Hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Thực hiện Công văn số 13/CV-BCĐ ngày 28/10/2021 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở về việc báo cáo kết quả xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở và công tác Dân vận năm 2021. Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai và đạt được kết quả như sau:

Công tác chỉ đạo triển khai

- Công tác quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở:

+ Thông qua các cuộc họp cơ quan, họp giao ban hàng tuần, Chi ủy Chi bộ và lãnh đạo cơ quan đã phối hợp tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan và toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLĐ) cơ quan về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương; các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; các chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền cơ quan, đơn vị. Các văn bản phổ biến gồm: Kết luận 120-KL/TW, ngày 07-01-2016 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Hướng dẫn 01/HD/BDVTW, ngày 16-3-2021 của Ban Dân vận Trương ương về một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021.

+ Tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo tinh thần Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị; Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

- Công tác ban hành văn bản triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở:

Chi bộ đã ban hành: Quyết định số 03-QĐ/CB ngày 17/11/2020 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, theo đó phân công các đảng viên là công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị tham gia thành viên Ban Chỉ đạo để tham mưu giúp chi bộ và thủ trưởng cơ quan tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chương trình số 06-CTr/CB-BCĐ ngày 03/3/2021 về Chương trình công tác năm 2021 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để làm cơ sở thực hiện; Kế hoạch số 05-KH/CB ngày 26/02/2021 về xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh năm 2021; Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Trong năm 2021, chi bộ đã tổ chức kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở  tại cơ quan Sở KH&CN và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Dịch vụ KH&CN (đơn vị trực thuộc Sở). Kết quả kiểm tra xác định: Sở và đơn vị trực thuộc Sở đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định.

Các tổ chức đoàn thể (Chi bộ, Công đoàn cơ sở, Chi đoàn) đã có những đóng góp tích cực trong công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong cơ quan. Các phòng, bộ phận, tổ chức đoàn thể của sở đã bám sát Quy chế dân chủ ở cơ sở để phân công nhiệm vụ, xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của các tổ chức đoàn thể. Qua đó, toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong cơ quan được phát huy quyền làm chủ, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong cơ quan.

Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Sở Khoa học và Công nghệ được kiện toàn (tại Quyết định số: 03-QĐ/CB ngày 17/11/2020 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở), theo đó đồng chí Bí thư Chi bộ - Phó Giám đốc Sở giữ cương vị trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng với các thành viên Ban chỉ đạo là các đồng chí Phó Giám đốc Sở, lãnh đạo các phòng, bộ phận duy trì kỷ cương làm việc, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong cơ quan.

Kết quả đạt được trong năm 2021

Về công tác triển khai thực hiện “Năm đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” theo Hướng dẫn 01-HD/BDVTW ngày 16-3-2021 của Ban Dân vận Trung ương.

Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nêu cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên trong thực hành dân chủ. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp dân; tăng cường tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tiếp nhận và giải quyết, dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tạo điều kiện để CCVCNLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia góp ý, phản ảnh những điểm còn chưa hợp lí trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo sở, những nội dung còn chưa hợp lí trong các nội quy, quy chế của cơ quan để đề xuất, kiến nghị bổ sung cho phù hợp.

Thực hiện công khai về chủ trương, chính sách, công khai tài chính về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Tạo điều kiện cho công chức và người lao động kiểm tra giám sát phòng chống tham nhũng.

Kiên quyết phê phán, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật, đạo đức xã hội. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ hoặc vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Tổ chức kiểm tra nội bộ tại các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021 về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở (Quyết định số 94/QĐ-SKHCN ngày 15/7/2021 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc thành lập Tổ kiểm tra nội bộ tại các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021). Qua kiểm tra xác định: Sở và đơn vị trực thuộc Sở đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định.

Về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp các đoàn thể trong cơ quan triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ quan, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Thực hiện công khai, dân chủ trong nội bộ cơ quan và trong mối quan hệ với nhân dân. Những nội dung công khai, minh bạch của Sở Khoa học và Công nghệ hàng được niêm yết tại trụ sở cơ quan và gửi qua iOfice tới toàn thể cán bộ, công chức, người lao động biết, gồm: việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum; phê duyệt cung cấp, nâng cấp 27 dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 tại Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 28/8/2021 về  Phê duyệt, nâng cấp, bãi bỏ danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thực hiện trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2021. Qua đó, đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính ngành Khoa học và Công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời thực hiện tốt việc công khai thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định như: niêm yết công khai bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở tại cơ quan Sở và đơn vị trực thuộc; đăng tải trên Website của Sở theo đúng quy định. Thực hiện giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của các tổ chức và công dân đến giải quyết công việc.

Tổ chức quán triệt đầy đủ đến CCVCNLĐ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tổ chức triển khai Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã nâng cao trách nhiệm của CCVCNLĐ trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đưa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan.

Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

- Việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức: gắn việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, ngay từ đầu năm, thủ trưởng cơ quan đã phối hợp với công đoàn tổ chức Hội nghị CCVC theo đúng nội dung, quy trình, trách nhiệm theo quy định. Thông qua Hội nghị đã lấy ý kiến tham gia của CCVCNLĐ đối với các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác của ngành; báo cáo tổng kết hoạt động của ngành và kế hoạch công tác năm tiếp theo. Thủ trưởng đơn vị đã tiếp thu, giải đáp các ý kiến đóng góp, kiến nghị của CCVCNLĐ; bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CCVCNLĐ trong cơ quan; kịp thời sửa đổi, bổ sung cũng như xây dựng mới các quy chế, quy định trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với CCVCNLĐ như quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,… Qua đó, mỗi CCVCNLĐ đã nêu cao trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp ý kiến của mình đối với các công việc chung của Sở trước khi lãnh đạo Sở quyết định.

Những việc CCVCNLĐ giám sát, kiểm tra được thông qua Ban thanh tra nhân dân; Hội nghị công chức viên chức; kiểm điểm phê bình và tự phê bình. Ban Thanh tra nhân dân đã tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; theo dõi việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản, việc thực hiện quy chế làm việc và các chế độ, chính sách đối với CCVCNLĐ; giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của CCVCNLĐ theo quy định.

Thực hiện tốt QCDC tại Sở và các đơn vị đã có những tác động tích cực đến việc xây dựng cơ quan, đơn vị. Hầu hết CCVCNLĐ luôn có ý thức thực hiện nghiêm quy chế dân chủ; chấp hành sự phân công của lãnh đạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Thông qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở, CCVCNLĐ đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Trong quan hệ giải quyết công việc với công dân, các tổ chức, hầu hết CCVCNLĐ đều thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, có mối quan hệ tốt với công dân, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền; không gây phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo cơ quan và CCVCNLĐ xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Nhờ đó đã thay đổi phong cách công tác, lề lối làm việc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Về kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ CCVC: Ngay từ đầu năm, cơ quan đã tham mưu UBND tỉnh kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Sở từ 04 phòng chuyên môn và 01 đơn vị hành chính trực thuộc Sở thành 05 phòng thuộc Sở, đồng thời sắp xếp, bố trí lại công chức làm nhiệm vụ chuyên môn đảm bảo phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy mới.

- Về cải cách hành chính, công tiếp công dân, đối thoại, giải quyết đơn thư: cơ quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính theo kế hoạch, tổ chức tiếp công dân định kỳ và giải quyết đơn thư (từ đầu năm đến nay, Chi bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ quan không nhận được đơn thư, khiếu nại, tố cáo).

Việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã tạo tiền đề quan trọng để cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường đoàn kết nội bộ; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi CCVCNLĐ trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Phương hướng nhiệm vụ năm 2022

Căn cứ vào Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương của Đảng, Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và chương trình công tác của cấp ủy trong nhiệm kỳ để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Tiếp tục phổ biến, quán triệt thực hiện kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; triển khai sâu rộng nội dung  các văn bản của UBND tỉnh; văn bản hướng dẫn của Sở Tư pháp; Sở Nội vụ và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để các CCVCNLĐ nắm bắt và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật.

- Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan; trưởng các phòng, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có hiệu quả.

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế do Bộ, ngành, địa phương tổ chức.

- Tiếp tục thực hiện tốt việc công khai chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến công việc cơ quan; thực hiện đúng các chế độ chính sách cho CCVCNLĐ theo quy định của Nhà nước; nghiêm túc, dân chủ và bình đẳng trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, tổ chức.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc và văn phòng Sở./.

Nguyễn Thương


Page 2

Hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Các cơ quan có liên quan rà soát, cơ cấu lại đất đai, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Đó là một trong các mục tiêu của Nghị quyết số 23/NQ-CP về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền vừa được Chính phủ ban hành ngày 2/3/2022.

Nghị quyết nêu rõ, khu vực biên giới là một địa bàn trọng yếu, đóng vai trò là “phên dậu” của quốc gia, với đường biên giới trên đất liền trải dài hơn 5.000 km bao gồm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng nên việc phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này rất quan trọng và cần thiết nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của một vùng, một địa phương cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển, góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và các nước khác trong khu vực.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới. Nhờ đó, kinh tế - xã hội khu vực biên giới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Tuy nhiên, với trình độ và cơ hội phát triển chênh lệch, kinh tế - xã hội vùng biên giới còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo, công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung chưa phát triển, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu, thương mại tiểu ngạch vẫn là chủ yếu, hạ tầng thương mại hạn chế,... Do vậy, để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế tại khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế biên giới, cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển để điều chỉnh và có những giải pháp phù hợp với thực tế.

Thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới

Nghị quyết đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: 1- Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới; 2- Huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới; 3- Phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới; 4- Phát triển sản xuất khu vực biên giới; 5- Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.

Các bộ, ngành có liên quan và địa phương có biên giới ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối từ vùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn; trong đó cần thực hiện việc rà soát và xác định rõ đối tượng, địa bàn cụ thể, những công trình thực sự cần thiết, cấp bách, có tính liên kết vùng tại khu vực biên giới để tạo động lực thúc đẩy phát triển, bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, kéo dài và phù hợp chủ trương “kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế; phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương liên quan xây dựng, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo vùng chuyên canh tập trung, có quy mô phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); hướng dẫn thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh, tập trung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, cập nhật bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các khu vực biên giới; giám sát biến động nguồn nước và các hoạt động khác trên khu vực biên giới đất liền, vùng biển, hải đảo giữa Việt Nam với các nước chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các bộ, ngành và địa phương liên quan khai thác, ứng dụng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh biên giới.

Các cơ quan có liên quan rà soát, cơ cấu lại đất đai, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, gắn với chính sách định canh, định cư vùng miền núi, biên giới.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/5-nhiem-vu-giai-phap-trong-tam-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-khu-vuc-bien-gioi-dat-lien-102220302175739515.htm