Hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ CÔNG TÁC “PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SÔNG VĂN HÓA”...

   Năm 2000 thực hiện sự chỉ đạo của TƯ, tỉnh Kon Tum thống nhất các phong trào “Người tốt, việc tốt”; “Uống nước nhớ nguồn”; “ Đền ơn, đáp nghĩa”; “Cuộc vận động TD ĐKXD ĐSVH, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa…” thành Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Ngày 12/7/2000 Thường trực Tỉnh ủy khóa XI ra Quyết định số 613/QĐ-TU thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh do đồng chí Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng Ban với các thành viên là UBMTTQ tỉnh, các ngành, đoàn thể liên quan, lực lượng vũ trang trong tỉnh. Ngày 15/8/2000 tỉnh tổ chức lễ phát động thực hiện Phong trào trên địa bàn toàn tỉnh đồng thời thông qua Kế hoạch triển khai cuộc vận động đến các thôn, làng. BCĐ tỉnh qua các năm đã được kiện toàn cũng cố, ngày 18/10/2013 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 794/QĐ-UBND về việc kiện toàn BCĐ Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Kon Tum và ban hành Qui chế hoạt động, ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 20/1/2012 về thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015 và định hướng đêna năm 2020.

   Qua 17 năm triển khai, Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh đã từng bước được cũng cố, ngày càng đi vào nề nếp, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2017, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn được tiếp tục được quan tâm đi vào chiều sâu, toàn tỉnh có 91.688 hộ được xét công nhận Gia đình văn hóa đạt tỉ lệ 72%, 609/874  khu dân cư đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa đạt tỷ lệ 70%, 479/848 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ 56%. Việc phát động tổ chức phong trào, đăng ký, kiểm tra công nhận các danh hiệu văn hóa bình xét các danh hiệu văn hóa về cơ bản đã thực hiện theo các văn bản Quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh, các văn bản hướng dẩn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành, đoàn thể liên quan.

   Phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được phát động hằng năm vàđã có bước phát triển mạnh mẽ, tập luyện bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường đạt chuẩn văn minh đô thị đã được phát động triển khai từ năm 2014.Đến nay, các xã, phường, thị trấn hầu hết đều đăng ký và tích cực triển khai các giải pháp xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, phường đạt chuẩn văn minh đô thị.Các tiêu chí văn hóa nông thôn mới là căn cứ để các địa phương chỉ đạo, thực hiện các tiêu chí văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí về phát triển văn hóa nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

   Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Phong trào là công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã được các địa phương quan tâm thường xuyện, nhất là việc đầu tư,củng cố, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết chế văn hóa các cấp. Tính đến cuối năm 2017Toàn tỉnh có 6 huyện và 43 xã, phường thị trấn có Nhà văn hóa Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

   Công tác xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật đạt được những  kết quả nổi bật nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Việc cưới ngày càng được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương, truyền thống của dân tộc. Việc tổ chức tang lễ đối với CBCC, nhân dân trong toàn tỉnh hầu hết đều thực hiện tốt theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 8/8/2016 của UBND tỉnh v/v ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ công chức, viên chức và Bà mẹ VNAH khi từ trần trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

   Công tác quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum được triển khai một cách kịp thời, được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Công tác truyền thông được triển khai phát huy được hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực đối với các tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức các hoạt động lễ hội đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, đáp ứng nhu cầu về văn hóa trong cộng đồng dân cư, có tác dụng động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“ ở địa phương.

   Nhìn chung, trong những năm qua, Phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội địa phương. Các huyện, thành phố đã có nhiều nổ lực trong triển khai Phong trào, đã kiện toàn BCĐ, thành lập Văn phòng Thường trực; xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động để thực hiện Phong trào “TDĐKXDĐSVH”, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Việc bình xét danh hiệu gia đình văn hóa được thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL và Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL và theo hướng dẫn số 1137/HD-SVHTTDL ngày 28/12/2011; hướng dẫn số 1289/HD-SVHTTDL ngày 16/10/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

   Chất lượng của các GĐVH ngày càng được nâng cao, một số địa phương đã rất chú trọng đến chất lượng GĐVH. Việc bình xét các GĐVH tiêu biểu hàng năm tạo nên khí thế thi đua trong phong trào. Một số địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Các địa phương đã quan tâm đến việc từng bước xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, nhà rông, quan tâm vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Phong trào hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở từng bước được quan tâm. Công tác xã hội hóa thể dục thể thao từng bước có hiệu quả như: Các doanh nghiệp đầu tư mở các sân bóng đá mini cỏ nhân tạo; tài trợ cho các giải thể thao. Phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng ngày càng được người dân tham gia hưởng ứng. Các môn thể thao dân tộc, các phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển.

   Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế; Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào chưa được quan tâm  thường xuyên, còn thiếu các giải pháp cụ thể.

   Một số địa phương công tác vận động đăng ký, công tác kiểm tra công nhận các danh hiêu văn hóa chưa thực hiện đúng theo quy định, còn chạy theo thành tích, đánh giá chưa đúng thực chất. công tác xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa ít có những nhân tố mới, cách làm hay, có những địa phương tỷ lệ khu dân cư văn hóa cao nhưng không đồng đều. Hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào "TDĐKXDĐSVH" ở một số huyện chưa thường xuyên, sâu sát, chậm phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn chỉ đạo, chưa có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy phong trào. Việc xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị mới được phát động đăng ký trong năm 2014 nhưng đến nay hầu hết các địa phương chưa đạt theo tiêu chuẩn, tại một số xã việc công nhận xã nông thôn mới tiêu chí số16 và tiêu chí số 6 chưa thực sự vững chắc cần phải nỗ lực giữ vững.

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên tập trung vào các nguyên nhân sau: Về chủ quan phải nói rằng nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Phong trào ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa cao. Sự quan tâm chỉ đạo thực hiện phong trào của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban Chỉ đạo một số huyện chưa được thường xuyên và đúng mức. Cơ quan tham mưu chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đối với BCĐ. Thiếu nghiên cứu văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện Phong trào của cấp trên dẫn đến sai sót trong tổ chức thực hiện và đánh giá phong trào. Công tác bố trí và sử dụng cán bộ địa phương còn nhiều bất cập. Sự phối hợp của các đoàn thể chính trị - xã hội tại các huyện, thành phố đến xã, phường chưa chặt chẽ và đồng bộ. Về khách quan một số quy định của Nhà nước về thực hiện Phong trào chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Phong trào ngày càng bao quát nhiều tiêu chí, nhưng đội ngũ cán bộ phụ trách phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thường xuyên thay đổi nên việc tổ chức triển khai thực hiện các tiêu chí của phong trào luôn gặp khó khăn.

   Năm 2018, tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào trên địa bàn tỉnh với các chỉ tiêu cụ thể là: Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận là "Gia đình văn hóa": 74/% tăng 1 % so với năm 2017; Tỷ lệ khu dân cư được công nhận là "Khu dân cư văn hóa" giữ vững 75/% ; Tỷ lệ người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở: 25% tăng 4% so với năm 2017;Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa: 45% tăng 3% so với năm 2017; Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa: 68% tăng 12% so với năm 2017.

   Để đạt được kết quả nêu trên, ngoài việc phấn đấu đạt chỉ tiêu, việc đánh giá kết quả Phong trào một cách thực chất là vấn đề đang được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Vì vậy trong năm 2018 và những năm tiếp theo, Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp cần quan tâm thực hiện những nhiệm vụ giải pháp sau:

   Tăng cường sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và Mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo các cấp, sự tích cực, chủ động của các thành viên Ban Chỉ đạo; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp. Thường xuyên rà soát, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo, thực hiện nghiêm quy chế hoạt động, thực hiện tốt việc phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, tổ chức họp Ban Chỉ đạo theo đúng thời gian quy định; rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến. Thực hiện nghiêm túc, công khai minh bạch quy trình bình xét các danh hiệu văn hóa, Thực hiện công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa đúng trình tự, khách quan đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai. Hàng năm, tiến hành sơ kết, biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến; chấn chỉnh, xử lý những cơ quan, địa phương, đơn vị còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, vi phạm quy trình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa. Duy trì, nâng cao về chất lượng các hộ gia đình, thôn, làng, tổ dân phố , cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đã được công nhận danh đạt chuẩn văn hóa. Quan tâm củng cố lực lượng nòng cốt công tác xây dựng phong trào “TDĐKXDĐSVH” các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Duy trì và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giúp cơ sở khắc phục những thiếu sót, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những hạn chế nhằm tránh sự chồng chéo và thiếu đồng bộ,  thực hiện các biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng, đảm bảo phát triển tỉ lệ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa tại các khu vực người đồng bào DTTS.

XUÂN NHẬT

TRƯỞNG PHÒNG XDNSVH&GĐ