Hướng dẫn tập sếu đầu đỏ Navigational năm 2024

Sau Hội thảo “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức ngày 28/9/2016 tại thành phố Cao Lãnh nơi có di tích lịch sử - văn hóa quốc gia mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) với Đồng Tháp trước đây, tôi có đôi lần thoáng qua, nay thì được mục sở thị lâu hơn về không gian, cảnh quan và con người Đồng Tháp.

Hướng dẫn tập sếu đầu đỏ	Navigational năm 2024

Ấn tượng nhất là hình ảnh bông sen Tháp Mười ngay trên các trục đường phố chính của thành phố Cao Lãnh, trung tâm tỉnh lỵ Đồng Tháp, trồng rất nhiều sen, từ thuở xa xưa, khi còn học phổ thông bài ca dao thuở nào vẫn là:

“ Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Đồng Tháp Mười xa xôi trong ca dao ngày ấy thì chiều nay, hiện hữu trong tôi với mênh mang sông nước, kênh rạch, bạt ngàn những cánh Tràm xanh, xa mù tít tắp đường chân trời. Bầu trời nhạt nhòa mùa nước nổi, xanh xanh bạt ngàn cánh rừng Tràm với nhiều kênh rạch. Đồng Tháp Mười với những cánh đồng bông sen, bông súng nở trắng, hồng cả một vùng rộng lớn.

Chiếc xuồng nhỏ được làm bằng nhựa composite thanh mảnh, với dàn mái che là những tấm thu năng lượng để tạo thành điện năng, chuyển vào bình ắc-quy làm cho xuồng. Di chuyển trên kênh rạch của vùng du lịch sinh thái Tràm Chim thuộc địa danh ấp Cam Hiệp, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông một trong những địa danh nổi tiếng của Đồng Tháp Mười. Thuyền có 10 ghế ngồi cũng được làm bằng nhựa, gắn chặt vào lòng thuyền, anh em chúng tôi gồm 7 người, trong đó 3 là khách từ phương xa đến (Huế, Đắk Lắk và Phú Yên) còn lại 4 anh chị em là người Đồng Tháp. Những người bạn mới gặp lần đầu mà sao thân thương, dễ mến, cởi mở cảm giác của tôi thật gần gũi. Cảm ơn tấm lòng thành bạn bè Đồng Tháp để chúng tôi có được chuyến thăm thú vị trên kênh rạch Tràm Chim. Cô hướng dẫn viên xinh đẹp, duyên dáng với chiếc áo bà ba màu hoàng yến, khăn rằn, nón lá rất Nam bộ, tuổi chừng đôi mươi, có cái tên cũng rất đẹp Trần Thị Bảo Phương.

Con thuyền nhẹ lướt êm trôi trên dòng kênh xanh hiền hòa, hai bên dòng kênh là những cánh rừng tràm có hàng trăm năm tuổi, lặng lẽ thuyền trôi trong không gian tĩnh lặng yên ả thanh bình của buổi chiều tà mùa nước nổi ở đồng bằng Nam bộ. Nói về các loài thực vật thì vô cùng phong phú, kể về cây tràm loại cây mọc chính vùng sông nước nơi đây cũng có hàng trăm loại rồi! Bông Điên điển, một loại cây mảnh mai, bông vàng vượt mặt nước khoe sắc màu tươi tắn, bông Điên diển còn là món ẩm thực “khoái khẩu” của người Nam bộ để đãi khách cùng với các món bông sen, bông súng…vv. Nói về cây lúa nơi đây cũng nhiều loại, đặc biệt lần đầu tôi được nghe cô hướng dẫn viên du lịch nói về “lúa ma” một loại lúa gặt vào ban đêm, mọc tự nhiên, không ai trồng, cấy, hạt gạo ăn rất ngon, mỗi cây chỉ có 1 hạt lúa và chỉ có mùa nước nổi ở nơi đồng bằng Tam Nông này mới có. Thật bất ngờ khi được nghe giới thiệu về Tràm Chim của vùng đất Phú Hiệp, Tràm Chim Đồng Tháp là địa danh du lịch thiên thiên thuộc vùng sinh quyển quốc gia đa dạng về chủng loại và các loài động vật quý hiếm.

Theo thống kê của Ban quản lý du lịch Tràm Chim, nơi đây hiện có 231 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm được đưa vào sách Đỏ thế giới, đặc biệt như Sếu đầu đỏ, mỗi con Sếu loại này có chiều cao 1,7m, cân nặng từ 8-10 kg. Sếu đầu đỏ thường được hội tụ ở Tràm Chim vào mùa nước nổi (từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm) hiện tại có khoảng 125 cá thể Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim này. Sếu đầu đỏ thuộc loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn giữ gìn. Nơi đây có rất nhiều loài cò, đặc biệt là loài cò trắng, cò vàng (cò mỏ vàng), còn cò trắng thì lại có mỏ đen. Đồng Tháp Mười mênh mông xa tít càng tăng thêm vẻ thanh bình, yên tĩnh. Các loài chim quý hiếm khác, phải kể thêm ra đây khi chỉ có vùng Đồng Tháp Mười này mới có: Đại bàng chân xám, Sếu cổ trụi, Ngan cánh trắng, Bồ nông chân xám vv... Nhiều loài chim quý hiếm với tôi chỉ được nhìn qua tranh, ảnh, sách báo, giờ đây hiện hữu trước mắt mình vùng Tràm chim Đồng Tháp Mười nơi mà tôi đang chiêm ngưỡng vào một ngày sắp cuối thu, vùng đất lục tỉnh trù phú, mênh mông sông nước. Ngoài những cánh rừng nguyên sinh (Rừng tràm) có hàng trăm năm tuổi, thì hằng năm do biến động của thời gian và tác động của con người, Ban quản lý di tích Tràm Chim vẫn phải trồng thêm nhiều cánh rừng tràm, bổ sung thêm vào làm cho thiên nhiên nơi đây ngày càng phong phú. Những thảm tràm có 20-30 năm tuổi nhưng lá vẫn xanh tươi, rễ bám sâu vào sình lầy tạo bề đệm mặt đất để nuôi dưỡng những thân Tràm vô tình đã thu hút những đàn cò tụ tập về đây tạo nên khoảng không tinh khôi bởi những màu trắng của cò màu trắng tạo nên bức tranh thiên nhiên huyền ảo trong buổi chiều hoàng hôn đang về...

Chiều, trên kênh rạch ở Đồng Tháp thật yên ả, cả vùng Tràm Chim này rộng trên 7.000 ha, được chia thành 5 khu (ký hiệu từ A1 đến A5). Con kênh chiều nay tôi đi dài chừng 12km bạt ngàn màu xanh giữa hương Tràm và hương sen thơm ngát dọc hai bên bờ kênh. Có những kênh dài đến 23km, càng đi sâu vào vùng trung tâm Tràm Chim cảm giác mênh mang, bát ngát với những cây tràm cổ thụ trong tôi dấy lên niềm lâng lâng hãnh diện về quê hương đất Việt Nam nói chung và càng yêu quý vùng đất Đồng Tháp Mười hơn.

Cảm nhận về một vùng đất mênh mang, bất tận với màu xanh xa tít tận chân trời trong buổi chiều hoàng hôn đang về. Càng nghĩ đến đất nước đẹp, giàu của chúng ta. Cho nên môi trường thiên nhiên, cảnh quan nơi đây rất cần được bảo tồn, phát huy, giới thiệu, quảng bá đến cộng đồng. Tôi-Bạn-Chúng ta hãy một lần đến với Tràm Chim – Tam Nông – Đồng Tháp để tận hưởng giá trị của một vùng sinh quyển trong sạch, thư thái và yên lành.

Tôi tự dặn với lòng mình là sẽ quay lại nơi đây, bởi lẽ ngoài thiên nhiên cảnh quan Tràm Chim-Đồng Tháp, còn có những người bạn tuy mới gặp lần đầu nhưng con người ở đây luôn thể hiện tính mến khách chân thành và cởi mở.

Chia tay Đồng Tháp Mười, chia tay Tràm Chim… trong tôi vẫn mênh mang về một vùng đất tràn đầy nhựa sống.