Hướng dẫn làm báo cáo thuế trên phần mềm 3.3.5

Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội. Hàng tháng kế toán viên phải làm báo cáo thuế, vậy báo cáo thuế hàng tháng cần những giấy tờ, thủ tục gì và quy trình như thế nào. Hãy cùng Phần mềm kế toán Easybooks tìm hiểu chi tiết ngay tại bài chia sẻ dưới đây!

Hướng dẫn làm báo cáo thuế trên phần mềm 3.3.5

1. Các loại thuế hàng tháng doanh nghiệp phải nộp

Ngoài kỳ báo cáo bất thường, thì báo cáo thuế hàng tháng gồm các loại thuế phát sinh và giấy tờ cần có trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm có:

1.1 Thuế giá trị gia tăng

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ các giấy tờ cần có:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT
  • Kèm theo các phụ lục khác nếu có

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp các giấy tờ cần có:

  • Trực tiếp trên GTGT: tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT
  • Trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT

\>>>> Có thể bạn chưa biết: Những điều kế toán nên biết về thuế GTGT

1.2 Thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn làm báo cáo thuế trên phần mềm 3.3.5

Các báo cáo thuế nộp hàng tháng:

  • Tờ khai thuế TNCN mẫu số 02/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả tiền lương)
  • Tờ khai thuế TNCN mẫu số 03/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán,…)

Lưu ý: Trong tháng phát sinh số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp> 50.000.000 thì kê khai theo tháng, không có phát sinh thì không phải nộp tờ khai.

  • Ngoài ra còn các báo cáo thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN và tờ khai thuế TNCN mẫu 03/KK-TNCN hoặc tờ khai mẫu 01/KK- TNCN và 01/KK-XS áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh phù hợp.
  • Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB, kèm theo bảng kê hàng hóa và đơn hàng bán đươc vào mẫu 01-1/ TTĐB và bảng kê thuế được khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB nếu có
  • Khai thuế tài nguyên và thuế môi trường với cơ quna thuế theo mẫu 01- TAIN và mẫu 01/TBVMT.

Thời hạn nộp báo cáo thuế hàng tháng là trước ngày thứ 20 của tháng tiếp theo, kế toán viên phải tuyệt đối lưu ý không nên trê ỳ việc nộp muộn báo cáo thuế sẽ bị phạt hành chính và bị cơ quan thuế cho vào danh sách đen rất phiền phức.

\>>> Tìm hiểu ngay: Những điều cần biết về Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

2. Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế

Nộp chậm tờ khai thuế khiến cho doanh nghiệp bị xử phạt từ hình thức cảnh cáo đến 3.500.000 đồng, cụ thể mức xử phạt đối với các loại tờ khai thuế GTGT, TNCN, lệ phí môn bài và các loại báo cáo năm:

  • Nộp chậm từ 1 – 5 ngày nếu có tình tiết giảm nhẹ bạn sẽ bị phạt với hình thức cảnh cáo
  • Nộp chậm từ 1 – 10 ngày phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ xử phát tổi thiểu không được thấp hơn 400 nghìn (nếu có tình tiết tăng nặng mức xử phạt không quá 1 triệu)
  • Nộp chậm từ 10 – 20 ngày, phạt tiền 1.400.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ mức xử phạt tối thiểu là 800.000 đồng, có tình tiết tăng nặng phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.
  • Nộp chậm từ 20 – 30 ngày, phạt tiền 2.800.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ mức xử phạt tối thiểu là 1.600.000 đồng, có tình tiết tăng nặng phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng.
  • Nếu nộp chậm từ trên 40 ngày đến 90 ngày, nộp chậm trên 90 ngày không có phát sinh số thuế phải nộp, không nộp hồ sơ khai thuế trong trường hợp không có số thuế cần nộp và thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì sẽ bị phạt 3.500.000 đồng.

Theo đó, mức xử phạt cho hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế không hề nhẹ. Do vậy, người nộp thuế cần hết sức lưu ý để thực hiện theo đúng thời hạn quy định

Hướng dẫn làm báo cáo thuế trên phần mềm 3.3.5

Trừ tháng 1, tháng 2 và tháng 3 có sự khác biệt về cách làm báo cáo thuế, các tháng còn lại, kế toán có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

3.1 Kỳ báo cáo thuế tháng 1

Kỳ khai thuế 12 tháng bao gồm: Khai thuế GTGT, khai thuế TNCN thường xuyên, khai thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), khai thuế tài nguyên.

Hồ sơ khai thuế bao gồm:

Thuế GTGT: Tờ khai theo mẫu 01/GTGT

Bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT, bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT, bản giải trình kê khai bổ sung và điều chỉnh (nếu có) theo mẫu 01-KHBS, bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng (nếu có) theo mẫu 01- 4A/GTGT và bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Cần làm tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu 01/TTĐB, bảng kê hóa đơn bán các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu 01-1/TTĐB, bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu 01-2/TTĐB.

Thuế tài nguyên (nếu có)

+ Làm tờ khai theo mẫu 01/TAIN hoặc mẫu 02/TAIN.

  • Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên

+ Tờ khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn theo mẫu số 01/TNCN, mẫu 02/TNCN (nếu khấu trừ 10%), mẫu 03/TNCN (nếu khấu trừ 25%)

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của Quý IV năm trước
  • Kê khai, nộp thuế TNDN tạm tính của quý IV năm trước (chỉ cần nộp tiền thuế)

Các loại thuế cần kê khai, nộp theo năm: Thuế môn bài (Trường hợp doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh không thay đổi so với năm trước thì không cần nộp), thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp (nếu có).

Hồ sơ kê khai bao gồm:

  • Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI
  • Tờ khai thuế nhà, đất theo mẫu 01/NĐAT
  • Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu 01/SDNN.

Hướng dẫn làm báo cáo thuế trên phần mềm 3.3.5

3.2 Kỳ báo cáo thuế tháng 2

Thực hiện kê khai thuế của tháng 1 với các loại thuế sau:

  • Thuế GTGT
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
  • Thuế tài nguyên (nếu có)
  • Thuế TNCN thường xuyên

Hồ sơ kê khai thuế sẽ bao gồm chứng từ, tờ khai và thực hiện giống như hồ sơ khai thuế kỳ thuế tháng 12 năm trước. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai và nộp thuế: Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng 2. Ngoài ra còn phải làm báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn của năm trước theo mẫu BC-29/HĐ, ban hành kèm theo Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC. Thời gian nộp chậm nhất trước ngày 25/02.

3.3 Kỳ báo cáo thuế tháng 3

Thực hiện kê khai kỳ thuế tháng 2 theo hồ sơ khai thuế kỳ thuế tháng 1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng 3.

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của Quý 1 năm nay theo biểu mẫu trong phần mềm HTKK 3.2.4. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng 4.
  • Thuế GTGT năm tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT (với doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ)
  • Thuế TNDN
  • Thuế TNCN thường xuyên
  • Thuế Tài nguyên nếu có
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26-AC)

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải quyết toán thuế của năm trước bao gồm:

  • Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, tờ khai theo mẫu số 04/GTGT.
  • Thuế TNDN tờ khai theo mẫu 03/TNDN, báo cáo tài chính năm, phụ lục kèm theo tờ khai tùy theo thực tế phát sinh của DN.
  • Thuế TNCN
  • Thuế tài nguyên theo mẫu 03/TAIN

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế và nộp thuế năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ 31/12.

3.4 Báo cáo thuế của các tháng còn lại

  • Kỳ khai thuế tháng phát sinh trước các chứng từ, hóa đơn, báo cáo giống các tháng 1,2,3
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý này, kê khai nộp trước ngày 20 của quý sau
  • Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý này sẽ kê khai và nộp trước ngày 30 của quý sau.

\>>>> Xem ngay: Hướng dẫn nộp tờ khai thuế online

Những điều cần lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng

  • Sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thứ tự và theo quy trình ngày tháng
  • Khi hạch toán lên phần mềm kế toán , phải phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, dụng cụ công cụ
  • Khi lưu trữ hóa đơn, chứng từ nên photo thêm vài bản tránh bị mất không đối chứng
  • Cẩn thận kê khai hàng tháng và có kiểm tra lại
  • Hàng tháng nên hạch toán vào phần mềm kế toán và chỉnh sửa trước khi đưa ra dữ liệu và nộp tờ khai
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản trong cân đối kế toán
  • Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN, từ đó tạo bút toán xử ký chênh lệch thuế TNDN và kết chuyển lại mới lập Báo cáo tài chính
  • Hàng tháng nên cân đối mọi vấn đề như :thuế, chi phí, lợi nhuận…để cuối năm không vất vả trong lập BCTC.

Trên đây, EasyBooks đã hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng. Hy vọng thông tin này hữu ích tới Quý bạn đọc. Chúc bạn đi làm gặp nhiều may mắn trong công việc.

Để nhận tư vấn MIỄN PHÍ Phần mềm kế toán EasyBooks, anh/chị vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn sẵn sàng phục vụ anh chị kể cả ngày lễ Tết.

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.