guitar theo phương pháp bình thường hoặc cổ điển. Đế đặt chân giúp nâng cao chân của bạn và đưa cây đàn guitar đến một vị trí thoải mái hơn, đặc biệt là khi chơi trong thời gian dài.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Một sai lầm mà nhiều người mới tập chơi guitar thường mắc phải là nghiêng mặt đàn guitar vào trong hướng về phía họ. Họ làm vậy là để nhìn thấy các ngón tay của mình, nhưng đây là một tư thế không tốt, vì nó dễ gây mệt mỏi. Thay vào đó, hãy đặt cây đàn guitar thẳng lên.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Điều cần nhớ tiếp theo với phương pháp thông thường là vòng cánh tay thuận của bạn quanh cây đàn để giữ nó gần với cơ thể. Việc này cũng ngăn không cho cây đàn guitar bị nghiêng và cố định ở một vị trí tốt để chơi được lâu hơn.

Phương Pháp Cổ Điển

Nếu bạn là người thuận tay phải, đặt chân trái lên đế và đặt cây đàn guitar lên chân trái. Từ đó cần đàn (neck) sẽ được đưa sang bên trái nhiều hơn và được nâng lên cao hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng với tới tất cả các nốt trên mặt (fretboard) của cần đàn.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Phương pháp cổ điển có thể khó chơi trong thời gian dài hơn, trừ khi bạn sử dụng dây đeo để giúp giữ đàn guitar ở vị trí cao như vậy, nhưng bạn sẽ dễ tiếp cận tất cả các nốt nhạc hơn phương pháp thông thường.

Đứng Chơi Với Dây Đeo

Bạn có thể mua dây đeo tại bất kỳ cửa hàng nhạc cụ nào, với giá khoảng từ 150 nghìn đồng đến 5 triệu đồng cho dây da đắt tiền. Để mua một dây đeo đủ tốt, bạn sẽ mất khoảng 400 – 500 nghìn đồng, và theo tôi đó là một khoản đầu tư đáng giá.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Tốt nhất là bạn nên luyện tập giống như phương pháp mà bạn sẽ dùng để biểu diễn. Vậy nên nếu bạn đứng biểu diễn trước khán giả, bạn cũng nên đứng lên khi luyện tập.

Hướng Dẫn Cơ Bản Về Ngón Tay, Phím Đàn Và Dây Đàn Guitar

Tôi sẽ giới thiệu 3 hệ thống đánh số cho guitar, bao gồm cả hệ thống sử dụng cho ngón tay của bạn, cho các phím đàn và cho dây đàn guitar. Bài học này trông có vẻ dễ, nhưng đây là một bài học quan trọng. Biết và hiểu kĩ các hệ thống này sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các hướng dẫn học đàn guitar trong tương lai nhanh hơn rất nhiều.

Các Ngón Tay

Ngón trỏ của bạn được biểu thị là ngón đầu tiên, ngón giữa là ngón thứ hai, ngón đeo nhẫn là ngón thứ ba, và ngón út là ngón thứ tư của bạn. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi bạn bắt đầu đọc các sơ đồ hợp âm, âm giai, tab và bản nhạc, bạn sẽ phải biết ngay lập tức cần sử dụng ngón tay nào.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Phím Đàn

Các phím đàn (fret) trên guitar là những dải kim loại được đặt dọc theo fretboard. Phím đầu tiên là dải kim loại gần nhất với đầu (headstock) của cần đàn, và bắt đầu đếm số thứ tự từ đó.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Dây Đàn

Hầu hết mọi người nghĩ rằng dây đàn gần họ nhất, dây dày nhất, là dây đầu tiên của cây đàn guitar, nhưng ngược lại mới chính xác. Dây gần sàn nhà nhất, dây mỏng nhất, là dây đàn đầu tiên. Dây tiếp theo, dây mỏng thứ nhì, là dây thứ hai, và tiếp tục như thế. Chỉ cần lưu ý rằng dây mỏng nhất của cây đàn là dây đầu tiên, và dây dày nhất là dây thứ sáu.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Nếu một người thầy dạy guitar bảo bạn đặt ngón tay của bạn vào phím đầu tiên, bạn sẽ dò đến phím đầu tiên và đặt ngón tay của bạn ngay sau phím đó. Nếu là phím thứ năm trên dây đầu tiên bằng ngón tay đầu tiên, bạn sẽ đặt ngón tay trỏ của bạn đằng sau phím thứ năm trên dây mỏng nhất.

Bạn phải quen với tất cả các hệ thống đánh số trên để có thể đi đến phím đàn bạn cần trên đúng dây và đúng ngón nhanh nhất có thể. Một lần nữa, hãy nhớ rằng hiểu những hệ thống này sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các hướng dẫn học đàn guitar khác nhanh hơn rất nhiều.

Cấu Tạo Của Đàn Guitar

Điều bạn cần biết tiếp theo là về cấu tạo của guitar acoustic và guitar điện. Biết được những bộ phận này thực sự quan trọng, vì bạn cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng với những người chơi guitar khác về nhạc cụ của bạn.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Có hai phần chính trên một cây đàn guitar. Đó là cần đàn (neck) và thân đàn (body). Guitar acoustic và guitar có nhiều bộ phận giống nhau. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt mà tôi sẽ chỉ ra ở đây.

Cần Đàn

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Đầu đàn (headstock): nằm ở cuối của cần đàn, được chia nhỏ thành nhiều bộ phận nữa.

Chốt chỉnh dây (tuning keys): như tên gọi của nó, được dùng để chỉnh cao độ của dây đàn guitar.

Lược đàn (nut): là thanh nhựa màu trắng nằm ở phía dưới đầu đàn. Các dây đàn được đặt vào lược đàn trước khi được buộc vào các khóa dây.

Phím đàn: là các thanh kim loại mảnh đặt dọc theo cần đàn, vuông góc với dây đàn.

Thân Đàn

Các bộ phận còn lại của đàn guitar nằm ở thân đàn, đây là nơi có sự khác biệt giữa đàn acoustic và đàn điện.

Đàn Guitar Acoustic

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Pickguard: là phần nhựa bảo vệ đàn khỏi bị xước khi ta đánh đàn.

Lỗ thoát âm (soundhole): hầu hết đàn guitar acoustic đều có một lỗ thoát âm ở giữa thân đàn, mặc dù một số cây guitar có thể có lỗ thoát âm ở một vị trí khác hoặc thậm chí không có lỗ thoát âm nào cả.

Ngựa đàn (bridge): phần nhựa màu đen ở đầu ngược lại với lược đàn. Khi gảy dây đàn, rung động chạy dọc theo cần đàn từ ngựa đàn đến đầu đàn.

Đàn Guitar Điện

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Pickups: có nhiệm vụ như là cây micro của đàn, thu vào những rung động của dây và đưa chúng vào bộ khuếch đại âm thanh.

Nút chỉnh âm lượng và tông (volume & tone knobs): tiếp theo là các nút điều khiển trên thân đàn guitar điện, đó là nút chỉnh âm lượng và nút chỉnh tông cho âm thanh phát ra từ pickups. Có thể có một, hai, ba, hoặc bốn nút tùy thuộc vào loại guitar điện mà bạn có.

Bộ chuyển pickup: loại điều khiển thứ hai trên guitar điện là bộ chuyển pickup. Hầu hết các cây guitar điện đều có công tắc chuyển 3 chiều, nó quyết định pickup nào đang hoạt động. Nếu bạn kéo công tắc xuống, pickup ở ngựa đàn sẽ hoạt động, làm cây đàn sẽ có giọng cao hơn (treble tone) vì gần với cuối dây. Nếu để công tắc ở giữa, cả hai pickup đều sẽ hoạt động, ta sẽ có giọng trung (medium tone). Và nếu kéo công tắc lên, pickup ở cần đàn hoạt động, cây đàn sẽ có giọng trầm.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Cách Gọi Tên Dây Đàn Guitar

Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn gọi tên các dây mở trên đàn guitar. Khi mới học chơi guitar, tôi đã né tránh việc này trong một thời gian dài bởi vì tôi không có cách nào để nhớ được đủ tên các dây đàn. Đây là một bài học quan trọng bởi vì bạn sẽ sớm phải chỉnh dây đàn guitar của mình, và cũng bởi vì bạn cần phải biết nó để bắt đầu học nốt nhạc trên các phím đàn.

Hướng Dẫn Đánh Số Dây Đàn

Đầu tiên hãy cùng tôi nhớ lại nhanh hệ thống đánh số trên dây đàn guitar. Dây đầu tiên là dây mỏng nhất, và dây cuối cùng, dây thứ sáu, là dây dày nhất.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Tên Gọi Các Dây Đàn

Tên của dây dày nhất, dây thứ sáu, là Mi (E). Tiếp xuống dưới, dây thứ năm là La (A), thứ tư là Rê (D), thứ ba là Sol (G), thứ hai là Si (B), và dây đầu tiên cũng là Mi (E).

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng không có cách nào để có thể nhớ hết tên tất cả các dây, đó cũng là những gì tôi nghĩ khi mới bắt đầu học guitar. Một cách có thể giúp bạn ghi nhớ dễ dàng là 2 dây ngoài cùng đều là dây Mi (E), vì vậy bạn chỉ phải nhớ tên của 4 dây đàn bên trong.

Ghi nhớ được tên của các dây đàn guitar sẽ rất hữu ích cho các bài học trong tương lai, đặc biệt là khi học cách làm thế nào để chỉnh dây đàn guitar, sẽ có trong phần 2 của Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản này.

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Đến đây là bạn đã đi được một nửa quãng đường của Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản rồi. Lời khuyên của tôi là hãy tạm dừng tại đây, dành ra 10 phút để ôn lại và thực hành những bài học ở trên, và nếu bạn đã sẵn sàng, tới ngay Phần 2 của Hướng Dẫn Học Đàn Guitar Cơ Bản: Các Bài Học Cho Người Mới Bắt Đầu nào!!!

Và nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ học đánh đàn guitar của mình, bạn có thể đăng kí học guitar với các giáo viên của Học Gì Đây? ngay hôm nay. Hệ thống của chúng tôi sẽ mang tới cho bạn các giáo viên gần nhà bạn nhất, với mức học phí và lịch học phù hợp với nhu cầu của bạn. Và quan trọng hơn, tất cả đều rất thân thiện và có kinh nghiệm giảng dạy guitar cơ bản cho người mới bắt đầu.

Học đàn Guitar cơ bản với giáo viên bạn thích nhất!

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Trần Điền, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Hướng dẫn học guitar cho người chưa biết gì

Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

TÌM THÊM GIÁO VIÊN Guitar